Tâm điểm chứng khoán: Cánh cửa đi tiếp của thị trường chứng khoán vẫn còn mở?

Thị trường có tuần gặp nhiều rung lắc khiến VN-Index chưa thể hiện rõ xu hướng kể từ sau khi hồi phục chữ V. Các chuyên gia đã đánh giá về xu hướng thị trường sau khi tháng 5/2024 khép lại.

Tâm điểm chứng khoán: Cánh cửa đi tiếp của thị trường chứng khoán vẫn còn mở?

"Khối ngoại rút ra nhưng có thể mua lại với giá cao hơn là rất bình thường"

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP.HCM, Công ty Chứng khoán DSC

Trước tiên về diễn biến thị trường trong cả tháng 5, đã có nhịp phục hồi rất tốt sau khi giảm mạnh hồi tháng 4. Thị trường đã có nhiều tuần tăng điểm liên tiếp và việc chững lại ở vùng kháng cự quanh 1.300 điểm là điều rất bình thường. Trong chuỗi giảm rung lắc vừa qua, thị trường cũng đã cho thấy lực cầu rất tốt quanh vùng 1.250 điểm. Có thể nói đã có những phiên bối cảnh rất xấu nhưng thị trường không thủng ngưỡng 1.250 điểm và cho thấy sự quyết tâm của khối nội.

Điểm trừ là khối ngoại vẫn bán ròng rất quyết liệt. Mức độ bán ròng quyết liệt của khối ngoại khiến chúng ta phải đặt câu hỏi nội tại chúng ta có vấn đề gì hay không?

Quan điểm của tôi là không vấn đề gì. Việc ở một thời điểm vốn ngoại rút ra và sau đó có thể mua lại với giá cao hơn là điều rất bình thường. Khối nội tính đến thời điểm hiện tại vẫn cân khá tốt, thể hiện qua diễn biến thị trường. Nếu thị trường không giảm mà tiếp tục đi lên, khả năng khối ngoại phải mua lại với giá cao hơn như những gì diễn ra cuối năm ngoái, đầu năm nay là hoàn toàn có thể xảy ra.

Về động lực thị trường, trong suốt thời gian qua, có 3 động lực chính của thị trường mà chúng ta thường nhắc đi nhắc lại: (1) Sự phục hồi của nền kinh tế; (2) môi trường lãi suất thấp và (3) kỳ vọng nâng hạng thị trường.

Sự phục hồi của nền kinh tế: Đây là động lực quan trọng nhất, mạnh nhất và rõ ràng nhất hiện tại. Thực sự nền kinh tế đang cho thấy nhiều dấu hiệu khởi sắc trở lại và rõ ràng nhất là số liệu bán lẻ, tiêu dùng.

Môi trường lãi suất thấp: Hiện tại lãi suất huy động đã dần nhích lên, đây là điều bình thường khi nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng tín dụng nếu ấm trở lại, tôi cho rằng đây là tín hiệu tốt của nền kinh tế. Trong khi đó lãi suất điều hành được nhiều chuyên gia dự báo sẽ điều chỉnh tăng, nhưng tôi cho rằng sẽ không tăng trong vài tháng tới nếu quan sát sự quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ trong việc giữ lãi suất thấp để hỗ trợ kinh tế. Tóm lại dù ở kịch bản nào, lãi suất có nhích lên thì vẫn ở vùng thấp và không phải quá đáng sợ.

Kỳ vọng nâng hạng thị trường: Vẫn có những bước tiến nhất định dù chậm hơn kỳ vọng. Câu chuyện nâng hạng vẫn sẽ được kể dù sớm hay muộn.

Tóm lại, trong 3 trụ cột thì trụ cột về lãi suất và kỳ vọng nâng hạng tạm yếu đi một chút trong ngắn hạn nhưng đổi lại kỳ vọng về sự phục hồi của nền kinh tế là rõ nét hơn. Như tôi có chia sẻ, đầu tư trong một môi trường “nền kinh tế phục hồi vững chắc, lãi suất thấp vừa phải” sẽ an toàn hơn “một nền kinh tế vẫn dò đáy và lãi suất thấp”.

Trong tháng 6, tôi vẫn dành sự lạc quan nhất định cho thị trường và cho rằng vẫn tham gia được. Theo đó, có 3 kịch bản có thể xảy ra:

- Kịch bản thủng 1.250 được đánh giá thấp với xác suất 20%; nếu thủng 1.250 cần quản trị rủi ro.

