ĐHĐCĐ bất thường HSC: Thông qua kế hoạch tăng vốn, dự báo lợi nhuận năm 2024 tăng 55%

Tại ĐHĐCĐ bất thường bàn về kế hoạch tăng vốn, lãnh đạo CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đã đưa ra dự báo lợi nhuận năm 2024 của Công ty có thể đạt hơn 1.300 tỷ đồng, tăng trưởng 55%.

ĐHĐCĐ bất thường HSC: Thông qua kế hoạch tăng vốn, dự báo lợi nhuận năm 2024 tăng 55%

Ngày 4/12, Chứng khoán HSC đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để bàn về nội dung phát hành tăng vốn trong năm 2025. Đại hội có sự tham gia của 500 cổ đông và đại diện, tương ứng với tỷ lệ tham gia 70,29%.

Chủ tịch HĐQT HSC, ông Johan Nyvene cho biết định hướng của Công ty là quy mô vốn hóa hàng tỷ USD nên cần tiếp tục tăng quy mô vốn tương xứng với quy mô hoạt động và sự phát triển của thị trường. Phương án phát hành đã được công bố trước đại hội, theo đó, Công ty xin ý kiến cổ đông phát hành theo tỷ lệ 2:1, tương ứng chào bán 359,98 triệu cổ phiếu.

Chứng khoán HSC dự báo lợi nhuận năm 2024 tăng trưởng 55%, đạt hơn 1.300 tỷ đồng
Ảnh hưởng pha loãng của đợt phát hành.

Công ty dự kiến thu về gần 3.600 tỷ đồng trong đó sẽ phân bố 70:30 cho hoạt động cho vay margin và tự doanh. Cụ thể, sẽ dành khoảng 2.500 tỷ đồng để cho vay, và 1.100 tỷ đồng bổ sung cho tự doanh.

Cập nhật về tình hình kinh doanh của Công ty, Tổng Giám đốc Nguyễn Hoài Giang dự báo doanh thu năm 2024 của HSC đạt 3.287 tỷ đồng, tăng trưởng 46% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 55% so với cùng kỳ, đạt hơn 1.300 tỷ đồng.

Chứng khoán HSC dự báo lợi nhuận năm 2024 tăng trưởng 55%, đạt hơn 1.300 tỷ đồng
Dự báo kết quả kinh doanh năm 2024 của Chứng khoán HSC.

Dư nợ cho vay đạt khoảng 20.000 tỷ đồng, tăng trưởng 65%. So với quy mô vốn chủ sở hữu khoảng 10.000 tỷ đồng, ông Giang cho biết tỷ lệ cho vay của HSC đã chạm mức quy định (2 lần vốn chủ sở hữu).

Cùng với đó, Thông tư 68 cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu không cần ký quỹ 100% nên HSC cũng chuẩn bị năng lực tài chính để đáp ứng nhu cầu của vốn ngoại.

Trả lời cổ đông

Nhu cầu tăng vốn của HSC có cấp bách và cấp thiết? Tác động của Thông tư 68 sau khi cho phép nhà đầu tư nước ngoài giao dịch không cần ký quỹ 100% từ tháng 11/2024.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc Chứng khoán HSC: Việc tăng vốn của HSC là cần thiết và cấp bách. Thay vì phải chờ tới ĐHĐCĐ tháng 4 sang năm, Công ty kính trình tới đại hội ngay đầu tháng 12/2024.

Có 2 lý do HSC cần phải tăng vốn là dư nợ cho vay đã đạt gần 2 lần vốn chủ sở hữu, theo quy định của pháp luật. Mặc dù thị trường chứng khoán không mạnh nhưng nhu cầu vay vốn của nhà đầu tư vẫn cao. Nếu thị trường có đợt tăng, Công ty cần phải sẵn sàng và phải tăng vốn càng sớm càng tốt.

Cùng với đó, từ đầu tháng 11/2024, nhà đầu tư nước ngoài đã không cần ký quỹ 100% trước khi giao dịch. Vì vậy cũng cần phải chuẩn bị cho việc này.

Hiện nhà đầu tư nước ngoài chưa có vi phạm thanh toán chậm nhưng Công ty cần sẵn sàng khi phát sinh các giao dịch thanh toán chậm.

Thanh khoản của thị trường chứng khoán đang suy giảm về quanh mức 12.000 tỷ đồng/phiên, ban lãnh đạo đánh giá thế nào về hoạt động cho vay margin và rủi ro đi kèm?

Quảng cáo

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc Chứng khoán HSC: Dự báo, thanh khoản sẽ giảm do khối ngoại đã bán ròng kỷ lục trong 2024, khoảng 4 tỷ USD. HSC dự báo thanh khoản bình quân năm 2025 sẽ giảm xuống còn 15.000 tỷ đồng/phiên.

Nhu cầu vay margin do đó sẽ yếu hơn so với năm 2024 nhưng vẫn lớn. Kỳ vọng nền kinh tế tăng trưởng tốt cùng với triển vọng được FTSE Russel xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi loại 2 vẫn còn đó. Dù thị trường yếu hay mạnh, Chứng khoán HSC vẫn cần phải sẵn sàng năng lực tài chính.

Về rủi ro cho vay, chính sách cho vay của Công ty hướng đến các cổ phiếu có cơ bản tốt nên nhu cầu vẫn tăng trưởng tốt.

Các khách hàng của HSC không sợ thị trường sụp đổ giống 10 năm trước vì đều là nhà đầu tư có kinh nghiệm. Kể cả thị trường bất lợi, nhà đầu tư cũng có thể phòng ngừa rủi ro bằng việc mở vị thế short trên thị trường phái sinh. Công ty tự tin có thể mở rộng dư nợ cho vay margin nếu được cổ đông cho phép tăng vốn.

