Sau nhịp rướn, thị trường lại thêm lần "lỡ hẹn" mốc 1.300 điểm

Hoạt động chốt lời lại xuất hiện ngay chỉ số VN-Index rướn lên 1.302 điểm trong phiên giao dịch. Kết quả, chỉ số VN-Index chưa thể đóng cửa trên ngưỡng kháng cự mạnh.

Sau nhịp rướn, thị trường lại thêm lần

Định vị thị trường

Dù thị trường chứng khoán Trung Quốc bước vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh nhưng các chỉ số khác trong khu vực đều có một phiên tăng điểm như NIKKEI 225 (+1,93%), TWSE (+0,75%), SET (+0,95%), KLSE (+0,13%).

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đóng cửa trong sắc xanh. Tuy nhiên, sự tiếc nuối là cảm xúc của không ít nhà đầu tư sau khi phiên giao dịch khép lại. Một lần nữa chỉ số VN-Index lại bỏ lỡ cơ hội đóng cửa trên mốc 1.300 điểm dù đã có thời điểm rướn lên 1.302 điểm.

Chất xúc tác

Về mặt dòng tiền, nhà đầu tư vẫn có thể yên tâm với sự thể hiện sôi động. Mức khớp lệnh của HOSE lên tới 922 triệu đơn vị, cao nhất trong vòng 2 tháng trở lại đây. So với phiên hôm qua, khớp lệnh đã tăng 33% và đồng thời có phiên thứ 5 liên tiếp đạt trên mức bình quân 20 phiên.

Nhà đầu tư nước ngoài ngay sau phiên bán ròng đầu tuần đã trở lại mua vào khoảng 690 tỷ đồng tập trung vào các cổ phiêu TCB (+360,35 tỷ đồng), FPT (+329 tỷ đồng), VHM (+173,5 tỷ đồng), MWG (+163,7 tỷ đồng).

Sau nhịp rướn, thị trường vẫn "lỡ hẹn" mốc 1.300 điểm
Nhà đầu tư ngoại nhanh chóng trở lại mua ròng sau phiên đầu tuần.
Quảng cáo

Tỷ trọng giao dịch của khối ngoại còn suy yếu xuống 7,15% cho thấy tiền nội đã tăng cường tần suất hoạt động trong phiên hôm nay.

Với nhiều phiên bơm ròng vào hệ thống ngân hàng, mức lãi suất liên ngân hàng đã quay đầu giảm ở nhiều kỳ hạn thay vì hướng lên mốc 4,5%. Tại kỳ hạn qua đêm, lãi suất liên ngân hàng đã giảm 4,3% ngày hôm qua.

Theo ghi nhận, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 3.299,32 tỷ đồng ra thị trường thông qua nghiệp vụ thị trường mở trong ngày hôm qua. Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố là 70.658,47 tỷ đồng, không có tín phiếu lưu hành trên thị trường.

Vận động thị trường

VN-Index đã rướn lên trên 1.300 điểm trong giai đoạn cuối phiên sáng và đầu phiên chiều nay. Toàn bộ cổ phiếu VN30 đều đã có thời điểm ghi nhận sắc xanh nhưng sự thống nhất đã không thể được duy trì tới hết phiên. Một số mã như CTG (-1,2%), VPB (-1%), HDB (-0,7%), SSI (-0,4%), MWG (-0,4%), GAS (-0,3%), MBB (-0,2%) đều quay đầu giảm điểm nhẹ.

Trong khi đó, chiều ngược lại, sự quyết liệt cũng không được ghi nhận nên các mã tăng giá tốt nhất chỉ đạt thành tích tăng 1-3% như VIB (+2,6%), SSB (+2,3%), TCB (+1,9%), VRE (+1,6%), HPG (+1,5%), VHM (+1,5%), BVH (+1,3%)… Tổng cộng có 16 mã tăng so với 8 mã giảm trong VN30.

Về cơ cấu nhóm ngành, các cổ phiếu Thép và Chứng khoán, Đầu tư công có sự thể hiện tốt nhất trên thị trường. Tuy nhiên, việc các cổ phiếu lớn chưa thể hiện được sự quyết tâm đã khiến cho nhiều mã phải hao hụt đi thành quả giao dich: TLH (+2,8%), SMC (+0,8%), HSG (0%), NKG (0%), ORS (+6,8%), VIX (+2,9%), BSI (+4,6%), VCG (+2,9%), HHV (+2,9%), LCG (+2,3%) trong đó ORS đã tăng kịch trần.