- Kịch bản trung tính: dao động 1.250 - đỉnh cũ, xác suất 40%, trường hợp này phân hóa và cần chọn cổ phiếu

- Kịch bản tích cực: vượt đỉnh cũ, xác suất 40%, xảy ra khi liên thị trường ổn định, khối ngoại giảm bán ròng.

Quảng cáo
chuyengiachungkhoan26-3586.jpg
Từ trái qua: ông Bùi Văn Huy, ông Trần Trương Mạnh Hiếu, ông Đinh Quang Hinh.

"Giai đoạn tích lũy trước khi tăng trưởng tiếp"

Ông Trần Trương Mạnh Hiếu, Trưởng phòng phân tích Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam

Thị trường đang gặp khó quanh vùng đỉnh cũ, bên cạnh đó, khối ngoại cũng bán ròng mạnh trong giai đoạn vừa qua tạo áp lực không nhỏ lên xu hướng tăng. Vì thế, hiện tại thị trường có thể xuất hiện một giai đoạn tích lũy trước khi tăng trưởng tiếp. Giai đoạn tích lũy này được đánh dấu với mẫu hình chữ nhật.

Chúng ta cần nhờ rằng trong ngắn hạn thị trường có thể tích lũy nhưng chắc chắn xu hướng tăng trung và dài hạn vẫn được duy trì. Xu hướng này được hỗ trợ mạnh mẽ từ sự phục hồi của nền kinh tế, dòng vốn FDI… Nhiều khả năng thị trường sẽ hình thành một đỉnh mới trong nửa cuối năm 2024.

Số liệu kinh tế vĩ mô tháng 05 vừa qua cho thấy nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong xu hướng tăng trưởng với sự cải thiện của nhiều chỉ báo kinh tế. Cán cân thương mại có sự thâm hụt, tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ chúng ta sẽ sẽ nhận thấy nhập khẩu tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ các hàng hóa đầu vào phục vụ cho việc sản xuất, xuất khẩu. Nên sự thâm hụt hiện tại chỉ là nhất thời và sẽ sớm đảo ngược khi các sản phẩm này được chuyển hóa thành sản phẩm xuất khẩu.

Tỷ giá chịu ảnh hưởng nhiều từ áp lực chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ. Hiện áp lực này vẫn còn, tuy nhiên khi Fed bắt đầu quy trình giảm lãi suất thì áp lực này sẽ giảm bớt. Còn trong ngắn hạn thì áp lực chắc chắn vẫn còn.

Thị trường đang gặp nhiều áp lực khi tiếp cận vùng đỉnh tháng 03/2024. Chỉ số VN-Index dao động trong một vùng biên độ hẹp, với mẫu hình chữ nhật được hình thành. Mẫu hình này có cận trên vùng vùng 1.280 điểm và cận dưới là 1.260 điểm. Đây là dạng mẫu hình trung tính, và cần chờ tín hiệu phá vỡ trước khi xác nhận xác nhận xu hướng ngắn hạn. Vì thế nhà đầu tư cần thận trọng và chờ đợi tín hiệu phá vỡ để xác nhận xu hướng trước khi có hành động.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý xu hướng tăng trong trung và dài hạn vẫn được duy trì với sự dẫn dắt từ các yếu tố cơ bản nên nhà đầu tư cũng cần tận dụng nhịp điều chỉnh hiện tại để tích lũy cổ phiếu cho những vị thế dài hạn hơn bằng vốn có sẵn và không nên sử dụng margin.

Tâm lý nhà đầu tư có thể cải thiện trong tuần giao dịch tới

Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Khối Phân tích VNDIRECT

Sau một tuần giao dịch giằng co, thị trường bắt đầu đón nhận một số thông tin hỗ trợ. Trong ngày 31/5, Mỹ đã công bố dữ liệu mới nhất về chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của FED.

Theo đó, PCE lõi trong tháng 4 tăng 0,2% so với tháng 3, đánh dấu mức tăng hàng tháng thấp nhất kể từ tháng 12/2023 và phù hợp với ước tính của Dow Jones. So với cùng kỳ năm trước, PCE lõi tăng 2,8%, thấp hơn đôi chút so với dự báo là 2,9%. Chỉ số CPE toàn phần trong tháng 4 tăng mức 2,7% so với cùng kỳ năm trước và 0,3% so với một tháng trước, đều khớp với dự báo.

