Thị trường máy nông nghiệp: Khó cạnh tranh do đâu?

Khó cạnh tranh với các sản phẩm Trung Quốc là thực trạng thị trường máy nông nghiệp Việt Nam, do giá thành cao bởi các chính sách về thuế và việc cho phép nhập khẩu máy móc nông nghiệp qua sử dụng không có quy định thời hạn và tiêu chuẩn chất lượng kỹ thu

screenshot-2024-10-08-at-12.23.51.png
Sản phẩm máy nông nghiệp sản xuất trong nước

Thị trường nội, sân chơi của sản phẩm ngoại

Hiện Việt Nam đang phải nhập khẩu gần 70% máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phần lớn trong số đó có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... trong khi máy móc phục vụ nông nghiệp Việt Nam mới chỉ chiếm gần 30% thị phần thị trường trong nước.

Nếu so sánh cùng chủng loại, máy sản xuất trong nước đắt hơn của Trung Quốc từ 20 – 30%.

Trước đó, năm 2013, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 (có thời hạn cấp hạn mức tín dụng áp dụng đến năm 2020) về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp nhằm khuyến khích người dân sử dụng máy nông nghiệp sản xuất trong nước qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất cơ khí máy nông nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn gặp khó khăn về công nghệ, thị trường, nguồn lực đầu tư cho cơ khí, luyện kim còn thấp so với những ngành kinh tế khác nên các thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất vẫn chưa tự chủ được, thêm vào đó là chính sách trong Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) quy định máy móc nông nghiệp không phải là đối tượng của thuế VAT của nhà nước (trong khi đó, nên quy định máy nông nghiệp được hưởng thuế suất VAT=0%) đã khiến giá thành sản phẩm trong nước sản xuất cao hơn sản phẩm nhập khẩu vào thị trường trong nước do giá thành phải tăng thêm do gánh thuế VAT đầu vào không được hoàn.

Chưa kể đến các sản phẩm của đã qua sử dụng được nhập khẩu vào Việt Nam qua con đường tiểu ngạch và cả nhập lậu.

Ông Lê Việt Hùng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Động cơ và Máy nông nghiệp miền Nam (SVEAM) cho biết, sản phẩm của SVEAM có lợi thế về chất lượng và giao hàng nhưng lại khó cạnh tranh đối đầu với hàng nhập khẩu phân khúc giá rẻ của Trung Quốc và hàng nhập khẩu đã qua sử dụng. “Giá bán ra của chúng tôi cao hơn so với loại sản phẩm cùng loại của Trung Quốc trên thị trường, mà nguyên do một phần là do chính sách thuế VAT hiện nay của Nhà nước”, ông Hùng nói.

Thống kê cho thấy, năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, các sản phẩm máy nông nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam sản xuất trong nước đã có sự tăng trưởng nhẹ, sự tăng trưởng này được cho là nhờ chính sách Zero Covid của Trung Quốc

Hiện nay, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam-Công ty CP (VEAM) là doanh nghiệp cơ khí, sản xuất máy nông nghiệp và công nghiệp hỗ trợ lớn nhất hiện nay tại Việt Nam, tuy nhiên, sản phẩm của doanh nghiệp này vẫn khó cạnh tranh được với sản phẩm của Trung Quốc.

Quảng cáo

Mặc dù thị trường đã có những tín hiệu khởi sắc nhờ những chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong giai đoạn bình thường mới, cùng với đó các dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cũng được nhà nước quan tâm, triển khai rộng rãi hơn tại các địa phương, các sản phẩm máy nông nghiệp vẫn tiếp tục xu hướng sụt giảm trong vài năm gần trở lại đây.

"Để các sản phẩm nông nghiệp sản xuất trong nước không bị “thua thiệt tại sân nhà” rất cần một chính sách đồng bộ của nhà nước mà trước hết là cần điều chỉnh lại chính sách thuế VAT. Do sản phẩm nông nghiệp sản xuất trong nước không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng nên doanh nghiệp không được khấu trừ thuế đầu vào cho nguyên vật liệu, máy móc và dịch vụ.

Điều này không chỉ làm tăng giá thành sản phẩm mà còn khiến các doanh nghiệp sản xuất nội địa mất lợi thế cạnh tranh so với hàng nhập khẩu, vốn được khấu trừ thuế giá trị gia tăng ở nước xuất xứ. Vì vậy, sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) lần này, Chính phủ đề xuất chuyển các hàng hóa là đầu vào cho sản xuất nông nghiệp từ đối tượng không chịu thuế VAT sang đối tượng chịu thuế 5%”, ông Hùng nói và đề xuất quy định thuế suất VAT cho máy nông nghiệp bằng 0% thay vì như hiện nay quy định máy nông nghiệp không phải là đối tượng chịu thuế VAT.

