Thu ngân sách nhà nước dự kiến vượt 10%

Thu ngân sách nhà nước đến ngày 27/12 đạt 1.7450 nghìn tỷ đồng, đạt 104,92% dự toán, dự kiến hết năm thu ngân sách vượt xấp xỉ 10% trong bối cảnh tăng trưởng không đạt mục tiêu đề ra.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thông tin tại Hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành Tài chính diễn ra vào ngày 27/12, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thu ngân sách nhà nước đến ngày 27/12 đạt 1.7450 nghìn tỷ đồng, đạt 104,92% dự toán, dự kiến hết năm thu ngân sách vượt xấp xỉ 10% trong bối cảnh tăng trưởng không đạt mục tiêu đề ra. Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh rằng đây là nỗ lực rất lớn cả ngành Tài chính và các bộ, ngành, địa phương.

Cùng với đó, giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 80% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Quản lý nợ công chặt chẽ, hiệu quả. Kết quả quản lý nợ công là một điểm sáng trong điều hành chính sách tài khoá nói riêng và chính sách vĩ mô nói chung.

Quy mô nợ công đến cuối năm 2023 khoảng 37% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trần 60% Quốc hội đề ra. Nợ Chính phủ khoảng 34% GDP, thấp hơn nhiều so với trần 50%. Mức dư nợ này thấp hơn nhiều so với mức trung bình năm 2023 của các quốc gia có mức xếp hạng tín nhiệm BB là 52,8% GDP và BBB là 54,9% GDP.

Cơ cấu nợ tích cực, dư nợ trong nước tăng lên. Kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu Chính phủ (TPCP) khoảng 12,4-12,5 năm, đảm bảo mục tiêu từ 9-11 năm theo Nghị quyết của Quốc hội. Lãi suất phát hành TPCP được điều hành thận trọng, đảm bảo phối hợp hài hòa với điều hành chính sách tiền tệ. Lãi suất phát hành bình quân cả danh mục TPCP dự kiến năm 2023 khoảng 3,3%/năm, giảm 0,18 điểm phần trăm so với mức năm 2022 trong bối cảnh lãi suất toàn cầu vẫn duy trì xu hướng tăng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Cũng theo Bộ trưởng, điểm sáng là thành công trong điều hành của Bộ Tài chính năm qua đó là công tác chuyển đổi số, hướng tới nền tài chính thông minh; tín nhiệm quốc gia tăng trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới bị đánh tụt hạng. Tổ chức Xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng “Ổn định”.

Năm 2023, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về thuế tối thiểu toàn cầu; Kiểm soát lạm phát, quản lý bội chi ngân sách chặt chẽ, hiệu quả; Phát hiện, bắt giữ thành công nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại, ma túy với số lượng lớn; Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế sâu sắc, toàn diện trong lĩnh vực tài chính; Công tác an sinh xã hội được triển khai thiết thực, hiệu quả…

Về triển khai nhiệm vụ tài chính- ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, năm 2024 dự báo là năm tiếp tục còn nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Ở trong nước, nền kinh tế đã bộc lộ nhiều hạn chế, như sản xuất kinh doanh tăng trưởng thấp, giải ngân chưa đạt kỳ vọng…

Do đó, toàn ngành Tài chính tiếp tục tranh thủ sự chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, kịp thời hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đối với việc triển khai nhiệm vụ thu NSNN, Bộ trưởng lưu ý ngành Tài chính tập trung các giải pháp nhằm tăng thu ngân sách và tập trung vào các ngành, lĩnh vực còn dư địa. Theo đó, tiếp tục triển khai hóa đơn điện tử, kết nối liên thông dữ liệu dân cư, tăng thu qua sàn thương mại điện tử xuyên biến giới. Đồng thời tiếp tục triển khai quay hóa đơn điện tử may mắn, hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền…

Một số lĩnh vực thu tiềm năng được người đứng đầu ngành Tài chính nhắc đến như thu từ chuyển nhượng bất động sản một giá, chống gian lận hoàn thuế, chống phát hành hóa đơn giả, tập trung thu từ sàn giao dịch thương mại điện tử…

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc một lần nữa nhấn mạnh, việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế không chỉ trông chờ vào các chính sách giảm thuế cho doanh nghiệp mà cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như, tháo gỡ về thủ tục pháp lý, tín dụng, nguồn vốn… cho doanh nghiệp.

Đồng thời phải tháo gỡ những nút thắt của nền kinh tế để tăng tổng cầu, thúc đẩy phát triển, như tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư công, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thu hút đầu tư…

“Ngành Tài chính sẽ phối hợp tốt với các bộ, ngành, địa phương, cùng với các đồng chí tháo gỡ tối đa các khó khăn, vướng mắc theo đúng pháp luật, để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước”, người đứng đầu ngành Tài chính nhấn mạnh.

Theo thoidai.com.vn

Đọc tiếp

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

Chuỗi 4 phiên giao dịch dưới mốc 1.200 điểm đã tạm thời được cắt đứt. VN-Index đã xuất hiện một phiên tăng hơn 2% giúp cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, cũng như nhóm đã bắt đáy có được sự nhẹ nhõm trong tâm lý giao dịch.

Chat với BizLIVE