Nhìn chung, thị trường đã có một phiên giao dịch tích cực nhưng chưa trọn vẹn niềm vui. Chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 4,26 điểm lên 1.292,2 điểm (+0,33%). Tổng khối lượng giao dịch toàn sàn đạt 982,29 triệu đơn vị, tương đương 21.891 tỷ đồng.

Trong khi đó, HNX-Index và UPCoM-Index đóng cửa trái chiều: HNX-Index tăng 0,48% còn UPCoM-Index giảm 0,3%. Tổng khối lượng giao dịch 2 sàn đạt hơn 3.200 tỷ đồng trong đó SHS xuất hiện thỏa thuận gần 600 tỷ đồng. Đáng chú ý, SHS cũng là cổ phiếu tăng tốt nhất trong nhóm cổ phiếu Chứng khoán trên HNX.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Sau nhịp rướn, thị trường lại thêm lần "lỡ hẹn" mốc 1.300 điểm

Hoạt động chốt lời lại xuất hiện ngay chỉ số VN-Index rướn lên 1.302 điểm trong phiên giao dịch. Kết quả, chỉ số VN-Index chưa thể đóng cửa trên ngưỡng kháng cự mạnh.

Thị trường tiếp tục hạ nhiệt, nhóm cổ phiếu Thép cố gắng tạo sức hút Cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm Chứng khoán sắp trả cổ tức tiền mặt

Thị trường Tokyo dẫn dắt đà tăng của chứng khoán châu Á

Thị trường chứng khoán Tokyo đã dẫn dắt đà tăng trên hầu hết các thị trường châu Á trong phiên chiều 1/10, khi đồng yen suy yếu đã thúc đẩy cổ phiếu của các công ty xuất khẩu.

Chứng khoán châu Á im ắng trước lúc Fed công bố quyết định lãi suất Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần mới trong tâm lý lạc quan thận trọng

Cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm Chứng khoán sắp trả cổ tức tiền mặt

CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVS) đã công bố lịch chi trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 8%. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu BVS cũng là mã đã tăng mạnh nhất trong ngành từ đầu năm 2024.

Bảo hiểm Bảo Việt tăng cường phối hợp giám định tổn thất và giải quyết bồi thường do bão Yagi Bảo Hiểm Bảo Việt khẩn trương triển khai các phương án bồi thường do bão Yagi

Thị trường tiếp tục hạ nhiệt, nhóm cổ phiếu Thép cố gắng tạo sức hút

Thị trường chứng khoán VIệt Nam sau phiên thử sức trước mốc 1.300 điểm đã tiếp tục hạ nhiệt. Nhóm cổ phiếu Ngân hàng có dấu hiệu chững giá trong khi nhóm Thép mới bắt đầu rục rịch tăng trở lại.

Khối ngoại mua ròng thực tế qua khớp lệnh hơn 2.000 tỷ đồng trong tuần qua Chứng khoán Trung Quốc nối dài đà phục hồi ấn tượng nhất trong lịch sử

Chứng khoán Trung Quốc nối dài đà phục hồi ấn tượng nhất trong lịch sử

Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc tăng tới 6,5% trong phiên 30/9, mức tăng mạnh nhất kể từ 2015, khi các nhà giao dịch đổ xô mua cổ phiếu trong phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần.

Phân tích nguyên nhân thị trường chứng khoán Trung Quốc suy giảm trong thời gian gần đây Nhà đầu tư nước ngoài lại đổ tiền vào chứng khoán Trung Quốc

Nhà đầu tư cần thích nghi thế nào khi thị trường muốn chinh phục mốc 1.300 điểm?

Sau gần 3 tháng, chỉ số VN-Index lại một lần nữa có nỗ lực thử sức với mốc 1.300 điểm tuần vừa qua. Các chuyên gia đưa ra những quan điểm về xu hướng và chiến hành động trên thị trường.

Khối ngoại mua ròng thực tế qua khớp lệnh hơn 2.000 tỷ đồng trong tuần qua "Gỡ được nút thắt Pre-funding là điều kiện mấu chốt để FTSE nâng hạng cho Việt Nam"