Pacific Airlines lỗ thêm gần 1.500 tỷ đồng trong năm 2023

Năm 2023, Pacific Airlines lỗ thêm gần 1.500 tỷ đồng, nối dài chuỗi 4 năm thua lỗ liên tiếp với tổng lỗ luỹ kế hơn 8.000 tỷ đồng.

Pacific Airlines lỗ thêm gần 1.500 tỷ đồng trong năm 2023

Theo báo cáo thường niên vừa công bố của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (mã HVN) - công ty mẹ nắm giữ hơn 99% vốn của Pacific Airlines - trong năm 2023, doanh thu của Pacific Airlines tăng gần 26% so với năm 2022, lên 4.389 tỷ đồng. Tuy nhiên, Pacific Airlines vẫn lỗ trước thuế 1.499 tỷ đồng, giảm 28% so với năm trước đó.

Như vậy, hãng bay giá rẻ này đã có 4 năm thua lỗ liên tiếp, với số lỗ lũy kế hơn 8.000 tỷ đồng.

Theo Vietnam Airlines, trong năm 2023, thị trường vận tải hàng không nội địa phục hồi. Tháng 1 và đầu tháng 2 là giai đoạn cao điểm Tết nên Pacific Airlines đã tận dụng cơ hội tăng cường khai thác các đường bay nội địa và khai thác trở lại một số đường bay quốc tế.

Tuy nhiên, thị trường quốc tế phục hồi chậm, trong khi tốc độ tăng trưởng khách nội địa cũng không đạt so với kế hoạch, cộng thêm giá nhiên liệu tăng cao, tỷ giá biến động mạnh đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của Pacific Airlines.

Trước tình hình hết sức khó khăn của Pacific Airlines, Vietnam Airlines cho biết sẽ tiếp tục triển khai những giải pháp phối hợp nguồn lực, đàm phán với nhà cung cấp việc giãn/hoãn thanh toán, hỗ trợ giảm giá nhằm giúp Pacific Airlines vượt qua giai đoạn khủng hoảng.

pacific-4926.png
Quảng cáo

Cũng trong nỗ lực để tái cơ cấu, ngày 18/3 vừa qua, Pacific Airlines xác nhận tạm ngừng khai thác các đường bay sau khi trả toàn bộ máy bay đã thuê của đối tác. Việc trả toàn bộ máy bay cho đối tác có thể giúp Pacific Airlines xóa được các khoản công nợ khoảng 220 triệu USD (tương đương hơn 5.000 tỷ đồng), làm giảm gánh nợ tài chính cho Pacific Airlines và công ty mẹ Vietnam Airlines.

Báo cáo tài chính của Vietnam Airlines cũng ghi nhận khoản thu nhập khác trong năm 2023 tăng hơn 128% so với năm 2022, tương đương 400 tỷ đồng, chủ yếu do phát sinh khoản thu nhập bất thường do bên cho thuê máy bay xóa nợ cho Pacific Airlines.

Theo lộ trình tái cấu trúc, Pacific Airlines sẽ thuê máy bay của Vietnam Airlines để tối ưu hóa nguồn lực. Theo đó, hãng dự kiến sẽ thuê 3 tàu của Vietnam Airlines. Điều này nhằm giúp hãng duy trì giấy phép AOC. Vietnam Airlines cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ Pacific Airlines về dùng chung một số cơ sở hạ tầng, nguồn lực phục vụ hành khách (như quầy thủ tục, phương tiện phục vụ mặt đất).

Ngay sau khi Pacific Airlines thông báo dừng các đường bay, Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu Pacific Airlines khẩn trương tái cơ cấu, đưa tàu bay vào khai thác trở lại trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, đến nay đã hơn một tháng, Pacific Airlines vẫn chưa thể cất cánh trở lại khi chưa bổ sung tàu bay nào. Từ ngày 1/4 đến nay, hãng này vẫn cung cấp dịch vụ sân đỗ cho Bamboo Airways. Mọi công tác liên quan như chất xếp hành lý, vận chuyển đưa/đón hành khách từ nhà ga ra tàu bay và ngược lại trên mỗi chuyến bay đều được Pacific Airlines đảm nhận.

Pacific Airlines được thành lập năm 1991, là hãng hàng không cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Trong đó, Cục Hàng không dân dụng và 4 doanh nghiệp thành viên nắm 86,5% cổ phần, Saigon Tourist nắm 13% cổ phần và Tradevico nắm 0,5% cổ phần. Tới năm 1993, Cục Hàng không dân dụng chuyển giao cổ phần sang cho Vietnam Airlines (VNA) nắm giữ. Năm 2006, Tổng công ty đầu tư vốn nhà nước SCIC tiếp quản phần vốn của VNA tại Pacific Airlines.

Đến tháng 7/2007, Pacific Airlines có thêm sự tham gia của cổ đông chiến lược là Qantas Group sau khi hãng hàng không đến từ Australia ký hợp đồng đầu tư với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về việc mua lại 30% cổ phần của Pacific Airlines.

Theo thỏa thuận ban đầu, Qantas Group đầu tư 50 triệu USD để được sở hữu 18% cổ phần của Pacific Airlines, sau đó đầu tư thêm để được sở hữu 30%. Nhờ số tiền này mà Pacific Airlines có thể cắt lỗ nhưng đổi lại sẽ chuyển sang dùng thương hiệu Jetstar Pacific Airlines.

Đầu năm 2012, Thủ tướng Chính phủ giao Vietnam Airlines tiếp nhận nguyên trạng phần vốn Nhà nước của Jetstar Pacific từ SCIC (69%) và thực hiện tái cơ cấu lần thứ hai đối với Jetstar Pacific.

Tháng 10/2020, Qantas Group thực hiện các thủ tục rút khỏi Pacific Airlines và chuyển giao lại 30% cổ phần cho Vietnam Airlines theo hình thức tặng lại. Vietnam Airlines theo đó sở hữu gần 99% cổ phần của Jetstar Pacific. Sau sự rút lui của Qantas Group, Jetstar Pacific trở lại với thương hiệu cũ Pacific Airlines, đồng thời thay đổi logo và bộ nhận diện mới nhưng kết quả kinh doanh vẫn lỗ hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, nâng tổng lỗ lũy kế giai đoạn 2020 - 2023 lên hơn 8.000 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hòa Phát nợ vay gần 90.000 tỷ, tiền mặt xuống thấp nhất 4 năm

Thời điểm cuối quý 1/2025, Hòa Phát nợ vay gần 90.000 tỷ đồng, tăng hơn 6.000 tỷ so với đầu năm và là mức dư nợ vay tài chính cao kỷ lục kể từ khi hoạt động.

Vẫn còn nhiều dự định với "át chủ bài" thép, Hòa Phát có mở rộng mảng bất động sản và nông nghiệp? Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc hơn 14.000 tỷ đồng

Microsoft tăng giá bán một loạt sản phẩm

Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) vừa thông báo quyết định tăng giá máy chơi game Xbox Series S/X, bộ điều khiển không dây Xbox và thậm chí cả một số trò chơi mới dành cho Xbox trên toàn cầu.

Sau hơn 20 năm, Microsoft chính thức đóng cửa Skype Cổ phiếu công nghệ lao đao: Loạt “bigtech” NVIDIA, Microsoft, Alphabet, META giảm mạnh từ đỉnh, FPT cũng “bốc hơi” 33.000 tỷ vốn hóa

Vietnam Airlines báo lãi hơn 3.600 tỷ đồng trong quý I/2025 nhờ khách quốc tế và giá nhiên liệu

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – mã chứng khoán HVN) cho biết lợi nhuận hợp nhất trước thuế trong quý I/2025 ước đạt gần 3.625 tỷ đồng. Kết quả này chủ yếu nhờ sự phục hồi mạnh của khách quốc tế và giá nhiên liệu giảm so với cùng kỳ năm trước.

Vietnam Airlines báo lãi năm 2024 cao nhất lịch sử Nỗ lực thu hẹp thâm hụt thương mại Mỹ - Việt: Loạt đơn hàng tỷ đô của Vietnam Airlines, Vietjet, PV GAS Tin vui cho Vietnam Airlines và Vietjet: Chính phủ ban hành nghị định mở đường nhập khẩu máy bay từ Nga, Trung Quốc, Brazil, Canada và Anh

Quý I, doanh thu dịch vụ, khách sạn Vinpearl tăng 45% so với cùng kỳ 2024, lên hơn 2.400 tỷ đồng

Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của Vinpearl tăng 45% so với cùng kỳ năm 2024, lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh này cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 83%.

Quý I, VinFast bàn giao hơn 36.000 ô tô điện trên toàn cầu, gấp gần 4 lần cùng kỳ Quý I/2025, Vingroup báo doanh thu tăng 287%, lên hơn 84.000 tỷ đồng

Lợi nhuận của Sabeco về mức thấp nhất 14 quý

Cạnh tranh gia tăng cùng với "tác động kép" của Nghị định 168 và việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với Tập đoàn Bia Bình Tây sau khi hợp nhất đã khiến doanh thu của Sabeco sụt giảm, kéo theo lợi nhuận về mức thấp nhất kể từ quý IV/2021.

Sabeco báo lãi sau thuế 4.495 tỷ đồng năm 2024 Sabeco dự chi 6.400 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt, gấp 1,3 lần lợi nhuận mục tiêu năm 2025