Đợt tăng vốn gần nhất đã giúp cải thiện hoạt động của HSC như thế nào?

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc Chứng khoán HSC: Đợt tăng vốn gần nhất diễn ra vào quý II/2024 đã giúp HSC nâng vốn chủ sở hữu lên 10.000 tỷ đồng. Tính đến nay, thị phần của HSC trên HOSE đã được cải thiện lên trên 7% so với mức 6% cuối quý II. Hiệu quả đã được ghi nhận chỉ sau 4-5 tháng tăng vốn và sẽ tạo đà cho hoạt động môi giới. Công ty có thể cải thiện thị phần và giữ được thị phần hiện nay nếu tiếp tục có đợt tăng vốn mới.

Các đợt tăng vốn trước mất nhiều thời gian, liệu Công ty có còn gặp khó khăn như trước từ cổ đông HFIC?

Ông Johan Nyvene, Chủ tịch HĐQT HSC: Trong COVID-19, Chứng khoán HSC là CTCK đầu tiên nhận thấy cơ hội từ thị trường và phát động tăng vốn để đi trước đón đầu. Công ty đã rút được kinh nghiệm từ những khó khăn không lường trước khi đợt tăng vốn lần đó mất 2 năm.

Sau đó, đợt tăng vốn tiếp chỉ mất 1 năm để hoàn thành. Với những bài học được rút ra khi triển khai 2 đợt tăng vốn trong 4 năm vừa qua, ban lãnh đạo có cơ sở cho rằng đợt tăng vốn mới chỉ cần 6 tháng để triển khai.

Dù cổ đông nhà nước đang có khó khăn trong cơ chế nhưng HSC đã nhận được sự hỗ trợ từ lãnh đạo HFIC cho việc phát hành tăng vốn. Theo lộ trình HFIC sẽ thoái vốn khỏi HSC, đây là mục tiêu riêng và ban lãnh đạo tôn trọng kế hoạch của cổ đông.

Công ty còn có có thêm kế hoạch tăng vốn trong năm 2025 nữa hay không?

Ông Lê Anh Minh, Phó Chủ tịch HĐQT HSC: Nhu cầu vốn của HSC vẫn còn lớn và sẽ có bàn luận để xin ý kiến cổ đông sau.

Ông Johan Nyvene, Chủ tịch HĐQT HSC: Mục tiêu của HSC trong 10 năm tới là định giá vài tỷ USD nên quy mô vốn cũng cần tương xứng vốn với giá trị vốn hóa. Các phương án tăng vốn sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường Việt Nam và xu hướng từ thế giới.

Công ty đang vay nợ đáng kể từ đồng USD và chịu rủi ro lãi suất, quan điểm của ban lãnh đạo là gì?

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc Chứng khoán HSC: Công ty mong muốn tăng dư nợ vay để đảm bảo ROE ở mức 15%, xấp xỉ bình quân toàn thị trường.

Trong khoảng 20.000 tỷ đồng đi vay, có khoảng 20% đến từ các khoản vay nước ngoài, nên Công ty vẫn đang chịu chi lãi cao hơn so với trong nước. Nhưng điều này là cần thiết để duy trì cơ cấu kỳ hạn sẵn sàng cho trường hợp Ngân hàng Nhà nước có các động thái thắt chặt cho vay CTCK, Bất động sản. Nếu được tăng vốn, tỷ lệ cho vay trong nước sẽ được tăng lên 85-90% trong cơ cấu giúp giảm chi phí vay và cho HSC có thể cung cấp lãi suất cạnh tranh để phục vụ cho khách hàng.

ĐHĐCĐ bất thường đã thông qua phương án phát hành cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ tán thành của cổ đông đạt 75,64%.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ

Chứng khoán châu Á đa phần đi xuống trong chiều 8/1, khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi đợt bán tháo trên Phố Wall sau các số liệu kinh tế mạnh mẽ của Mỹ làm giảm hy vọng về khả năng hạ lãi suất

Chứng khoán châu Á nỗ lực rũ bỏ khởi đầu ảm đạm của năm 2025 Lo ngại bao trùm chứng khoán châu Á

Chứng khoán DNSE giành lấy vị trí thứ 2 của HSC trong mảng môi giới phái sinh

Các công ty chứng khoán DNSE, MBS, TCBS đều mở rộng được thị phần môi giới phái sinh trong quý IV/2024. Đáng chú ý nhất là sự vươn lên liên tục của DNSE giúp Công ty lần đầu tiên đứng 2 về thị phần, đồng thời vượt mặt Chứng khoán HSC.

Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh MBS, TCBS, KIS mở rộng mạnh thị phần môi giới quý IV/2024 trên HOSE

MBS, TCBS, KIS mở rộng mạnh thị phần môi giới quý IV/2024 trên HOSE

Số liệu công bố từ HOSE cho thấy Top 10 thị phần môi giới của sàn có 7 công ty chứng khoán mở rộng được thị phần môi giới trong quý IV/2024. Nổi bật nhất là các công ty TCBS, MBS, KIS.

Chứng khoán VPS muốn đổi trụ sở và phát hành 7.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi Chứng khoán KIS thay Chủ tịch trong ngày cuối cùng của năm 2024

Cổ phiếu công nghệ “dẫn dắt” biến động của chứng khoán châu Á

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều tăng điểm trong phiên 7/1, tiếp nối đà phục hồi mạnh mẽ trên Phố Wall dưới sự dẫn dắt của các “gã khổng lồ” công nghệ.

Băn khoăn về các chỉ số kinh tế, Phố Wall giảm điểm trong phiên 12/12 Hoạt động chốt lời khiến chứng khoán Phố Wall giảm mạnh