GELEX báo lãi quý III/2024 tăng 15%

Lũy kế 9 tháng năm 2024, GELEX mang về 23.617 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.270 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt đạt 73,1% và 118,2% kế hoạch năm 2024.

GELEX báo lãi quý III/2024 tăng 15%

Công ty CP Tập đoàn GELEX (mã GEX) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024 với doanh thu thuần đạt 8.709 tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ. Giá vốn tăng chậm hơn giúp lợi nhuận gộp của công ty đạt 1.660 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ, kéo biên lãi gộp cải thiện nhẹ từ mức 18,6% kên 19%.

Đóng góp chính vào doanh thu của GELEX vẫn là mảng thiết bị điện với doanh thu thuần 5.789 tỷ đồng, tăng trưởng 38,4% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức doanh thu thuần theo quý cao nhất trong 3 năm gần đây của mảng kinh doanh này.

Doanh thu các mảng của GELEX trong quý III - Nguồn: BCTC hợp nhất quý III/2024

Mảng vật liệu xây dựng đóng góp 1.952 tỷ đồng doanh thu, dù có cải thiện so với các quý trước nhờ thị trường xuất khẩu, nhưng vẫn giảm 8,2% so với cùng kỳ.

Tương tự, doanh thu mảng khu công nghiệp và bất động sản cũng giảm nhẹ so với quý III năm ngoái, đạt 759 tỷ đồng. Theo đánh giá của GELEX, đây vẫn là lĩnh vực được đánh giá giàu tiềm năng khi các dự án do Viglacera (đơn vị thành viên của GELEX) đầu tư thu hút dòng vốn chất lượng.

Ở các lĩnh vực khác như hạ tầng và tiện ích (gồm các dự án năng lượng và nước sạch), doanh thu giảm đáng kể trong quý này do GELEX thoái vốn các dự án năng lượng đang vận hành.

Doanh thu thuần tăng, tuy nhiên doanh thu tài chính của GELEX lại sụt giảm mạnh hơn 84% so với cùng kỳ, còn chưa đầy 31 tỷ đồng, chủ yếu do giảm khoản lãi kinh doanh chứng khoán, chỉ đạt 14,5 tỷ đồng (cùng kỳ là 128,7 tỷ đồng). Mặc dù các khoản lãi tiền gửi, cổ tức được chia, lãi chênh lệch tỷ giá đều tăng so với cùng kỳ nhưng công ty cũng phát sinh khoản dự phòng giảm giá từ bán các khoản đầu tư (gần 89,8 tỷ đồng) nên doanh thu tài chính bị ảnh hưởng.

Về mặt chi phí, dù tiết giảm được hơn 133 tỷ đồng chi phí tài chính so với cùng kỳ, xuống 400 tỷ đồng trong quý III nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý lại đội lên lần lượt 4% và 17,9% so với cùng kỳ, tương ứng 305 tỷ đồng và 443 tỷ đồng.

Quảng cáo

Kết quả, trừ các chi phí và thuế, GELEX đạt 297,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 15,1% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng năm 2024, GELEX ghi nhận 23.617 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 7,8% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt 2.270 tỷ đồng và 1.653 tỷ đồng, tương ứng tăng 63,5% và 75,1% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Năm 2024, GELEX đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 32.303 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.921 tỷ đồng, tăng lần lượt 7,7% và 37,5% so với thực hiện 2023. Như vậy sau 9 tháng, công ty đã thực hiện được 73,1% kế hoạch doanh thu và vượt 18,2% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Đáng chú ý, mặc dù có lãi nhưng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của GELEX sau khi chuyển âm gần 343 tỷ đồng vào cuối quý II, đã tiếp tục âm nặng hơn vào cuối quý III, với mức âm hơn 1.763 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn dương gần 4.293 tỷ đồng.

Tại thời điểm ngày 30/9/2024, tổng tài sản của GELEX đạt 53.617 tỷ đồng, giảm 1.460 tỷ đồng, tương đương 2,7% so với đầu năm, chủ yếu do giảm tài sản cố định, từ gần 18.800 tỷ đồng hồi đầu năm xuống 13.924 tỷ đồng.

Đến cuối quý III, GELEX đang có hơn 3.200 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi, giảm 21,4% so với đầu năm. Ngoài ra, công ty cũng đang có gần 5.000 tỷ đồng đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu và công cụ tài chính khác, tăng 47,5% so với đầu năm, trong đó, khoản đầu tư vào trái phiếu tăng gấp đôi lên 4.394 tỷ đồng và đang phải trích lập dự phòng giảm giá 46,7 tỷ đồng.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản vẫn là hàng tồn kho với 9.356 tỷ đồng, tăng 12,3% so với đầu năm. Chi phí xây dựng dở dang cũng tăng nhẹ 1,3% lên hơn 7.422 tỷ đồng.

Về phía nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của công ty tại thời điểm cuối quý III/2024 tăng gần 6,6% lên 22.581 tỷ đồng, trong đó, vốn cổ phần là 8.594 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 3.390 tỷ đồng.

Trong khi đó, nợ phải trả của công ty đến cuối kỳ đã giảm gần 2.860 tỷ đồng so với đầu năm, xuống 30.994 tỷ đồng, trong đó, nợ vay dài hạn giảm 20% còn 8.070 tỷ đồng và nợ vay ngắn hạn nhích nhẹ lên 9.876 tỷ đồng.

Theo Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc hơn 14.000 tỷ đồng

Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh kết nối hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), có tổng chiều dài 121 km. Trong đó, giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư 14.300 tỷ đồng.

Thừa nhận kế hoạch năm 2025 tham vọng, Chủ tịch Hòa Phát nói sẽ không điều chỉnh dù thị trường có nhiều biến động Vẫn còn nhiều dự định với "át chủ bài" thép, Hòa Phát có mở rộng mảng bất động sản và nông nghiệp?

Chính phủ Mỹ xem xét nới lỏng tác động của thuế ô tô

Mỹ sẽ công bố kế hoạch giảm bớt tác động của thuế ô tô vào ngày 29/4 (giờ địa phương), bằng cách miễn một số loại thuế áp lên linh kiện nước ngoài được lắp ráp trong các xe sản xuất nội địa.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực

Quý I/2025, Vingroup báo doanh thu tăng 287%, lên hơn 84.000 tỷ đồng

Tổng doanh thu thuần hợp nhất trong quý I/2025 của Vingroup đạt 84.053 tỷ đồng, tăng trưởng 287% so với cùng kỳ năm 2024 nhờ ghi nhận tăng trưởng tích cực từ các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phát triển và kinh doanh bất động sản.

Ông Phạm Nhật Vượng: “VinFast sẵn sàng cạnh tranh, giá nào chơi giá đó” Quý I, VinFast bàn giao hơn 36.000 ô tô điện trên toàn cầu, gấp gần 4 lần cùng kỳ

Tỷ giá và tăng trưởng yếu khiến Hàn Quốc chậm cán mốc GDP 40.000 USD/người

IMF dự báo Hàn Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP bình quân 40.000 USD vào năm 2027 nhưng trong triển vọng được sửa đổi công bố mới đây, IMF đã đẩy lùi thời gian mục tiêu này thêm 2 năm xuống năm 2029.

Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc Hàn Quốc: Chủ tịch 4 tập đoàn lớn họp khẩn để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ

Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ Ứng dụng Temu có thể bị chặn nếu chưa hoàn thành đăng ký trong tháng 11

Giá gạo tại siêu thị Nhật Bản tăng tuần thứ 16 liên tiếp

Giá gạo tại các siêu thị ở Nhật Bản đã tăng tuần thứ 16 liên tiếp và cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù chính phủ đã cung cấp gạo từ kho dự trữ khẩn cấp ra thị trường nhằm bình ổn giá.

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang Giá loại “hạt vàng” này tăng mạnh nhất nửa thế kỷ đẩy lạm phát tại Nhật Bản tăng trên 3% trong 4 tháng liên tiếp