Cần chính sách đồng bộ

Trong bối cảnh hiện nay, thị trường máy nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng khó cạnh tranh với các sản phẩm Trung Quốc, ngoài thuế VAT, một phần khó khăn không nhỏ tác động đến giá thành sản xuất cao bởi các chính sách về giá thuê đất của doanh nghiệp đang được điều chỉnh tăng 3,7 lần đến 16 lần khiến cho các đơn vị sản xuất trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

VEAM không ngừng đầu tư quảng bá sản phẩm tại thị trường trong nước và quốc tế

 

Các doanh nghiệp mong chờ từ Chính phủ một chính sách đồng bộ bao gồm tăng thuế nhập khẩu đối với hàng Trung Quốc, miễn giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp, điều chỉnh chính sách thuế VAT theo hướng đưa mặt hàng máy móc phục vụ ngành nông nghiệp về chịu thuế VAT và áp dụng mức thuế thấp. Đứng trên tổng thể lợi ích nền kinh tế điều này sẽ làm hài hòa lợi ích cũng như hỗ trợ tốt cho nông nghiệp, nông dân.

Trong khi chính sách thuế chưa thay đổi và để tồn tại, các doanh nghiệp cơ khí sản xuất máy nông nghiệp vẫn đang phải tự tìm hướng đi cho mình.

Ông Lê Việt Hùng cho rằng, việc tìm cách giảm chi phí sản xuất là việc làm thường xuyên như tiết kiệm vật tư, tăng năng suất, tính toán cẩn thận khi đầu tư thiết bị. Tuy nhiên, giảm giá bằng cách giảm chất lượng để tương ứng với sản phẩm nhập giá rẻ là không phù hợp, không khả thi, bởi vì nhiều loại sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn là của các dây chuyền sản xuất có sẵn cách đây vài chục năm.

“Về mặt sản phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam đủ năng lực cạnh tranh, hiện chúng tôi hoàn toàn có thể thiết kế những sản phẩm có tính năng kỹ thuật ưu việt hơn phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước hơn các sản phẩm Trung Quốc”, ông Hùng khẳng định.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Novaland tiếp tục đón thông tin tích cực: Thêm 521 biệt thự, nhà phố tại Aqua City đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán

Chiều ngày 20/12, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai ra văn bản số 6017/SXD- QLN-TTBĐS thông báo xác nhận 521 căn nhà ở thấp tầng tại khu II, dự án Khu đô thị Aqua Waterfront City thuộc đô thị Aqua City (xã Long Hưng, TP. Biên Hòa) đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.

Chủ đầu tư dự án Aqua City của Novaland lỗ hơn 100 tỷ trong 6T2024, gánh 11.300 tỷ nợ Aqua City bàn giao nhà phố, biệt thự cho cư dân và cập nhật tiến độ xây dựng phân khu River Park 2

MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM

Để đưa hàng nghìn cửa hàng, điểm giao dịch trên toàn quốc thành các điểm giao dịch tài chính hoạt động như cây ATM, Thế Giới Di Động đã hợp tác với Ngân hàng VPBank, trong khi F88 bắt tay với Ngân hàng Quân đội.

Giao dịch trên ATM tiếp tục giảm Quét VietQR rút tiền tại ATM các ngân hàng dễ dàng với Sacombank Pay

Phân bón Cà Mau ra mắt AI chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông

Với độ chính xác đạt hơn 96%, AI tính năng chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông sẽ là công cụ hỗ trợ, người bạn đồng hành, trợ lý tin cậy, giúp bà con phát triển nông nghiệp bền vững.

Phân bón Cà Mau trao 60 suất học bổng giá trị 420 triệu đồng cho sinh viên Đại học Cần Thơ Phân bón Cà Mau nhận giải thưởng Thương hiệu Quốc gia lần thứ 6

KBC thế chấp toàn bộ vốn góp tại dự án Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát cho ngân hàng

Để bảo lãnh cho công ty con vay vốn triển khai dự án, Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc đã dùng toàn bộ 12.681 tỷ đồng góp vốn vào Công ty TNHH MTV Phát triển Đô thị Tràng Cát để thế chấp ngân hàng.

Đi sau thị trường, KBC đã có 4 tuần tăng "nước rút" Ông Đặng Thành Tâm muốn bán hơn 86 triệu cổ phiếu KBC, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn Hoa Sen

Tasco chào bán thêm gần 180 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ nâng lên hơn 10.000 tỷ đồng

Tasco dự kiến chào bán hơn 178,5 triệu cổ phiếu mới với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Nếu phát hành thành công, lượng cổ phiếu lưu hành của Tasco sẽ lên hơn 1 tỷ cổ phiếu, vốn điều lệ vượt mức 10.000 tỷ đồng.

Tập đoàn thương mại hàng đầu Nhật Bản trở thành cổ đông chiến lược của Tasco Auto Tasco bắt tay Geely lập liên doanh làm dự án lắp ráp ô tô gần 170 triệu USD