“Sóng ngầm” chuyển giao thế hệ

Với lợi thế sức trẻ, được đào tạo bài bản và tích luỹ trải nghiệm, lớp doanh nhân thế hệ thứ hai tại nhiều ngân hàng Việt đang được kỳ vọng có thể tự tin thể hiện năng lực, thổi làn gió mới cho cơ ngơi của gia đình.

“Sóng ngầm” chuyển giao thế hệ

Quá trình đã bắt đầu

30 năm sau khoảng thời gian bùng nổ của kinh tế tư nhân, đây được đánh giá là thời điểm nhạy cảm đối với nhiều gia đình doanh nhân Việt khi bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển giao quyền lực giữa thế hệ sáng lập và thế hệ kế cận.

Các ông chủ doanh nghiệp giờ đây không chỉ tập trung vào doanh thu và lợi nhuận như họ đã làm suốt gần 30 năm qua mà định hướng để cơ ngơi bao tâm huyết có thể phát triển trường tồn là điều họ trăn trở.

Thế hệ F2 trong giới kinh doanh nói chung và giới ngân hàng nói riêng theo đó đang dần được hình thành, tạo nên truyền thống kinh doanh nối tiếp trong các tập đoàn tài chính tư nhân hàng đầu ở Việt Nam.

Mới đây nhất, vào đầu năm 2023, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch ngân hàng SHB chính thức chuyển giao chức vụ Phó Chủ tịch ngân hàng cho con trai cả Đỗ Quang Vinh. Đây được đánh giá là bước chuyển mình quan trọng đối với thế hệ lãnh đạo mới của ngân hàng này.

chia-khoa-trao-tay-152-6246.jpeg

Tại VietBank, ông Dương Nhất Nguyên - con trai của nguyên Chủ tịch HĐQT Dương Ngọc Hòa cũng đã bắt đầu tham gia công tác điều hành ngân hàng từ năm 2013 và chính thức kế thừa vị trí cao nhất từ cha từ năm 2021.

Gia đình bà Nguyễn Thị Nga – vốn vẫn được biết đến là “chủ nhân” của ngân hàng SeABank đã giới thiệu thế hệ kế tiếp là con gái Lê Thu Thủy.

Trong khi đó, với việc nắm tổng cộng gần 20% vốn OCB, Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn cũng đã giới thiệu Trịnh Thị Mai Anh - một trong số những người con gái của mình tham gia vào HĐQT ngân hàng, chuẩn bị cho quá trình chuyển giao.

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng

Quảng cáo

Với lợi thế lớn sinh ra ở “vạch đích”, “sứ mệnh” đã được định sẵn, nên không có gì bất ngờ khi thế hệ F2 của các gia đình này đều được chuẩn bị một cách vô cùng kỹ lưỡng và bài bản để có thể đủ khả năng tiếp quản đế chế của gia đình. Được tạo điều kiện để học tập ở những môi trường giáo dục tốt nhất, họ cũng được trải nghiệm ở nhiều môi trường làm việc khác nhau trước khi được cất nhắc lên các vị trí cao tại ngân hàng của gia đình.

Sinh năm 1989, Đỗ Quang Vinh bắt đầu đi du học từ khá sớm khi mới 15 tuổi và từng tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại đại học danh tiếng University of East Anglia London.

Trước khi đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng như hiện nay, ông Vinh đã có hơn 10 năm làm việc tại đây, kinh qua nhiều vị trí khác nhau trong ngân hàng, từ chuyên viên kiểm toán nội bộ, đến Phó giám đốc mảng bán lẻ, phụ trách Khối Marketing & Phát triển thương hiệu rồi đến Phó Tổng Giám đốc ngân hàng SHB kiêm Giám đốc khối Ngân hàng Số…

Như nhiều thế hệ F2 khác, để kế thừa sự nghiệp của gia đình, bà Lê Thu Thủy (sinh năm 1983) được đào tạo bài bản khi từng tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh và cử nhân tài chính ngân hàng tại Đại học George Mason, Mỹ.

Hơn 15 năm làm việc tại SeABank, bà Thủy trải qua hầu hết vị trí công tác tại các bộ phận trong ngân hàng, sau đó được bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc vào năm 2018 và hiện nay là vai trò Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng.

Ngoài việc giữ ghế Phó chủ tịch, bà Thuỷ còn đang nắm giữ 48 triệu cổ phiếu SSB, tương đương tỷ lệ sở hữu 2,35% vốn điều lệ ngân hàng. Xét theo giá thị trường, số cổ phiếu này tương đương khoảng gần 1.100 tỷ đồng và được xem là một trong những doanh nhân 8x giàu nhất sàn chứng khoán .

Tại OCB, quá trình chuyển giao cũng đã được bắt đầu khi Trịnh Thị Mai Anh, con gái cả của Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn tham gia vào HĐQT ngân hàng từ năm 2020, khi mới 28 tuổi.

Trước khi về làm việc tại ngân hàng OCB, Mai Anh từng tốt nghiệp cử nhân khoa học Anh và có nhiều năm làm việc tại các định chế tài chính lớn trong và ngoài nước như ngân hàng HSBC London, Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc Tế Việt Nam, Tập đoàn VinaCapital, Tập đoàn Temasek Singapore. Cùng với việc giữ ghế trong HĐQT, Mai Anh cũng đang nắm 2,94% trong tổng số 19,73% vốn cổ phần của ngân hàng mà gia đình đang nắm giữ.

Với lợi thế của sức trẻ, có trình độ, được đào tạo bài bản và được trải nghiệm ở những nền kinh tế phát triển, cùng với sự hỗ trợ từ bố mẹ là những doanh nhân tài giỏi, lớp doanh nhân thế hệ thứ hai này được kỳ vọng có thể tự tin thể hiện năng lực, thổi làn gió mới, tạo đà bứt phát cho đế chế của gia đình.

Và thực tế cũng cho thấy, dù tuổi đời còn trẻ nhưng không ít doanh nhân đã chứng minh được tài năng, kinh nghiệm, thực lực và ghi dấu ấn bằng những thành công không hề thua kém thế hệ doanh nhân cha chú.

Ông Trần Hùng Huy - con trai nguyên Phó Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng được coi là thế hệ F2 đầu tiên trong giới ngân hàng Việt khi đảm nhận vị trí Chủ tịch một ngân hàng khi mới 34 tuổi.

Trở thành Chủ tịch trẻ nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam, rất nhiều người khi đó cho rằng ông Trần Hùng Huy là một lựa chọn tạm thời khi ngân hàng này đang khủng hoảng và không ai muốn ngồi vào “ghế nóng”.

Tuy nhiên, giờ đây, sau 10 năm ngồi vị trí “thuyền trưởng”, ông Huy không những đã đưa ngân hàng ACB vượt qua khó khăn một cách ngoạn mục mà còn lấy lại vị thế nhà băng nằm trong top đầu tại Việt Nam.

Theo Theo Ấn phẩm Sức mạnh nội lực Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ

Chính sách tăng thuế thương mại của ông Trump có thể tác động lên các nền kinh tế xuất khẩu như Việt Nam, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến lĩnh vực ngân hàng qua bốn yếu tố: tăng trưởng tín dụng, lãi suất, tỷ lệ nợ xấu, và lợi nhuận trước thuế.

Đồng USD lên cao nhất 4 tháng, Bitcoin tiến sát mốc 90.000 USD: Hàng loạt tài sản thăng hoa chưa từng có sau khi ông Trump giành chiến thắng Dragon Capital đánh giá toàn diện tác động của việc ông Trump tái đắc cử đến chứng khoán Việt Nam

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Ngày 12/11/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Công nghệ KiotViet (KiotViet) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tích hợp trên phần mềm KiotViet.

Hai cổ đông nắm gần 96% vốn BIDV BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên

Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tính đến hết quý III/2024

Theo thống kê từ báo cáo tài chính quý III/2024 được 29 ngân hàng đã công bố (không bao gồm Agribank), tổng tài sản của các ngân hàng này đạt hơn 16,2 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với cuối năm 2023. Trong đó, 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất, gồm: BID

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh: Loạt cổ phiếu tăng vọt sau "tin vui" cổ tức, một mã bứt phá 82% sau một tuần

Chính phủ yêu cầu hoàn thiện phương án xử lý đối với ngân hàng SCB ngay trong tháng 12

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại; hoàn thiện phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trong tháng 12 năm 2024.

“Vụ việc SCB không thuộc phạm vi của kiểm toán nhà nước” Đình chỉ 4 cán bộ kiểm toán Deloitte Việt Nam liên quan vụ SCB

Ngân hàng Nhà nước ban hành một loạt quyết định về lãi suất tiền gửi

Nhằm đảm bảo tính thống nhất về căn cứ pháp lý với các Thông tư quy định về lãi suất tiền gửi, ngày 01/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các Quyết định 2410/QĐ-NHNN và 2411/QĐ-NHNN quy định về lãi suất tiền gửi trong đó chỉnh sửa căn cứ pháp lý ban hành và không thay đổi các mức lãi suất tiền gửi.

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất? Nhân viên ngân hàng nào có thu nhập cao nhất?

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua