So kè sít sao lợi nhuận các ngân hàng lớn, nhiều thay đổi trong top 10

Cuộc "rượt đuổi" trên bảng xếp hạng lợi nhuận ngân hàng ngày càng trở nên gay cấn với sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhóm ngân hàng tư nhân và so kè ngay trong nhóm này.

Tới cuối giờ chiều ngày 30/1, các ngân hàng thương mại dồn dập công bố kết quả kinh doanh năm 2022 với những con số khá khả quan. Bảng xếp hạng lợi nhuận ngân hàng vì thế cũng dần được định hình.

Xét về giá trị tuyệt đối, top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất đã có nhiều thay đổi lớn trong năm qua, với sự trỗi dậy đáng chú ý của BIDV và nhóm ngân hàng tư nhân.

Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank cho biết, năm 2022, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của ngân hàng đã tăng 39% so với năm liền trước, tương đương 36.775 tỷ đồng, cao nhất trong lịch sử hoạt động của ngân hàng.

Với kết quả trên, Vietcombank tiếp tục dẫn đầu hệ thống về con số lợi nhuận đạt được trong năm qua.

Trong khi đó, vị trí á quân năm nay tiếp tục thuộc về Techcombank khi ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất 25.568 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với con số đạt được cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, BIDV vừa có màn lội ngược dòng ấn tượng khi ghi nhận lợi nhuận hợp nhất tăng mạnh tới hơn 70% so với năm trước, lên 23.057 tỷ đồng, đồng thời, vượt qua một loạt các “ứng viên” nặng ký khác để vươn lên xếp thứ ba trong bảng xếp hạng lợi nhuận. Năm ngoái, ngân hàng đứng ở vị trí thứ 7.

Nhóm ngân hàng tư nhân với quy mô vốn và tổng tài sản nhỏ hơn bao gồm MB và VPBank đã một lần nữa vươn lên và vượt qua "ông lớn" VietinBank để giành các vị cao trong bảng xếp hạng.

Quảng cáo

Và nếu xét riêng ngân hàng mẹ, kết quả 24.000 tỷ đồng của VPBank đã trở nên rất sát kề với Techcombank.

Với MB, kết thúc năm 2022, lợi nhuận trước thuế ghi nhận 22.729 tỷ đồng, tăng trưởng 37,5% so với cùng kỳ, trong khi tại VPBank, lợi nhuận trước thuế hợp nhất cũng tăng tới gần 48%, đạt 21.220 tỷ đồng.

Chưa công bố báo cáo tài chính hợp nhất, lãnh đạo ngân hàng VietinBank trong một cuộc họp mới đây cho biết, kết thúc năm 2022, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của ngân hàng ước đạt 20,5 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước, tạm thời lùi về vị trí thứ 6. Năm 2021, VietinBank ghi nhận lợi nhuận cao thứ ba hệ thống.

Một “ẩn số” trên bảng xếp hạng đến từ Agribank khi ngân hàng này mới chỉ công bố báo cáo tài chính giữa niên độ. Tuy nhiên, theo cập nhật này thì chỉ trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đã vượt qua lợi nhuận của cả năm 2021 (đạt 15.080 tỷ đồng, là ngân hàng có lợi nhuận cao thứ ba hệ thống 6 tháng đầu năm 2022, sau Vietcombank và VPBank).

Theo đó, khi những con số mới nhất của Agribank được công bố, nhiều khả năng sẽ có xáo trộn trên bảng xếp hạng hiện tại. Cũng cần lưu ý, con số lợi nhuận tại Vietcombank và VietinBank đề cập trong bài là con số lợi nhuận riêng lẻ ước tính, con số lợi nhuận hợp nhất chưa được công bố tại thời điểm người viết tổng hợp số liệu.

Về mặt kỹ thuật, việc so sánh lợi nhuận giữa các ngân hàng thương mại theo con số giá trị tuyệt đối chủ yếu chỉ mang tính tham khảo, bởi có quá nhiều chênh lệch trong so sánh về quy mô vốn, tổng tài sản... Và so sánh này không phản ánh được hiệu quả thực tế giữa các thành viên.

Tuy nhiên, so sánh trên qua thời gian cho thấy sự thay đổi lớn và rõ nét trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi thay đổi lớn liên tục được thể hiện với việc các thành viên khối tư nhân đã từng bước ngang vai, thậm chí vượt qua lợi nhuận của thành viên trong "Big 4" ngân hàng thương mại nhà nước, dù quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô tổng tài sản thấp hơn nhiều lần.

Trong khi đó, riêng ở khối cổ phần tư nhân, bộ ba Techcombank, VPBank và MB đang ngày càng có sự sát kề về quy mô lợi nhuận. Song, ngay trong chính nhóm này lại có mức độ tăng trưởng tín dụng không đồng đều, dẫn tới động lực tăng lợi nhuận có phần khác nhau; cùng đó là mức độ bao phủ nợ xấu cũng rất chênh lệch. Đây là một trong những điểm đáng chú ý nhất của mùa báo cáo lợi nhuận ngân hàng năm 2022.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua

SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu