Sau năm 2022 chật vật, các “ông lớn” xây dựng lên kế hoạch lãi trăm tỷ năm 2023

Năm 2023, dù hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng dự báo vẫn còn gặp khó khăn do thị trường bất động sản chưa thể "ấm" ngay trở lại nhưng với triển vọng phục hồi vào những tháng cuối năm, một số “ông lớn” xây dựng đã đặt kế hoạch lợi nhuận tăng mạnh tr

Lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng giảm sâu năm 2022

Năm 2022 ngành xây dựng gặp không ít khó khăn trong bối cảnh thị trường bất động sản bước vào giai đoạn trầm lắng khi xu hướng thắt chặt tín dụng và lãi suất tăng cao gây khó khăn cho người mua nhà. Đồng thời, nguồn vốn phát triển dự án của các chủ đầu tư bị thu hẹp dẫn đến nhiều dự án phải tạm dừng thi công, nợ của các chủ đầu tư với các nhà thầu xây dựng cũng tăng cao…

Những khó khăn trên cũng đã phản ánh khá rõ nét qua kết quả kinh doanh không mấy khởi sắc của các doanh nghiệp xây dựng năm 2022. Theo đó, hầu hết các "ông lớn" xây dựng chỉ ghi nhận mức lãi sau thuế vỏn vẹn vài chục tỷ đồng như CTCP Xây dựng Coteccons (21 tỷ đồng), CTCP Đầu tư xây dựng Ricons (91 tỷ đồng), CTCP Fecon (51 tỷ đồng), CTCP Hưng Thịnh Incons (88 tỷ đồng). Thậm chí, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình còn ghi nhận mức lỗ sau thuế lên tới 1.141 tỷ đồng.

dnxd-428.png

Tính đến cuối năm 2022, nợ vay của Xây dựng Hòa Bình đã tăng 14% so với đầu năm, lên gần 14.283 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn với 12.735 tỷ đồng. Phần lớn các khoản vay của Hòa Bình được thế chấp bằng các khoản phải thu của khách hàng, với lãi suất áp dụng theo từng lần giải ngân.

Tương tự, tổng nợ phải trả của Coteccons cũng tăng thêm hơn 59% so với đầu năm, lên mức 10.751 tỷ; còn nợ phải trả của Ricons tăng 49%, lên 5.786 tỷ. Trong khi đó, nợ phải trả của Fecon giảm 10% về mức 4.103 tỷ đồng...

Kế hoạch lợi nhuận quay về mức 3 con số trong năm 2023

Mặc dù sang năm 2023, giá vật liệu xây dựng đang dần ổn định trở lại có thể giúp cải thiện biên lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành xây dựng. Thêm vào đó, tín hiệu từ đẩy mạnh đầu tư công cũng như câu chuyện về giải ngân gói tín dụng hỗ trợ nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng cũng được kỳ vọng sẽ gián tiếp giúp hoạt động của các nhà thầu khởi sắc hơn năm 2022. Tuy nhiên, các "ông lớn" xây dựng vẫn khá thận trọng với triển vọng kinh doanh năm 2023 khi mà sức ép tài chính vẫn rất lớn.

Đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có một số doanh nghiệp như Coteccons, Vinaconex lên phương án chi tiết về kế hoạch kinh doanh năm 2023.

Theo đó, tại tài liệu dự họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 diễn ra vào ngày 25/4 tới đây, Coteccons dự kiến trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu hợp nhất tăng 12% so với năm 2022, lên mức 16.249 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến 233 tỷ đồng, cao gấp 11 lần so với mức nền thấp của năm 2022 - khi công ty thực hiện trích lập và kéo lãi về mức thấp nhất từ trước đến nay.

Theo đánh giá của HĐQT Coteccons, hiện doanh nghiệp đã hoàn tất cảnh báo cho toàn hệ thống về những rủi ro tiềm ẩn trên thị trường, 16 dự án có tổng giá trị nợ rất lớn đến từ mô hình tổ chức, quản lý cũ để lại đã từng bước xử lý được xử lý. Do đó giá trị các khoản trích lập dự phòng của năm 2023 sẽ giảm.

