THILOGI đẩy mạnh dịch vụ xuất khẩu sầu riêng chính ngạch qua cảng Chu Lai

Cảng Chu Lai ngày càng phát huy vai trò là cửa ngõ giao thương hàng hóa quan trọng tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, góp phần giải quyết nhu cầu xuất khẩu cho toàn vùng, đặc biệt là nhóm hàng nông sản khi kim ngạch xuất khẩu ngày càng cao.

screenshot-2024-08-27-at-09.54.52.png

Xuất khẩu sầu riêng tăng cao

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nửa đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả của nước ta đạt 3,4 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sầu riêng là mặt hàng trái cây đóng góp chính vào tăng trưởng xuất khẩu với 1,32 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sẽ tiếp tục tăng trong các tháng tới khi vùng trồng lớn nhất cả nước là Tây Nguyên vào vụ thu hoạch (theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam). Đồng thời, giá sầu riêng từ tháng 7 cũng ở mức cao vì Thái Lan đã kết thúc mùa vụ khiến nguồn cung thu hẹp. Trong khi đó, sầu riêng Việt Nam có rất nhiều tiềm năng khi có thể sản xuất quanh năm nhờ làm chủ kỹ thuật canh tác rải vụ, kéo dài thời gian thu hoạch. Đây chính là một lợi thế giúp Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng tươi lớn thứ hai vào Trung Quốc sau chưa đầy 2 năm được mở cửa tại thị trường này.

screenshot-2024-08-27-at-09.55.01.png
THILOGI đẩy mạnh dịch vụ xuất khẩu sầu riêng chính ngạch qua cảng Chu Lai

Hiện nay, sầu riêng chủ yếu được vận chuyển, xuất khẩu bằng đường bộ thông qua các cửa khẩu phía Bắc như: Tân Thanh, Hữu Nghị, Chi Ma (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh)… Tuy nhiên, vào mùa cao điểm, tại các cửa khẩu thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, thời gian vận chuyển kéo dài khiến chất lượng sản phẩm không được được đảm bảo, giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Đây là bài toán khó cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, đặc biệt là các nhóm hàng trái cây có vùng trồng tại khu vực Nam Trung bộ, Trung Trung bộ, Tây Nguyên với khoảng cách vận chuyển xa.

Nhận thấy tiềm năng lớn từ thị trường, Công ty TNHH Giao nhận – Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã đẩy mạnh dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc thông qua cảng biển quốc tế Chu Lai. Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, cảng Chu Lai đang từng bước khẳng định vai trò là cảng chuyên dụng về container lạnh phục vụ xuất khẩu mặt hàng trái cây tươi, giải quyết được bài toán chi phí logistics và gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Quảng cáo

Gia tăng năng lực logistics, phục vụ xuất khẩu sầu riêng

Thời gian qua, THILOGI đã làm việc với các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu mặt hàng sầu riêng tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai… nhằm xác lập nhu cầu, cung cấp giải pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu qua cảng Chu Lai.

Các nhóm giải pháp tập trung vào việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật bảo quản sầu riêng trong quá trình vận chuyển, tiết giảm thời gian, tối ưu chi phí. Đồng thời, cảng Chu Lai cũng tích cực hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục chứng nhận xuất xứ sầu riêng (tiêu chí xuất xứ thuần túy - WO, tiêu chí xuất xứ của nhà sản xuất/ nhà cung cấp nguyên liệu trong nước); đăng ký chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu (tại cảng Chu Lai) và phối hợp kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại các cảng nhập khẩu (cảng Shekou, Xiamen, Nansha, Xinsha, Huangpu - Trung Quốc).

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics quy mô lớn, THILOGI có nhiều lợi thế khi thiết lập được mạng lưới vận tải đối lưu cố định và xuyên suốt; hệ thống kho, trạm depot rộng khắp cả nước; đồng thời có các tuyến vận chuyển kết nối toàn khu vực Tây Nguyên, Nam Lào, Bắc Campuchia theo trục hành lang kinh tế Đông Tây về cảng Chu Lai và xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Bắc Á...

Với hơn 200 xe đầu kéo, hệ thống container lạnh (40, 45 feet) và hệ thống bãi lạnh được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế tại cảng Chu Lai (diện tích hơn 12.500 m2, sức chứa 1.000 container lạnh), THILOGI đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, lưu trữ và tiêu chuẩn bảo quản của khách hàng.

screenshot-2024-08-27-at-09.55.08.png

Ông Bùi Trần Nhân Trí - Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh THILOGI - cho biết: "Chúng tôi tập trung khai thác mô hình vận tải đa phương thức, kết hợp thực hiện trọn gói thủ tục xuất khẩu, kiểm dịch, khai báo hải quan, lưu kho, bảo quản… nhằm tạo sự thuận tiện, tiết kiệm chi phí cho khách hàng; qua đó góp phần nâng cao giá trị sầu riêng Việt Nam xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại sầu riêng chính ngạch đến với các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản..."

