Nhiều nguyên nhân đằng sau con số thâm hụt thương mại cao nhất trong lịch sử của Mỹ

Những thông tin gần đây đã cho thấy bức tranh trái chiều về kinh tế Mỹ khi mà Fed nâng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát bằng cách hãm tăng trưởng kinh tế.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong năm ngoái, Mỹ công bố thâm hụt thương mại cao nhất trong lịch sử khi nhu cầu toàn cầu yếu đi trong bối cảnh lạm phát cao, lãi suất leo thang, có nhiều yếu tố gián đoạn bắt nguồn từ căng thẳng Nga – Ukraine cũng như tác động từ đại dịch COVID-19.

Bộ Thương mại Mỹ công bố giá trị hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ cao hơn giá trị hàng hóa xuất khẩu ước tính khoảng 948,1 tỷ USD, tăng 12,2% so với năm 2021.

Những thông tin gần đây đã cho thấy bức tranh trái chiều về kinh tế Mỹ khi mà Fed nâng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát bằng cách hãm tăng trưởng kinh tế. Sản lượng của ngành sản xuất và doanh số bán nhà Mỹ trong tháng 12/2022 giảm. Tuy nhiên, tuyển dụng tháng 1/2022 tăng trưởng mạnh và GDP Mỹ tăng trưởng vững vàng 2,9% trong quý gần nhất.

Tại Trung Quốc, xuất khẩu tăng trưởng bùng nổ đã hỗ trợ rất nhiều cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vượt qua đại dịch COVID-19.

Trái ngược với các tháng trước, trong tháng 12/2022, xuất khẩu của Trung Quốc sang phần còn lại của thế giới giảm ước tính 9,9% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm này như vậy sâu hơn so với con số 8,7% của tháng 11/2022, theo Hải quan Trung Quốc. Như vậy, xu thế xuất khẩu tăng trưởng nhảy vọt trong đại dịch COVID-19 khi mà người tiêu dùng phương Tây mua mạnh hàng điện tử và hàng hóa tiêu dùng đã chính thức đảo ngược.

Thương mại với châu Âu đồng thời giảm ở thời điểm cuối năm 2022, phản ánh cho nhu cầu nội địa châu Âu cũng như nhu cầu ở các thị trường ngoài châu Âu yếu đi. Nhập khẩu hàng hóa của Đức tháng 12/2022 giảm 6,1% so với tháng trước đó còn xuất khẩu hàng hóa của Đức giảm ước tính 6,3%. Tại Pháp, nhập khẩu giảm 1,9% so với quý 3/2022 còn xuất khẩu giảm 0,3%.

Xu thế thương mại gần đây phản ánh cho ảnh hưởng từ thay đổi mới nhất, chuyên gia kinh tế trưởng tại Ernst & Young LLP – ông Gregory Daco khẳng định. Cũng theo ông Daco, cả nguồn cung và nhu cầu đều đang tái cân bằng lại sau một đợt điều chỉnh gây sốc.

Ông Daco cho biết nhập khẩu của Mỹ nhiều khả năng chịu áp lực suy giảm trong môi trường mà tiêu dùng và tăng trưởng đầu tư doanh nghiệp đều đang hạ nhiệt.

Trong tháng 12/2022, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng 1,3% so với tháng liền trước khi mà người Mỹ mua thêm hàng nhập khẩu ví như điện thoại di động và các loại phương tiện. Nhu cầu với hàng Mỹ ví như hàng hóa công nghiệp và tiêu dùng giảm đi cũng khiến cho xuất khẩu hàng hóa giảm đến 0,9% so với tháng liền trước đó.

Thâm hụt thương mại tháng 12/2022 của Mỹ ở mức 67,4 tỷ USD, theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, cao hơn đáng kể so với mức 61 tỷ USD của tháng 11/2022.

Triển vọng kinh tế tại nhiều khu vực lớn của thế giới đã cải thiện trong những tháng gần đây. Giới chức Trung Quốc nới lỏng biện pháp kiểm soát COVID-19 và đồng thời mở cửa nền kinh tế. Châu Âu gần đây đã có những dấu hiệu bình ổn do những mối lo về năng lượng giảm đi. Kinh tế toàn cầu trong năm nay nhiều khả năng sẽ tăng trưởng cao hơn so với kỳ vọng, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Xuất khẩu của Trung Quốc năm 2022 cao hơn 7% so với cùng kỳ năm trước, ở mức 3,6 nghìn tỷ USD, tuy nhiên con số tăng trưởng này vẫn thấp hơn đáng kể so với mức tăng 2 con số trong năm 2021. Thực tế này đã củng cố cho kỳ vọng rằng Trung Quốc đã không còn có thể dựa vào thương mại cao để hỗ trợ cho tăng trưởng trong năm 2023.

Nhu cầu hàng hóa phương Tây sụt giảm và việc Trung Quốc ngừng chính sách zero COVID-19 trong năm ngoái đã gây ra nhiều sức ép với cường quốc xuất khẩu này. Xuất khẩu của Hàn Quốc tháng 12/2022 giảm 9,6% so với cùng kỳ năm trước còn xuất khẩu của Đài Loan gairm 3% theo số liệu từ công ty cung cấp dữ liệu CEIC.

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE