Thị trường bất động sản sẽ phục hồi rõ rệt từ cuối quý 3/2024

Thông tin trên được Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (Vars) cho biết tại Báo cáo Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024 với tiêu đề “Phục hồi”.

Tại báo cáo trên, Vars cho biết, trong quý 4/2023, thị trường bất động sản đã có thêm sự nhộn nhịp bởi việc chạy rumor của một số dự án cùng các chương trình kick off, mở bán quy mô lớn vốn đã vắng bóng trong các quý trước đó.

Nguồn cung và giao dịch trong quý đã có sự cải thiện. Tổng cung đạt 21.774 sản phẩm, tăng 6% so với quý 3; trong đó có khoảng 7.000 sản phẩm lần đầu tiên ra mắt trên thị trường.

Về giao dịch, trong quý có 5.710 sản phẩm được giao dịch, tương đương với quý 3, gấp đôi so với quý đầu năm. Tỷ lệ hấp thụ tiếp tục được cải thiện, đạt 26%, tăng 12 điểm % so với cùng kỳ năm 2022, tương đương với quý 3. Tuy nhiên, thời điểm này thị trường lại tiếp tục phải đối mặt với khó khăn mới, đó là sự thiếu vắng môi giới BĐS.

Theo đánh giá của Vars, năm 2023 là một năm đầy “vất vả” với thị trường BĐS Việt Nam khi rất nhiều khó khăn tồn tại dưới dạng ẩn từ các thời kỳ trước, lần lượt ngoi lên, siết chặt, khiến thị trường trở nên lao đao, điêu đứng. Khoảng thời gian này là hệ quả của quá trình phát triển thiếu kiểm soát, kém minh bạch và an toàn của thị trường trong suốt một thời gian dài trước đó.

Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để chúng ta nhận ra có quá nhiều “lỗ hổng” trong phát triển thị trường BĐS tại Việt Nam, từ cơ chế, chính sách đến quá trình thực thi và sức khỏe nội tại của doanh nghiệp BĐS chưa đủ mạnh và khả năng ứng biến với các tình huống còn chưa cao.

bds-khu-dong-tphcm-jpeg-2438-169630325020240105150058-1047.jpg

Ảnh minh họa

Cũng theo Vars, năm 2023 qua đi, để lại khá nhiều dấu ấn không mấy tốt đẹp đối với thị trường BĐS: Là năm tiếp theo ghi dấu nhiều “cuộc chia ly”. Năm 2023 có 1286 doanh nghiệp giải thế, tăng 7,7% so với năm 2022. Hàng nghìn môi giới BĐS mất việc, bỏ nghề. Chỉ còn khoảng 20% môi giới BĐS đang hoạt động.

Thêm vào đó, rất nhiều vấn đề mang tính nghịch lý trên thị trường đang tồn tại mà chưa tìm được cách xử lý. Điển hình như phân khúc BĐS cần thì không có. Phân khúc BĐS vượt quá khả năng tài chính của người dân thì tồn kho. Nhà ở xã hội nơi “cháy hàng”, nơi “ế” chỏng chơ. Ngân hàng thừa tiền, trong khi đó doanh nghiệp thiếu vốn.

Quảng cáo

Tuy nhiên, nhận được sự trợ lực từ Chính phủ, các cơ quan ban, ngành và hệ thống ngân hàng, thị trường đã có sự chuyển biến tích cực theo thời gian, nhưng chưa đạt như kỳ vọng.

Theo đơn vị này, tính đến cuối năm 2023 đã có tất cả 22 động thái từ phía Chính phủ, cơ quan ban ngành đã được ban hành; trong đó, nổi bật nhất là Nghị định 08/2023/NĐ-CP khi trở thành “chiếc phao cứu trợ” có tác dụng trực diện ngăn ngừa kịp thời một số sự “đổ vỡ” lớn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Các chính sách giãn, hoãn thuế, nợ và lãi suất của ngân hàng, giảm VAT 2%, giảm tiền sử dụng đất…đã góp phần truyền thêm sinh lực cho rất nhiều doanh nghiệp BĐS đang đuối sức.

