CASA giảm đồng loạt, ngân hàng đối mặt áp lực vốn giá rẻ

Sau giai đoạn tăng trưởng ấn tượng nhờ làn sóng số hóa và dòng tiền rẻ hậu Covid-19, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại nhiều ngân hàng đang ghi nhận xu hướng sụt giảm rõ rệt. Diễn biến này khiến chi phí vốn của hệ thống ngân hàng gia tăng khiến biên lãi ròng (NIM) bị thu hẹp đáng kể.

lai-suat20250410072413202504160901272808520-1746692667.jpg
Tỷ lệ CASA giảm tại nhiều ngân hàng. (Ảnh minh họa)

Tiền gửi không kỳ hạn (CASA – Current Account Saving Account) từ lâu đã là thước đo quan trọng phản ánh năng lực bán lẻ và chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại. Đây cũng là yếu tố then chốt giúp cải thiện biên lợi nhuận (NIM), giảm chi phí vốn và nâng cao sức cạnh tranh về lãi suất cho vay.

Tuy nhiên, sau thời kỳ tăng trưởng ấn tượng giai đoạn 2020–2022, tỷ lệ CASA tại nhiều ngân hàng đang đối mặt với xu hướng sụt giảm trong vài năm gần đây, bất chấp nỗ lực chuyển đổi số và đa dạng hóa dịch vụ.

Khảo sát trên 27 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý I/2025 cho thấy, có tới 21 đơn vị ghi nhận CASA giảm so với đầu năm. Trong khi đó, chỉ có 6 ngân hàng tăng CASA, nhưng mức tăng đều không đáng kể. Trung bình, tỷ lệ CASA của nhóm giảm đã hạ từ 19,9% cuối năm 2024 xuống chỉ còn 18,5% vào cuối tháng 3/2025.

Diễn biến này phần lớn đến từ sự gia tăng của mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn trong năm 2024, khiến khách hàng ưu tiên gửi có kỳ hạn để hưởng lãi cao hơn, thay vì giữ tiền trong tài khoản thanh toán.

Tại SeABank, lượng tiền gửi khách hàng giảm tới 4,9% so với đầu năm trong khi lượng tiền gửi không kỳ hạn giảm tới 48,6%, kéo theo tỷ lệ CASA tụt mạnh từ 19,2% đầu năm xuống chỉ còn 10,4% – mức giảm trong nhóm mạnh nhất khảo sát.

Quảng cáo

Tương tự, LPBank cũng ghi nhận CASA giảm từ 9,8% xuống còn 6,9%, sau khi tiền gửi không kỳ hạn giảm 27,2%. Trong khi đó, HDBank và PGBank lần lượt giảm CASA 2,2 điểm % và 2,1 điểm %.

Đáng chú ý, ngay cả các ngân hàng đầu ngành về CASA cũng không tránh khỏi làn sóng sụt giảm. MB, dù vẫn giữ ngôi đầu bảng, cũng giảm từ 39,1% về 35,7%. Techcombank mất hơn 12.000 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn (tương đương 6,5%), khiến CASA giảm 2,3 điểm %, còn 35,1%. Vietcombank cũng giảm CASA từ 35,9% xuống 34,3%.

screen-shot-2025-05-08-at-32451-pm-1746692766.png
Tỷ lệ CASA của các ngân hàng cuối quý I/2025. (Tổng hợp: Trần Thúy)

Một tín hiệu đáng lưu ý, là có tới 11/27 ngân hàng khảo sát (tương đương 40,7%) có tỷ lệ CASA dưới 10%. BacABank hiện là ngân hàng có tỷ lệ CASA thấp nhất toàn hệ thống, chỉ ở mức 2,8%. Xếp sau là VietABank (4,3%) và VietBank (5,4%). Các ngân hàng như Nam A Bank (5,7%), BVBank (6,2%) và Kienlongbank (6,7%) cũng ghi nhận tỷ lệ CASA khá khiêm tốn.

CASA đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chi phí vốn – yếu tố cốt lõi ảnh hưởng trực tiếp đến biên lãi ròng (NIM) của ngân hàng. Khi tỷ lệ CASA giảm, cơ cấu nguồn vốn có xu hướng lệch về tiền gửi kỳ hạn – vốn có chi phí cao hơn đáng kể khiến dư địa giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ tín dụng ngày càng thu hẹp.

Khác với cuộc đua lãi suất huy động thường thấy trên thị trường, thu hút CASA là một “cuộc chiến âm thầm” nhưng rất khốc liệt. Bởi vì tiền gửi không kỳ hạn không thể được “mua” bằng lãi suất cao, mà phụ thuộc vào năng lực xây dựng hệ sinh thái dịch vụ đa kênh, đầu tư công nghệ, chăm sóc khách hàng và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.

Để giữ chân khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán thường xuyên, nhiều ngân hàng đang tăng tốc chuyển đổi số, miễn phí dịch vụ, tích hợp thanh toán QR, hoàn tiền khi chi tiêu qua tài khoản, và tặng thưởng khi giao dịch thường xuyên.

Trong bối cảnh thị trường vốn ngày càng cạnh tranh, việc duy trì và từng bước phục hồi tỷ lệ CASA trong năm 2025 được xem là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội để các ngân hàng củng cố nền tảng khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động – đặc biệt với nhóm ngân hàng quy mô vừa và nhỏ.