Quảng cáo

Bên cạnh đó, Coteccons cho biết cơ sở cho kế hoạch năm nay còn đến từ giá trị back-log để lại cho 2023 là 17.000 tỷ đồng, chưa bao gồm nhà máy sản xuất LEGO và kỳ vọng trúng thầu các dự án đầu tư công như siêu dự án sân bay Long Thành.

ctd-5177.jpg

Kế hoạch kinh doanh năm 2023 của Coteccons

Như vậy, nếu hoàn thành được các chỉ tiêu đặt ra, doanh thu của Coteccons sẽ là mức doanh thu cao nhất trong 4 năm và lợi nhuận sẽ là mức cao nhất 3 năm. Tuy nhiên, nếu so với giai đoạn đỉnh cao (2027-2018) khi mà doanh thu của công ty đạt đỉnh 27.000 - 28.600 tỷ đồng và lãi sau thuế lên tới 1.500-1.650 tỷ đồng, thì các mục tiêu của năm 2023 vẫn còn cách khá xa.

Cũng tại ĐHĐCĐ thường niên tới đây, Vinaconex dự kiến trình cổ đông kế hoạch kinh doanh 2023 với mức doanh thu hợp nhất đầy tham vọng, đạt 16.340 tỷ đồng, tăng 70% so với thực hiện năm 2022 và vượt cả mục tiêu doanh thu của doanh nghiệp đứng đầu ngành xây dựng là Coteccons. Đây cũng là mức doanh thu kỷ lục của doanh nghiệp nếu chỉ tiêu được hoàn thành.

Dù đặt mục tiêu doanh thu tăng mạnh song Vinaconex lại đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế hợp nhất “đi lùi” gần 8% so với năm ngoái, đạt 860 tỷ đồng.

Kế hoạch lợi nhuận thận trọng này được ban lãnh đạo Vinaconex đặt ra trong bối cảnh nền kinh tế mới chỉ đang trong giai đoạn bắt đầu phục hồi, thị trường tiếp tục biến động khó lường, biên lợi nhuận các hoạt động có khả năng không duy trì được như trước đây.

Trong khi đó, với những khó khăn chung của thị trường và đặc biệt là biến cố về nhân sự cấp cao trong năm 2022, Hòa Bình vừa thông báo giãn họp ĐHĐCĐ 2023 thêm 2 tháng (sang cuối tháng 6). Trước đó, nhà thầu xây dựng này cũng xin gia hạn nộp báo cáo kiểm toán năm 2022 sang cuối tháng 5.

Hòa Bình hiện chưa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên. Tuy nhiên, trong nghị quyết về kế hoạch kinh doanh năm 2023 dự kiến trình tại ĐHĐCĐ thường niên công bố cuối tháng 2, công ty dự kiến doanh thu năm 2023 sẽ giảm 11,5% so với năm 2022, đạt 12.500 tỷ đồng và kỳ vọng sẽ có lãi trở lại trong năm 2023 với mục tiêu đạt lợi nhuận sau thuế 125 tỷ đồng.

Tương tự, Ricons và Hưng Thịnh Incons cũng thông báo gia hạn thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 chậm nhất đến ngày 30/6/2023 và chưa công bố tài liệu họp.

Dù vậy, với Ricons, phát biểu tại lễ ký kết kế hoạch sản xuất kinh doanh hồi đầu năm, ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch sáng lập Ricons cho biết: “Năm 2022 là một năm nhiều cảm xúc đối với Ricons, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng vượt bậc, doanh thu ngoạn mục đạt hơn 11.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, năm qua công ty cũng đã thành công trong công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, nhân sự kế thừa. Bước sang năm mới, dù tiếp tục sẽ là năm nhiều thách thức đối với ngành xây dựng nhưng với nguồn việc sẵn có và những cơ hội Ricons chủ động nắm bắt, năm 2023 vẫn sẽ là một năm tràn đầy hy vọng, khởi sắc với Ricons”.

Còn với Newtecons - một doanh nghiệp khác trong hệ sinh thái của ông Trần Bá Dương - sau khi ghi nhận doanh thu vượt mốc 11.000 tỷ đồng năm 2022, ban điều hành công ty cũng đặt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng hai chữ số trong năm 2023. Theo đó, nếu thị trường có những chuyển biến tích cực, Newtecons vẫn hướng đến mục tiêu tăng trưởng hơn 10% so với năm trước.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội thống nhất xây dựng 3 cây cầu qua sông Hồng

Văn phòng UBND TP. Hà Nội vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi làm việc về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng như: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi…

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất? Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới

Duyệt chủ trương đầu tư khu công nghiệp 1.320 tỷ đồng ở Thanh Hóa

Dự án được triển khai bởi các nhà đầu tư, gồm: WHA Industrial Development 2 (SG) Pte. Ltd, Công ty TNHH WHA Industrial Management Services Việt Nam và Công ty Cổ phần WHAUP Nghệ An.