Cuối tháng 8/2024, cảng Chu Lai tiếp tục đón thêm các hãng tàu quốc tế mới mở tuyến hàng hải trực tiếp đến cảng, nâng tần suất tàu ngoại lên 4 chuyến/tuần. Qua đó, góp phần ổn định giá cước vận chuyển, đa dạng sự lựa chọn về hãng tàu, giảm chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Tập đoàn GELEX lãi hơn 2.500 tỷ đồng sau 10 tháng, vượt 30% kế hoạch năm

Sau 10 tháng năm 2024, Tập đoàn GELEX ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 26.668 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 2.558 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 83% mục tiêu doanh thu cả năm và vượt 30% kế hoạch lợi nhuận.

Hạ tầng GELEX sắp M&A dự án khu công nghiệp 850 ha tại Bà Rịa - Vũng Tàu GELEX bác bỏ các thông tin sai sự thật lan truyền trên mạng xã hội

Đặt cược vào AI, FPT có chiến lược phát triển mới bám vào 5 từ khoá

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT cho biết, FPT đang có những chiếc lược phát triển mới, bám chắc vào 5 từ khóa AI - BÁN - XE - SỐ - XANH (AI, Bán dẫn, Công nghệ ô tô, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh).

Lãi ròng quý III của FPT cao kỷ lục trong một quý FPT Software vừa ký một hợp đồng 225 triệu USD bằng doanh số của một năm, lãnh đạo khẳng định mục tiêu lợi nhuận tỷ đô không còn xa

Vì sao Bách Hoá Xanh lại chần chừ trong quyết định Bắc tiến?

Chia sẻ mới nhất về kế hoạch Bắc tiến của chuỗi bán lẻ Bách Hóa Xanh, lãnh đạo Thế Giới Di Động cho biết, đang cân nhắc mở cửa hàng thử nghiệm ở một tỉnh phía Bắc, nhưng điều này vẫn chưa được quyết.

Bắc có Winmart, Nam có Bách Hoá Xanh, cuộc đấu ngành bán lẻ ngày càng gay cấn MWG báo quý III hơn 800 tỷ đồng, sau Bách Hóa Xanh đến lượt EraBlue "đem tiền về cho mẹ"

Vingroup, Thế Giới Di Động hé lộ kế hoạch thưởng Tết cho nhân viên

"Ông lớn” bán lẻ Thế Giới Di Động dự kiến chi gần 1.700 tỷ đồng thưởng Tết Ất Tỵ cho nhân viên, trong khi ban lãnh đạo Vingroup cũng quyết định bổ sung 200 tỷ đồng vào ngân sách phúc lợi dành riêng cho các hoạt động nhân dịp Tết Nguyên đán cho tất cả các công ty thành viên.

Chuyện thưởng Tết của doanh nghiệp địa ốc: Tháng lương 13 trở thành “xa xỉ” Doanh nghiệp có phải công khai quy chế thưởng Tết?

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC Faros bất ngờ bổ nhiệm Tổng Giám đốc FLC đề xuất xây khu nghỉ dưỡng, sân golf tổng vốn 20.000 tỷ đồng ở Quảng Trị

Cổ phiếu Samsung hướng tới mức sụt giảm tồi tệ nhất trong hơn hai thập kỷ

Cổ phiếu của Samsung, công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất tại Hàn Quốc, đã giảm 2,1% trong phiên 13/11, nối dài chuỗi giảm bốn phiên liên tiếp và chạm mức 51.700 won/cổ phiếu.

Samsung mất “ngôi vương” vào tay Xiaomi tại thị trường Ấn Độ Epic Games cáo buộc Google và Samsung có hành vi phản cạnh tranh

Ông Phạm Nhật Vượng cam kết tài trợ VinFast 50.000 tỷ đồng, Vingroup cho VinFast vay tối đa 35.000 tỷ đồng

Từ nay đến hết năm 2026, Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, trong khi ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng từ các nguồn tài sản cá nhân.

Trong khoảng 1 năm, ông Phạm Nhật Vượng tài trợ cho VinFast gần 22.300 tỷ đồng Ông Phạm Nhật Vượng ra mắt Xanh SM Bike Platform, giống mô hình Grab Bike