Cổ phiếu bán lẻ nổi sóng trước chiến dịch truy quét hàng giả và siết chặt quản lý thuế

Các doanh nghiệp bán lẻ lớn như MWG, FRT, MSN, DGW,… được đánh giá sẽ hưởng lợi từ chiến dịch truy quét hàng giả, hàng nhái và những thay đổi liên quan đến thuế thời gian gần đây.

Cổ phiếu bán lẻ nổi sóng trước chiến dịch truy quét hàng giả và siết chặt quản lý thuế

Trong bối cảnh thị trường phân hoá rõ rệt, nhóm cổ phiếu bán lẻ nổi lên trở thành tâm điểm hút tiền với nhiều thông tin hỗ trợ tích cực. MWG, FRT, PNJ, PET, PSD, MSN, DGW,… đồng loạt tăng mạnh, thậm chí tăng kịch trần “trắng bên bán”. Đây là sự đồng thuận hiếm thấy bởi ngay trong nhóm bán lẻ cũng có sự phân hoá nhất định do sự khác biệt về tệp sản phẩm.

Thực tế, các doanh nghiệp bán lẻ trên sàn chứng khoán đều có hệ thống lớn, uy tín hay là nhà phân phối uỷ quyền, độc quyền của các thương hiệu nổi tiếng. Điển hình là mảng điện thoại, điện máy, chuỗi Thế Giới Di Động/Điện Máy Xanh (TGDĐ/ĐMX) của MWG, FPT Shop của FPT Retail, Digiworld… là những tên tuổi có thị phần lớn nhất. Bộ đôi Petrosetco và PSD đều là đơn vị phân phối uỷ quyền các sản phẩm của Apple.

Với lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh, thiết yếu, Winmart/Winmart+ của Masan và Bách Hoá Xanh (BHX) của MWG là 2 thế lực “thống trị”. Trong khi đó, PNJ là doanh nghiệp kinh doanh vàng, trang sức hàng đầu Việt Nam.

Trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm, Long Châu của FPT Retail và An Khang của MWG cùng với Pharmacity là 3 chuỗi hàng đầu Việt Nam. Trong đó, Long Châu có hệ thống lớn nhất với hơn 2.117 cửa hàng tính đến tháng 6/2025.

final-anh-trong-bai-1-1749486511586-17494865118131348994825.png
Quảng cáo

Các doanh nghiệp trên được đánh giá sẽ hưởng lợi lớn từ chiến dịch truy quét hàng giả, hàng nhái và những thay đổi liên quan đến thuế thời gian gần đây.

Theo báo cáo chiến lược tháng 6, SSI Research cho rằng tác động ngắn hạn từ chiến dịch chống hàng giả, hàng nhái sẽ thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển từ kênh thương mại truyền thống (GT) sang thương mại hiện đại (MT). Các chuỗi nhà thuốc và siêu thị hiện đại được đánh giá sẽ hưởng lợi chính khi người tiêu dùng có nhu cầu tìm kiếm đến các điểm bán hàng tin cậy.

Bên cạnh đó, SSI Research cho rằng việc bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh có doanh số trên 1 tỷ đồng cũng sẽ làm gia tăng sức cạnh tranh cho kênh MT. Theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP từ 1/6/2025 các hộ kinh doanh phải trang bị thiết bị để xuất hóa đơn khi bán hàng, do đó giảm thiểu tình trạng trốn thuế.

Một số hộ kinh doanh tạm ngưng hoạt động do chưa thích nghi được với các thủ tục pháp lý mới. Những hộ kinh doanh còn lại phải đóng thuế cao hơn và có thể sẽ phải tăng giá bán ra cho người tiêu dùng cuối cùng, do đó thu hẹp chênh lệch giá bán giữa kênh GT và kênh MT, và thúc đẩy người tiêu dung chuyển sang mua sắm tại kênh MT.

Ngoài ra, báo cáo của SSI Research cũng cho rằng các doanh nghiệp kinh doanh hàng không chính thống (không nộp thuế đầy đủ) giảm độ cạnh tranh do các thay đổi về chính sách liên quan TMĐT gần đây.

Theo Luật sửa đổi số 56/2024/QH15, từ ngày 1/4/2025 các sàn giao dịch TMĐT sẽ phải khai và nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng của mình. Như vậy, các shop kinh doanh hàng xách tay, hàng không kê khai thuế đầy đủ trên sàn thương mại điện tử sẽ phải đóng thuế cao hơn, qua đó thu hẹp chênh lệch giá so với các doanh nghiệp đóng thuế đầy đủ.

Theo Quyết định 01/2025/QĐ-TTg từ ngày 18/2/2025 hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh giá trị dưới 1 triệu đồng/đơn sẽ bị áp thuế VAT thay vì miễn thuế VAT như trước. Những sản phẩm có giá trị dưới 1 triệu đồng chủ yếu là quần áo, mỹ phẩm, phụ kiện điện thoại và hàng gia dụng nhỏ.

Từ 1/4/2025, Shopee và Tiktok Shop (2 sàn thương mại điện tứ lớn nhất tại Việt Nam với tổng thị phần trên 90% trong 2024) đồng loạt tăng phí cho người bán. Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh chính thống (đa phần qua kênh MT) sẽ được cạnh tranh một cách công bằng hơn và đỡ phải cạnh tranh gay gắt về giá hơn.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

PYN Elite Fund mua hơn 1,5 triệu cổ phiếu Yeah1, nâng tỷ lệ sở hữu lên hơn 6%

Cổ phiếu YEG lần đầu xuất hiện trong báo cáo danh mục đầu tư của PYN Elite Fund vào thời điểm cuối tháng 12/2024. Tới tháng 4/2025, quỹ ngoại chính thức trở thành cổ đông lớn tại Yeah1.

Pyn Elite Fund gia tăng mạnh tỷ trọng MWG, đưa cổ phiếu VIX vào top 10 danh mục Người đứng đầu quỹ Pyn Elite Fund: “Chứng khoán Việt Nam ngắn hạn khá mơ hồ”

HoSE cập nhật danh sách cắt margin: 65 mã chứng khoán không được giao dịch ký quỹ

Theo quy định, nhà đầu tư sẽ không được sử dụng hạn mức tín dụng (đòn bẩy tài chính-margin) do công ty chứng khoán cấp để mua 65 mã cổ phiếu bị xếp vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ này.

HOSE và HNX cắt margin hơn 130 mã chứng khoán trong quý 2/2025 Margin cao kỷ lục, công ty chứng khoán còn bao nhiêu room cho vay?

Cổ phiếu Chứng khoán APG tăng mạnh nhất năm 2025, Chủ tịch gần như thoái hết vốn

Cổ phiếu APG đang dẫn đầu nhóm chứng khoán với mức tăng gần 87% từ đầu năm, giữa bối cảnh chuyển giao quyền lực thượng tầng và dòng tiền từ nhà đầu tư ngoại dồn dập đổ vào.

Ông Trần Anh Thắng chỉ giữ ghế Tổng Giám đốc tại Chứng khoán VFS Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024