Dự án 1.000 ha của Novaland ở Đồng Nai được “gỡ vướng” pháp lý Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới

Dự án 1.000 ha của Novaland ở Đồng Nai được “gỡ vướng” pháp lý

Ngày 19/11, ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ký Quyết định số 3479 phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 - phạm vi tại một phần Khu đô thị phía Tây đường Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Cổ phiếu Rạng Đông Holding (RDP) rơi vào diện đình chỉ giao dịch FLC Quy Nhơn trở lại với Lễ hội Countdown hoành tráng chưa từng có cùng màn pháo hoa rực sáng rực bờ biển

VARS: Thí điểm cho phép doanh nghiệp được mua đất không phải đất ở để làm dự án nhà ở là cơ chế đúng đắn

Việc này không chỉ tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại đang bị “kẹt” vì không có yếu tố đất ở mà còn tăng khả năng tiếp cận đất đai, khuyến khích nhà đầu tư phát triển dự án, góp phần hỗ trợ tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường, theo VARS.

Novaland bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc mới Thị trường bất động sản trong chu kỳ mới, chuyên gia tiết lộ thời điểm đất nền khởi sắc trở lại

DOJILAND - Từ “chàng tân binh” vươn lên dẫn đầu xu hướng nghệ thuật trong lĩnh vực bất động sản

Ngày 17/11/2024, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DOJILAND, thành viên của Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ vì đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng.

Thách thức lớn nhất của FED dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump là xác định lãi suất trung tính? Chuyên gia điểm tên nhóm cổ phiếu đang ở vùng "quá bán", kỳ vọng bật tăng sau khi thị trường tạo đáy

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu đề xuất biện pháp xử lý các dự án tồn đọng

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Văn bản số 3766/UBND-ĐT ngày 14/11/2024 về việc triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.

Hàng nghìn tỷ đồng tồn kho của loạt "ông lớn" bất động sản: Doanh nghiệp nào "ôm" nhiều nhất? Giá nhà mới tại Trung Quốc giảm mạnh

Chung cư ven đô Hà Nội gần 100 triệu/m2, biệt thự lập đỉnh 1,4 tỷ đồng/m2, dòng tiền nhà đầu tư tìm đường thoát

Trong bối cảnh cả chung cư và biệt thự tại Hà Nội tăng nóng và chưa có dấu hiệu dừng lại dòng tiền của nhà đầu tư đang bị ùn ứ lâu ngày đang tìm đường thoát khỏi Hà Nội, đổ sang các thị trường mới.

Đấu giá đất tại huyện Hoài Đức “giảm nhiệt”, giá chốt lô đầu vẫn trên 100 triệu đồng/m2 Huyện vùng ven Hà Nội chốt ngày tổ chức đấu giá 24 lô đất, khởi điểm từ 3,8 triệu đồng/m2

Thị trường bất động sản trong chu kỳ mới, chuyên gia tiết lộ thời điểm đất nền khởi sắc trở lại

Các chuyên gia đều đồng tình cho rằng, từ quý II/2025, phân khúc đất nền đạt tốc độ thanh khoản tốt hơn, sôi động hơn. Thời điểm này được dự báo thị trường bất động sản bước vào giai đoạn khởi sắc.

Gần 3.900 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 10 tháng năm 2024 Nhà đầu tư đổ tiền mua gom bất động sản vì lo sợ hàng loạt chính sách sẽ đẩy giá BĐS tăng

Hàng nghìn tỷ đồng tồn kho của loạt "ông lớn" bất động sản: Doanh nghiệp nào "ôm" nhiều nhất?

Tính đến 30/9/2024, lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng và chủ yếu nằm ở nhóm doanh nghiệp bất động sản lớn. Thậm chí, một số doanh nghiệp có hàng tồn kho chiếm trên 50% tổng tài sản như Novaland, Nam Long, Khang Điền...

Giao dịch đất nền bất ngờ giảm trong quý 3, tồn kho gần 9.000 nền Tồn kho bất động sản gần 26.000 sản phẩm, tăng mạnh sau một quý và giá nhà vẫn tiếp tục tăng