PGBank bị xử phạt vì vi phạm quy định về công bố thông tin

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt tổng số tiền 157,5 triệu đồng vì một loạt vi phạm hành chính.

Ảnh minh họa

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây ban hành Quyết định số 283/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank), địa chỉ trụ sở tại tầng 16, 23, 24 tòa nhà Mipec, số 229 Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, TP. Hà Nội với tổng mức phạt là 157,5 triệu đồng.

Theo đó, PGBank bị phạt tiền 65 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật. Cụ thể, ngân hàng này công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật đối với các tài liệu: Nghị quyết số 125/2023/NQ-HĐQT ngày 20/10/2023 về việc thay đổi nhân sự, Nghị quyết số 50/2023/NQ-HĐQT ngày 25/5/2023 về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật; Nghị quyết số 01A/2023/NQ-HĐQT ngày 1/1/2023 về việc thông qua hợp đồng, giao dịch với người có liên quan; Nghị quyết số 01A/2022/NQ-HĐQT ngày 1/1/2022 về việc thông qua hợp đồng, giao dịch với người có liên quan.

Đồng thời, PGBank cũng công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật đối với báo cáo định kỳ tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022; báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022, về việc hoàn tất việc mua lại trái phiếu trước hạn.

PGBank còn bị phạt 65 triệu đồng do công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật. Theo thuyết minh báo cáo tài chính năm 2022 và năm 2023 đã được kiểm toán, ngân hàng phát sinh giao dịch với các bên liên quan (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) nhưng tại báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022, năm 2023, ngân hàng đã công bố thông tin không đầy đủ về giao dịch với đối tượng nêu trên theo quy định.

Quảng cáo

Ngoài ra, PGBank còn bị phạt 27,5 triệu đồng do là công ty đại chúng nhưng không đưa nội dung thù lao của từng thành viên hội đồng quản trị, tiền lương của tổng giám đốc (giám đốc) và người quản lý khác thành mục riêng trong báo cáo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 và năm 2023.

Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank) có tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex (PG Bank).

Sau khi Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) thoái vốn, tháng 11/2023, Hội đồng quản trị của PG Bank đã ban hành nghị quyết về việc thay đổi tên thương mại. Cụ thể, ngân hàng thay đổi tên viết bằng tiếng Việt đang sử dụng "Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex" thành "Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh Vượng và Phát triển".

Tên viết bằng tiếng nước ngoài thay đổi từ Petrolimex Group Commercial Joint Stock Bank thành Prosperity And Growth Commercial Joint Stock Bank. Tên viết tắt thay đổi từ PG Bank thành PGBank.

Ngày 1/7 vừa qua, PGBank có thông báo về việc cung cấp, công bố công khai thông tin các cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ ngân hàng, theo quy định tại Khoản 2, Điều 49, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024.

Sau khi Petrolimex thoái vốn, PGBank có 3 cổ đông lớn là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển thương mại Gia Linh, Công ty cổ phần Quốc tế Cường Phát và Công ty cổ phần Thương mại Vũ Anh Đức. Ba doanh nghiệp này đã mua lại 120 triệu cổ phiếu PGB, tương đương 40% vốn điều lệ PGBank tại buổi bán đấu giá hồi tháng 4/2023 của Petrolimex. Đáng chú ý cả 3 pháp nhân này đều có nhiều liên hệ tới Tập đoàn Thành Công (TC Group).

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.

BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số h

Sacombank đạt chứng nhận quốc tế PCI DSS 11 năm liền Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua

HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, tiên phong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cam kết minh bạch thông tin, quản trị chuyên nghiệp.

Bảng xếp hạng ROE ngân hàng quý 3/2024: HDBank tiếp tục dẫn đầu, MB áp sát ACB, Techcombank đang trở lại Lãi suất ngân hàng HDBank mới nhất tháng 11/2024: Gửi online 18 tháng có lãi suất cao nhất