Tham vọng của "ông lớn" thép: Người muốn vào Top 3 doanh nghiệp bất động sản, người phải làm khu đô thị 600-700ha, không làm nhỏ

Tập đoàn Hoa Sen dự kiến sẽ làm những khu đô thị 600-700ha, tự tin với nguồn lực, tiền, lợi thế vật liệu giá rẻ trong khi một công ty con của Hòa Phát sẽ đầu tư 5.000 tỷ đồng để xây dựng dự án nhà ở xã hội.

screenshot-2025-03-19-at-10.48.15.png
(Ảnh minh hoạ)

Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) và Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG), hai “ông lớn” ngành thép không phải là cái tên mới trong mảng bất động sản. Năm 2009, với định hướng trở thành một tập đoàn đa ngành, Hoa Sen đã cùng lúc đầu tư vào bất động sản với 5 dự án. Hai năm sau, để tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi, Hoa Sen chuyển nhượng để rút vốn ra khỏi 4 dự án và chỉ giữ lại dự án Phố Đông - Hoa Sen đang xây dựng dở dang.

Năm 2016, Hoa Sen trở lại mảng bất động sản bằng việc thành lập 4 công ty con chuyên đầu tư bất động sản, sau đó 2 năm lại giải thể và chỉ giữ lại Công ty CP Hoa Sen Yên Bái. Sau thời gian tạm dừng, tháng 5/2024, Hoa Sen đã tăng vốn điều lệ cho Hoa Sen Yên Bái lên 621 tỷ đồng, mở lại con đường trở lại với lĩnh vực bất động sản.

Đáng chú ý, thông tin mới nhất từ ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, năm tài chính 2023-2024, Tập đoàn cũng đã xúc tiến đầu tư nhiều dự án tiềm năng tại Đồng Nai nhằm đón đầu làn sóng phát triển khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động. Ông Vũ cho biết, Hoa Sen phải làm đô thị 600-700 ha chứ không làm nhỏ. Vị trí sân bay Long Thành sẽ là trung tâm các tuyến đường đi ngang qua, các khu đô thị lớn nhất cũng sẽ phát triển dọc theo tuyến đường này và không nơi nào có vị trí tuyệt vời như Long Thành.

Trong khi đó, với Tập đoàn Hòa Phát, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, Hòa Phát đặt mục tiêu lọt vào top ba công ty đứng đầu lĩnh vực bất động sản. Từ năm 2023, tập đoàn đã lên kế hoạch trong 10 năm tới sẽ phát triển các dự án đại đô thị với diện tích từ 300 đến 500 ha, tương đương quy mô của một số đại đô thị lớn trên thị trường.

Năm 2020, Tập đoàn đã quyết định cơ cấu lại mô hình tổ chức theo hướng tập trung vào 4 mảng chính: gang thép, sản phẩm thép hạ nguồn (gồm ống thép, tôn mạ màu, thép rút dây, thép dự ứng lực); nông nghiệp và bất động sản.

Trong đó, lĩnh vực bất động sản sẽ do Công ty CP phát triển bất động sản Hòa Phát (Tổng công ty bất động sản) đảm nhiệm. Công ty này được thành lập vào tháng 12/2020 với vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Lĩnh vực bất động sản của Hòa Phát bao gồm 2 mảng kinh doanh chính là bất động sản khu công nghiệp (KCN) và khu đô thị.

Trong mảng bất động sản khu đô thị, Hòa Phát đã đầu tư xây dựng các dự án như Khu phức hợp Mandarin Garden 1 (diện tích: 2,5ha) tại Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội; Khu phức hợp Mandarin Garden 2 (diện tích 1,3 ha) tại 493 Trương Định, quận Hoàng Mai, Hà Nội và Khu chung cư tại 70 Nguyễn Đức Cảnh.

Quảng cáo

Ngoài ra, tập đoàn đang đầu tư khai thác hạ tầng kỹ thuật một số KCN như KCN Phố Nối A (600 ha) và KCN Yên Mỹ II (giai đoạn 1 là 97,5 ha) tại Hưng Yên; KCN Hòa Mạc - Hà Nam (131 ha)....

Mới đây nhất, Công ty CP Phát triển Đô thị Hòa Phát Yên Mỹ, công ty con do Tập đoàn Hòa Phát sở hữu 99,8% đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại KCN Yên Mỹ II (Hưng Yên) với diện tích khoảng 30,9ha.

Dự kiến, tổng mức đầu tư dự án trên 4.960 tỷ đồng, phục vụ khoảng 11.500 người là công nhân khu công nghiệp Yên Mỹ II và các khu công nghiệp lân cận tại Hưng Yên. Dự án sẽ xây dựng 9.000 căn nhà ở xã hội trên diện tích khoảng 11,7 ha, gồm các tòa nhà cao tối đa 11 tầng với tổng diện tích sàn gần 580.000 m2.

Ngoài ra, trên diện tích 2,3 ha đất thương mại, dự án sẽ xây thêm 250 căn nhà liền kề cao tối đa 5 tầng. Diện tích đất còn lại sẽ được sử dụng để phát triển các công trình dịch vụ thương mại, trường học, y tế, nhà văn hóa và bãi đỗ xe.

Ngoài Hoa Sen, Hòa Phát vốn đã lấn sân sang lĩnh vực bất động sản từ rất lâu, một số doanh nghiệp thép khác cũng rục rịch tham gia đường đua này trong 2 năm trở lại đây.

Cụ thể, Công ty CP Ống thép Việt Đức VG PIPE (mã VGS) đã đầu tư vào dự án Khu đô thị Việt Đức Legend City tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Báo cáo tài chính năm 2024 ghi nhận chi phí xây dựng dở dang dự án Khu đô thị Việt Đức Legend City đã tăng từ 699,1 tỷ đồng từ đầu năm lên gần 755,1 tỷ đồng vào cuối năm.

Tháng 4/2024, Thép Việt Đức đã khởi công dự án Khu đô thị Legend City (dự án tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc). Trong đó, tổng mức đầu tư của dự án này khoảng 6.269 tỷ đồng bao gồm 1.149 tỷ đồng vốn góp của nhà đầu tư và 5.120 tỷ đồng là vốn huy động (giai đoạn 1 sẽ vay 2.668 tỷ đồng và giai đoạn 2 sẽ vay thêm 2.452 tỷ đồng).

Công ty CP Tôn Đông Á (mã GDA), năm 2023, Tôn Đông Á đã giao cho công ty con là Công ty TNHH MTV Tôn Đông Á Đà Nẵng tham gia góp vốn đầu tư dự án bất động sản tại miền Trung thông qua việc mua lại 95% vốn điều lệ của Công ty TNHH Thương mại đầu tư và Xây dựng tổng hợp SBC Miền Trung.

Công ty TNHH Thương mại đầu tư và Xây dựng tổng hợp SBC Miền Trung được biết đến là chủ đầu tư của dự Đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị SBC miền Trung tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam với diện tích hơn 5,5ha.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Giá biệt thự tại Hà Nội tăng 29% mỗi năm

Báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2025, Savills Việt Nam cho biết, phân khúc biệt thự/nhà liền kề ghi nhận tín hiệu tích cực. Đặc biệt tại thị trường Hà Nội, giá biệt thự tăng trung bình 29% mỗi năm, liền kề tăng 22% mỗi năm...

Nỗi lo thuế quan thúc đẩy dòng tiền từ Mỹ đổ vào bất động sản châu Âu Giới đầu tư bất động sản tìm về vùng ven TP.HCM “săn” đất nền

Hong Kong (Trung Quốc) mua vào lượng USD cao kỷ lục để giữ tỷ giá

Để bảo vệ cơ chế neo tỷ giá đồng nội tệ, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) vừa phải mua vào lượng USD kỷ lục sau khi đồng HKD mạnh lên và chạm mức trần trong biên độ giao dịch cho phép.

Mỹ chấm dứt miễn thuế với hàng giá rẻ từ Trung Quốc Ô tô Trung Quốc sẽ chiếm 34% thị trường Trung Đông và châu Phi

Thị trường nông sản: Đồng rupee mạnh đẩy giá gạo Ấn Độ tăng cao bất chấp nhu cầu yếu

Giá gạo Ấn Độ tuần này đã leo lên mức cao nhất trong gần 1 tháng nhờ đà tăng của đồng rupee bất chấp nhu cầu yếu, trong khi giá gạo Thái Lan duy trì ổn định do nhu cầu thấp và nguồn cung dồi dào.

Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi? Thị trường nông sản: Gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất, gạo Việt Nam tăng nhẹ

Chứng khoán thế giới có tuần tăng điểm mạnh bất chấp lo ngại kinh tế

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng điểm trong phiên ngày 3/5 sau báo cáo việc làm tích cực của Mỹ, trong bối cảnh nhà đầu tư đón nhận những tín hiệu lạc quan về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Chứng khoán thế giới đa phần tăng điểm bất chấp số liệu kinh tế trái chiều Chứng khoán Mỹ: Dow Jones và S&P 500 tăng điểm phiên thứ 8 liên tiếp

Ô tô Trung Quốc sẽ chiếm 34% thị trường Trung Đông và châu Phi

Trong báo cáo phân tích vừa công bố, công ty tư vấn toàn cầu AlixPartners dự báo ô tô Trung Quốc sẽ chiếm 34% thị trường Trung Đông và châu Phi vào năm 2030, tăng mạnh từ 10% ghi nhận vào năm 2024.

Elon Musk đã biết sợ ô tô Trung Quốc chưa? Cuộc chiến thuế quan EU-Trung Quốc: 12 nhà sản xuất ô tô Trung Quốc lên tiếng

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Phạm Nhật Vượng, Hồ Hùng Anh: Ai có siêu kế hoạch tham vọng nhất Việt Nam?

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo muốn đưa ngân hàng lên hàng tài sản 1 triệu tỷ, ông Hồ Hùng Anh hướng tới mục tiêu đưa giá trị Techcombank lên 20 tỷ USD. Trong khi đó, ông Phạm Nhật Vượng, Trần Đình Long đều đặt mục tiêu doanh thu cao nhất lịch sử.

Masan tăng tốc trả nợ, tiền mặt giảm hơn 6.000 tỷ đồng