Theo doanhnghiepkinhtexanh.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

BIDV triển khai “Nâng hạng ưu tiên – Đặc quyền đẳng cấp” dành cho khách hàng cá nhân

Từ nay đến hết ngày 31/12/2025 khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm hoặc duy trì số dư trong tài khoản đạt đủ điều kiện có cơ hội trở thành khách hàng ưu tiên BIDV Premier và nhận quà tặng đến 1 triệu đồng, cùng nhiều đặc quyền trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp.

Chủ tịch BIDV: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu BIDV dự kiến tăng trưởng tín dụng 15-16%

Cổ phiếu SHB bật tăng hơn 5%, khối ngoại mua ròng hơn 22 triệu cổ phiếu

Kết phiên ngày 15/5, cổ phiếu SHB có giá 13.700 đồng/cp, tăng 5,4%, lũy kế tăng 48% so với đầu năm. Khối lượng giao dịch gần 168 triệu đơn vị, cao thứ 2 từ đầu năm, trong đó, khối ngoại mua ròng kỷ lục hơn 22 triệu cổ phiếu. Trong 2 tháng gần đây, khối lượng giao dịch trung bình của SHB đạt 77 triệu cổ phiếu, hơn gấp đôi so với 3 tháng đầu năm.

ĐHĐCĐ SHB: Có thể hoàn thành chuyển nhượng SHBFC sớm hơn dự kiến Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới

PGBank chuẩn bị họp đại hội bất thường để bầu bổ sung nhân sự cấp cao

PGBank dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 7 tới để bầu bổ sung nhân sự vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2025–2030, sau khi một số ứng viên rút hồ sơ.

Ba cổ đông lớn bất ngờ “xả” gần 6,5% vốn điều lệ PGBank (PGB) PGBank có nữ Chủ tịch mới ĐHĐCĐ PGBank: Mục tiêu lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Mang G-Dragon trở lại Việt Nam sau 12 năm, cổ phiếu VPB tăng trần rực rỡ

Không chỉ gây sốt khi công bố đại nhạc hội quy tụ loạt sao Kpop đình đám như G-Dragon và CL, VPBank còn khiến nhà đầu tư sục sôi khi cổ phiếu VPB tăng hết biên độ trong phiên 14/5, thanh khoản vọt lên mức kỷ lục hơn 95 triệu đơn vị.

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 26%, tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng Chủ tịch VPBank: GPBank sẽ thoát lỗ, đạt lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng trong năm nay VPBank chuẩn bị chi gần 4.000 tỷ đồng trả cổ tức ngay trong tháng 5

Giá vàng SJC tăng nhẹ, chênh với vàng thế giới gần 17 triệu đồng/lượng

Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 101,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 16,6 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá có thể diễn biến tích cực hơn trong quý II Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao UOB: Tỷ giá USD/VND có thể lên 26.300 VND trong quý III/2025

Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn cho NCB lên hơn 19.200 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

NCB lên kế hoạch lợi nhuận 59 tỷ đồng, tiếp tục tăng vốn thêm hơn 59% NCB hé lộ quá trình xử lý 200 triệu cổ phiếu Bamboo Airways NCB “gây sốt” với thẻ Visa phiên bản giới hạn, kết nối giá trị lịch sử và tương lai

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên?

Nghị định 69 cho phép nâng room ngoại lên 49% tại các ngân hàng tham gia tái cơ cấu, mở ra cơ hội lớn cho MB, VPBank và HDBank. Tuy vậy, bài toán nới room không chỉ phụ thuộc vào chính sách, mà còn bị chi phối bởi nhu cầu tăng vốn, yếu tố sở hữu Nhà nước và dòng tiền từ nhà đầu tư ngoại.

Giáo sư Harvard: Các ngân hàng ở Việt Nam thường tương đồng về dịch vụ và định vị Con gái Chủ tịch OCB bán ra hơn 4,6% vốn ngân hàng trong hơn 1 tháng CASA giảm đồng loạt, ngân hàng đối mặt áp lực vốn giá rẻ

Techcombank lập kỷ lục mới sau khi ông Hồ Hùng Anh nói về mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD

Sau gần 2 tuần kể từ khi Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh nói về mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, vốn hoá ngân hàng đã tăng thêm gần 1 tỷ USD.

Techcombank duy trì phong độ ổn định trong quý I/2025, củng cố nền tảng tăng trưởng dài hạn Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á – Thái Bình Dương: Xây dựng thương hiệu từ nội lực, tạo dấu ấn khu vực và Quốc tế

Ngày nay, thương hiệu không còn là một khái niệm gắn với truyền thông đơn thuần, mà đã trở thành một tài sản chiến lược, phản ánh nội lực và năng lực cạnh tranh dài hạn của mỗi tổ chức.

Techcombank duy trì phong độ ổn định trong quý I/2025, củng cố nền tảng tăng trưởng dài hạn Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%

Tín dụng xanh bứt tốc, nhưng cần khung pháp lý để đi xa

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, nguồn vốn tín dụng xanh đang đóng vai trò ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít vướng mắc về thể chế, nhận thức và nguồn lực.

Mở rộng đối tượng tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng