Số dư tiền gửi sẵn sàng tham gia thị trường chứng khoán lên mức kỷ lục

Số dư tiền trong tài khoản nhà đầu tư tăng mạnh, đạt khoảng 104.000 tỷ đồng trong bối cảnh số lượng tài khoản chứng khoán ghi nhận sự bùng nổ trở lại trong những tháng đầu năm.

Số dư tiền gửi sẵn sàng tham gia thị trường chứng khoán lên mức kỷ lục

Theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính quý I/2024, số dư tiền gửi khách hàng tại các công ty chứng khoán (CTCK) vào thời điểm cuối quý I/2024 đạt khoảng 104.000 tỷ đồng, chủ yếu là tiền gửi của nhà đầu tư giao dịch chứng khoán theo phương thức CTCK quản lý.

Như vậy, đây là quý thứ 4 liên tiếp lượng tiền gửi của nhà đầu tư tại các CTCK tăng so với quý trước đồng thời là mức cao nhất từng được ghi nhận, vượt qua mức 100.000 tỷ đồng của quý I/2022. So với cuối năm 2024 con số đã tăng khoảng 21.000 tỷ đồng chỉ trong vòng ba tháng đầu năm.

image-bizlive-vn-screenshot-2024-04-22-at-125852-974-2959-7790.png

VPS tiếp tục là CTCK có số dư tiền gửi khách hàng lớn với gần 25.200 tỷ đồng vào thời điểm 31/3/2024, tăng 8.600 tỷ so với cuối năm 2023 qua đó ghi nhận mức tăng mạnh nhất ngành. VPS hiện là CTCK có thị phần môi giới lớn nhất trên toàn thị trường với 1/5 thị phần sàn HoSE và khoảng 1/4 thị phần sàn HNX, UpCOM; thậm chí chiếm 2/3 thị phần thị trường phái sinh. Do đó, việc có lượng tiền gửi nhà đầu tư trong tài khoản vượt trội cũng là điều không quá bất ngờ.

Xếp sau VPS là TCBS và SSI với số dư tiền gửi của nhà đầu tư xấp xỉ 9.000 tỷ và 8.200 tỷ đồng. Cả hai công ty chứng khoán này đều thu nhận thêm tiền gửi của nhà đầu tư, TCBS tăng hơn 3.200 tỷ trong khi SSI tăng trưởng 2.900 tỷ đồng. Đây là mức tiền gửi của nhà đầu tư cao nhất mà TCBS từng ghi nhận tại cuối quý, trong khi con số của SSI là mức cao nhất kể từ quý III3/2021.

Quảng cáo

Đa phần top đầu đều có sự gia tăng khoản mục này so với cuối năm 2023. MBS tăng hơn 1.400 tỷ đồng tiền gửi NĐT lên gần 5.700 tỷ đồng; Mirae Asset tăng gần 1.200 tỷ đồng trong 3 tháng lên 5.600 tỷ; tương tự VCBS giữ gần 5.600 tỷ đồng tiền gửi NĐT, tăng khoảng 800 tỷ đồng so với đầu năm.

Trong khi đó, Chứng khoán VNDIRECT ghi nhận sụt giảm tiền gửi của nhà đầu tư so với đầu năm, giảm gần 600 tỷ đồng xuống dưới mức 5.800 tỷ đồng vào cuối quý I.

Ngoài VNDIRECT, những CTCK ghi nhận tiền gửi của nhà đầu tư thấp hơn sau 3 tháng còn có Vietcap, HSC, VPBankS. Mức sụt giảm mạnh nhất là tại Chứng khoán BSC khi tiền gửi nhà đầu tư giảm gần 1.400 tỷ đồng xuống còn 1.500 tỷ đồng tại thời điểm ngày 31/3/2024.

Số dư tiền trong tài khoản nhà đầu tư tăng mạnh trong bối cảnh lượng tài khoản chứng khoán ghi nhận bùng nổ trở lại trong những tháng đầu năm. Sau giai đoạn sụt giảm do hoạt động rà soát và thanh lọc của các cơ quan chức năng về dữ liệu người tham gia chứng khoán, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đã tăng trở lại trong 4 tháng liên tiếp, từ tháng 12 năm ngoái đến tháng 3 năm nay. Riêng trong tháng 3, số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm 163.621 tài khoản và là lượng tăng lớn nhất trong vòng nửa năm trở lại đây. Tính đến cuối tháng 3/2024, Việt Nam có hơn 7,6 triệu tài khoản chứng khoán cá nhân, tương đương khoảng 7,6% dân số.

Không chỉ lượng tiền gửi của NĐT tại các CTCK gia tăng, nhu cầu sử dụng đòn bẩy của nhà đầu tư chứng khoán cũng được thúc đẩy mạnh. Dư nợ cho vay tại các CTCK vào thời điểm cuối quý I/2024 ước tính lên đến 206.000 tỷ đồng, tăng khoảng 26.000 tỷ đồng so với cuối năm ngoái. Trong đó, dư nợ margin ước tính vào khoảng 195.000 tỷ đồng, cũng tăng 23.000 tỷ đồng trong ba tháng đầu năm và là con số kỷ lục trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Nhận định về con số kỷ lục dư nợ margin, ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao, CTCK KIS Việt Nam cho biết, không thấy đáng lo ngại vì sau 2 năm, các công ty chứng khoán tăng vốn lên rất nhiều. Chưa kể, các công ty chứng khoán có nguồn từ ngân hàng mẹ, “room” còn lớn.

Điều lo ngại sẽ đến với những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Trong tuần vừa qua, VN-Index đã giảm hơn 100 điểm, tương ứng với gần 8%, nhiều cổ phiếu đã trong tình trạng giảm 15% hoặc lớn hơn. Thị trường “rơi” mạnh vừa qua có sự góp phần việc bán giải chấp. Tuy nhiên, nếu VN-Index vẫn còn quán tính giảm mạnh, sức ép margin sẽ lớn hơn. Thậm chí giảm sâu, hiện tượng “force sell” diện rộng sẽ xuất hiện.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu

Dễ dàng liên kết tài khoản Sacombank vào ứng dụng VNeID nhận an sinh xã hội

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong công tác thúc đẩy chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt, đồng thời tăng cường số hóa hoạt động ngân hàng hướng đến nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, Sacombank chính thức triển khai tính năng liên kết/cập nhật tài khoản thanh toán (TKTT) của khách hàng nhận chi trả ASXH trên ứng dụng VNeID.

Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank Sacombank báo lãi trong quý III/2024

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững

Kết thúc quý III, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 5.460 tỷ đồng lợi nhuận, tín dụng tăng trưởng lành mạnh 14%, lọt Top 100 của Brand Finance với giá trị thương hiệu 461 triệu USD.

Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank Giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD theo Brand Finance Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng hé lộ bí quyết “thấu hiểu khách hàng” của TPBank

Kết thúc quý III, nhiều chỉ tiêu kinh doanh của NCB vượt kế hoạch cả năm

Kết thúc quý III/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB được duy trì ổn định, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng ở mức cao cho thấy các sản phẩm, dịch vụ của NCB đang ngày càng được khách hàng yêu thích và tin dùng.

NCB nộp hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ lên UBCKNN Tổng Giám đốc Ngân hàng NCB: Chúng tôi chọn hướng đi phù hợp NCB chính thức triển khai mở tài khoản thanh toán từ ứng dụng VNeID và ra mắt website ưu đãi