Như vậy, cả chỉ số CPI và PCE trong tháng 4 đều cho thấy hướng đi tích cực hơn của lạm phát tại Mỹ sau khi các chỉ số này cao hơn dự báo trong quý đầu tiên của năm nay. Sau diễn biến trên, chỉ số DXY và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ điều chỉnh giảm, điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực đối với tỷ giá tiền đồng.

Trong nước cũng chứng kiến một số diễn biến tích cực trên thị trường vàng và tiền tệ. Cụ thể, sau khi tăng nóng thời gian gần đây, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã có xu hướng hạ nhiệt sau động thái hỗ trợ thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước. Lợi suất trái phiếu Chính phủ cũng quay đầu giảm. Giá vàng trong nước cũng hạ nhiệt sau thông tin 4 Ngân hàng Thương mại Cổ phần quốc doanh sẽ bán vàng bình ổn giá kể từ ngày 3/6.

Những diễn biến này được kỳ vọng sẽ cải thiện tâm lý của nhà đầu tư trong tuần giao dịch tới. Đồng thời, chỉ số VN-Index cũng đã tiến gần tới vùng hỗ trợ quanh 1.250 điểm và khó lùi sâu dưới ngưỡng này. Do đó, nhà đầu tư có thể xem xét giải ngân trở lại trong tuần giao dịch tới, ưu tiên các cổ phiếu đã về vùng hỗ trợ cứng hoặc các cổ phiếu thuộc nhóm ngành đang có câu chuyện hỗ trợ như bán lẻ, bất động sản, điện và xuất nhập khẩu (dệt may, thủy sản).

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu

Dễ dàng liên kết tài khoản Sacombank vào ứng dụng VNeID nhận an sinh xã hội

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong công tác thúc đẩy chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt, đồng thời tăng cường số hóa hoạt động ngân hàng hướng đến nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, Sacombank chính thức triển khai tính năng liên kết/cập nhật tài khoản thanh toán (TKTT) của khách hàng nhận chi trả ASXH trên ứng dụng VNeID.

Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank Sacombank báo lãi trong quý III/2024

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững

Kết thúc quý III, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 5.460 tỷ đồng lợi nhuận, tín dụng tăng trưởng lành mạnh 14%, lọt Top 100 của Brand Finance với giá trị thương hiệu 461 triệu USD.

Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank Giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD theo Brand Finance Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng hé lộ bí quyết “thấu hiểu khách hàng” của TPBank

Kết thúc quý III, nhiều chỉ tiêu kinh doanh của NCB vượt kế hoạch cả năm

Kết thúc quý III/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB được duy trì ổn định, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng ở mức cao cho thấy các sản phẩm, dịch vụ của NCB đang ngày càng được khách hàng yêu thích và tin dùng.

NCB nộp hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ lên UBCKNN Tổng Giám đốc Ngân hàng NCB: Chúng tôi chọn hướng đi phù hợp NCB chính thức triển khai mở tài khoản thanh toán từ ứng dụng VNeID và ra mắt website ưu đãi

Sacombank báo lãi trong quý III/2024

Quý III/2024 Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 2.751,7 tỷ đồng, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm trước. 9 tháng đầu năm, lợi nhuận đạt 8.094 tỷ đồng, tăng 18%, hoàn thành 76,4% kế hoạch cả năm.

Sacombank đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần tạo động lực tăng trưởng mới cho TP. Hồ Chí Minh Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank

Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng hé lộ bí quyết “thấu hiểu khách hàng” của TPBank

Tại sự kiện Smart Banking do NHNN tổ chức, Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng của TPBank đã chia sẻ bí quyết giúp TPBank thấu hiểu khách hàng, tiền đề để tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất, đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Thẻ TPBank phát triển bùng nổ với chiến lược cá nhân hóa sắc nét Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank Giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD theo Brand Finance

Ngân hàng có thể từ chối cho vay nếu dự án không phù hợp khả năng cân đối vốn

Ngay cả khi có các dự án khả thi, có khả năng trả nợ nhưng có thể ngân hàng thương mại vẫn từ chối cho vay bởi có thể thời hạn vay của dự án này không phù hợp với khả năng cân đối vốn của ngân hàng.

Một ngân hàng báo lãi quý III gấp 3 lần cùng kỳ Thiếu hụt thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng bật tăng Một ngân hàng báo lợi nhuận quý III gấp 3,7 lần cùng kỳ