Việc thành lập Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ là một phát kiến sáng suốt, góp phần tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường với khoảng 500 dự án đã được xem xét, giải quyết. Pháp lý cho doanh nghiệp BĐS du lịch, nghỉ dưỡng cũng mở ra cơ hội mới cho phân khúc này…

2024 sẽ là năm cuối của quá trình "vượt chướng ngại vật"

“2024 khả năng cao sẽ là năm cuối cùng của quá trình “vượt chướng ngại vật” của thị trường BĐS. Thị trường sẽ dần đi vào ổn định và bức tranh toàn cảnh có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn”, Vars nhận định.

Theo Vars, về bản chất, thay đổi này không phải sự phát triển mà là nỗ lực tiến về vạch xuất phát, thay vì tồn tại trong trạng thái “âm” như thời kỳ vừa qua. Tuy nhiên, đây sẽ là căn cứ và nền tảng để thị trường chuẩn bị cho một chu kỳ phát triển mới mang tính ổn định, bền vững và hiệu quả hơn.

Hơn nữa, trải qua quá trình thanh lọc, sức khỏe nội tại, cùng khả năng ứng biến với các khó khăn, thử thách của các chủ thể tồn tại trên thị trường sẽ được nâng lên.

Dự báo, quý 1 và quý 2/2024 thị trường sẽ tiếp tục duy trì tín hiệu tốt từ thời điểm cuối năm 2023. Tuy nhiên, từ cuối quý 3 trở đi, sự phục hồi mới được thể hiện rõ rệt.

“Tuy chưa thể khẳng định thị trường sẽ đạt được các kết quả rực rỡ trong năm 2024. Nhưng chắc chắn 2024 chính là “viên gạch đầu tiên” xây nền móng cho chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản Việt Nam”, Vars nhận định.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Vì sao giá bất động sản luôn tăng?

“Suốt 20 năm qua, tôi chưa bao giờ thấy thị trường bất động sản giảm giá đồng loạt. Có chăng là giảm theo một số dự án, khu vực ở thị trường thứ cấp…”, một nhà đầu tư Tp.HCM chia sẻ.

Phân khúc bất động sản này liên tục có diễn biến tích cực tại Tp.HCM Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt dòng tiền?

Lãng phí với hàng trăm dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn Hà Nội

Theo báo cáo của các đơn vị chức năng thành phố Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô hiện có 712 dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất bị chậm tiến độ, chậm triển khai. Trong đó có không ít dự án đã nằm bất động” từ 10 - 20 năm. Hiện Hà Nội đã lên phương án giải quyết vướng mắc cho 680 dự án, 32 dự án còn lại sẽ tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Chứng khoán An Bình gọi tên 3 doanh nghiệp hưởng lợi khi các luật về bất động sản thông qua Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Giá đất nhiều tuyến đường tại TP.HCM sắp tăng cao nhất tới 37 lần

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang lấy ý kiến về dự thảo về ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND Thành phố về bảng giá đất trên địa bàn.

Meta sắp đối mặt với án phạt chống độc quyền đầu tiên từ EU Tp.HCM: Nhà thuê trọ phải có diện tích tối thiểu 5m2 sàn/người

Bà Rịa - Vũng Tàu phạt nặng chủ đầu tư dự án Ecotown Phú Mỹ

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới đây đã ban hành Quyết định số 1854/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco).

Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tiến độ phát triển dự án chậm hơn kỳ vọng, lãi ròng quý II/2024 của Đất Xanh giảm gần 80%

Cung mới ít ỏi đẩy giá biệt thự, liền kề thứ cấp ở Hà Nội tăng mạnh

Trong khi thị trường sơ cấp không ghi nhận nhiều thay đổi về giá và tỉ lệ hấp thụ thì trên thị trường thứ cấp, tại một số khu vực như phía Tây Hồ Tây đang trở thành điểm nóng của thị trường bất động sản Hà Nội khi ghi nhận giá biệt thự gia tăng mạnh.

Vincom Retail có quý thứ 6 liên tiếp lãi trên 1.000 tỷ đồng Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Các chuyên gia kỳ vọng hiệu ứng của Luật Đất đai 2024 sẽ tạo nên làn sóng các nhà đầu tư đổ vốn vào nhiều lĩnh vực kinh tế tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành và đồng nghĩa với việc họ sẽ mua bất động sản tại Việt Nam.

Phân khúc bất động sản này liên tục có diễn biến tích cực tại Tp.HCM Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt dòng tiền?