Ngành công nghệ châu Âu bốc hơi trên 400 tỷ USD trong năm

Hơn 400 tỷ USD đã bị xóa sổ khỏi giá trị của ngành công nghệ châu Âu trong năm nay.

Tổng giá trị thị trường của tất cả các công ty công nghệ tư nhân và nhà nước ở châu Âu đã giảm từ mức cao nhất là 3,1 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2021 xuống còn 2,7 nghìn tỷ USD - theo báo cáo hàng năm “Thực trạng công nghệ châu Âu” của công ty đầu tư mạo hiểm Atomico.

Báo cáo của Atomico cho biết, dựa trên dữ liệu định lượng và khảo sát ở 41 quốc gia, tổng vốn đầu tư mạo hiểm của các công ty khởi nghiệp châu Âu dự kiến sẽ giảm 18% xuống còn 85 tỷ USD trong năm nay.

Các nhà đầu tư nước ngoài phần lớn rút lui khỏi lĩnh vực công nghệ của lục địa già, với số lượng các nhà đầu tư Mỹ đang hoạt động trong “các vòng gọi vốn lớn” từ 100 triệu USD trở lên giảm 22% so với năm ngoái.

Các số liệu đã nhấn mạnh một năm khó khăn đối với ngành công nghệ. Các công ty công nghệ có giá trị cao chứng kiến cổ phiếu của họ chịu áp lực từ các yếu tố toàn cầu, bao gồm cả việc Nga tấn công Ukraine và chính sách tiền tệ thắt chặt hơn.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các ngân hàng trung ương khác đang tăng lãi suất và đảo ngược các biện pháp kích thích thời đại dịch COVID-19 để ngăn chặn lạm phát tăng vọt. Điều đó đã thúc đẩy các nhà đầu tư đánh giá lại vị thế của họ đối với các công ty công nghệ thua lỗ, những công ty có giá trị thường dựa trên kỳ vọng về dòng tiền trong tương lai.

Tom Wehmeier, một đối tác tại Atomico, nói với CNBC: “Đó là một năm khó khăn – chiến tranh ở Ukraine, lạm phát, tăng lãi suất, căng thẳng địa chính trị trên khắp lục địa. Đây là môi trường kinh tế vĩ mô thách thức nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008)”.

Ở châu Âu, một số công ty đã chứng kiến giá trị thị trường của họ sụt giảm nghiêm trọng. Klarna, tập đoàn "mua ngay, trả sau" của Thụy Điển, đã giảm 85% mức định giá từ 45,6 tỷ USD xuống còn 6,7 tỷ USD trong cái gọi là “vòng đi xuống”. Trong khi đó, cổ phiếu của dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Spotify giảm hơn 60% trong năm qua.

Theo báo cáo của Atomico, dựa trên dữ liệu định lượng và khảo sát ở 41 quốc gia, tổng vốn đầu tư mạo hiểm của các công ty khởi nghiệp châu Âu dự kiến sẽ giảm xuống còn 85 tỷ USD trong năm nay. Con số này giảm 18% so với hơn 100 tỷ USD mà các công ty khởi nghiệp châu Âu huy động được vào năm 2021.

Tuy vậy, Atomico cho biết đây vẫn là số tiền cao thứ hai từng được đầu tư vào hệ sinh thái công nghệ châu Âu cho đến nay. Đầu tư công nghệ châu Âu đã phá vỡ kỷ lục vào năm ngoái khi sự tham gia của các nhà đầu tư Mỹ tăng lên một tầm cao mới.

Năm nay chứng kiến sự đảo ngược của xu hướng đó, với việc làn sóng nhà đầu tư nước ngoài rút lui. Số lượng các nhà đầu tư Mỹ đang hoạt động trong “các vòng gọi vốn lớn” từ 100 triệu USD trở lên đã giảm 22% so với năm ngoái.

Quảng cáo

cong-nghe-8411.png

Môi trường đầu tư công nghệ tại châu Âu đã trở nên ảm đạm trong năm 2022. Ảnh: moneycontrol

Chuyên gia Wehmeier nói: “Hiện tại, môi trường vốn ít thanh khoản hơn. Chúng ta đã chuyển từ giai đoạn năm 2021 khi vốn dồi dào, sang giai đoạn khó huy động vốn hơn và chi phí vốn tăng lên.”

Atomico cho biết trong nửa đầu năm 2022, lĩnh vực công nghệ của châu Âu vẫn đầy lạc quan, với mức đầu tư vẫn cao hơn 4% so với cùng thời điểm năm 2021.

Tuy nhiên, đầu tư bắt đầu chậm lại từ tháng 7 và giảm tốc hơn nữa cho đến tháng 8 và tháng 9. Kể từ đó, mức đầu tư hàng tháng trung bình vào khoảng 3 - 5 tỷ USD, tương đương mức của năm 2018.

Tốc độ ra đời các "kỳ lân" (công ty khởi nghiệp lớn) cũng chậm lại, với số lượng "kỳ lân" mới trị giá hơn 1 tỷ USD được tạo ra trong năm 2022 giảm xuống còn 31 từ 105 vào năm ngoái.

Trong khi đó, trên thị trường công, Atomico cho biết chỉ có ba đợt IPO công nghệ với mức vốn hóa thị trường từ 1 tỷ USD trở lên diễn ra trên toàn cầu vào năm 2022, trong đó có hai đợt diễn ra ở châu Âu. Vào năm 2021, có 86 đợt IPO như vậy.

Và khu vực này không tránh khỏi làn sóng sa thải công nghệ. Theo báo cáo, các công ty có trụ sở tại châu Âu đã sa thải hơn 14.000 nhân viên trong năm nay, chiếm 7% tổng số lượt sa thải trên toàn cầu.

Tuy nhiên, đối với một số nhà đầu tư, không phải tất cả đều u ám. Per Roman, đối tác tại GP Bullhound, cho biết ông lạc quan về triển vọng của một số công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng và công nghệ môi trường.

“Có rất nhiều mặt tích cực", ông Roman nói với CNBC ngày 5/12. “Ngay bây giờ, chúng ta đã thấy trong suốt cả năm, thị trường phần mềm và internet đang được định giá lại, tôi nghĩ điều đó khá tích cực và lành mạnh".

“Đồng thời, các lớp phần mềm này đang vận hành thế giới chúng ta đang sống ngày nay, cho dù đó là bệnh viện, trường học hay công trường xây dựng. Vì vậy, các nguyên tắc cơ bản cốt lõi sẽ vẫn mạnh mẽ trong thập kỷ tới", chuyên gia Roman nhận định.

Sarah Guemouri, Chủ tịch Atomico, cho biết có nhiều lý do để lạc quan. Một là sự tăng trưởng trong ngành công nghệ của Ukraine. Bất chấp sự tấn công dữ dội của Nga, hoạt động kinh doanh đã trở lại mức trước chiến tranh đối với 85% công ty công nghệ thông tin Ukraine. Kể từ khi chiến sự bắt đầu, 77% công ty ICT ở Ukraine đã thu hút được khách hàng mới. Thứ hai là mặc dù bức tranh thị trường ảm đạm trong năm nay, đầu tư vào công nghệ ở châu Âu vẫn lớn gấp 8 lần so với năm 2015.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Xe hơi Nhật Bản cũng phải dựa vào công nghệ Trung Quốc, từ Toyota, Nissan cho đến Honda đều nhận thua

Việc bắt tay với Huawei, Momenta, CATL… đang giúp các hãng xe hơi Nhật rút ngắn lộ trình phát triển công nghệ buồng lái thông minh và ADAS, đảm bảo không bị tụt hậu quá xa so với Tesla, BYD.

5 dự án cao tốc sẽ thông xe kỹ thuật vào 19/4 ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu lợi nhuận tăng 7,4%, lên kế hoạch tham gia các dự án đường sắt cao tốc, sân bay

Người Mỹ tranh thủ “mua vét” ô tô do lo ngại thuế quan

Theo đại lý ô tô và các phân tích trong ngành, nguồn cung xe mới và xe đã qua sử dụng tại Mỹ đang giảm nhanh chóng, khi người tiêu dùng đổ xô mua ô tô và xe tải trước khi giá có thể tăng do thuế quan.

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu rung chuyển do thuế quan của Mỹ Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ

Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây đã chỉ trích các mức thuế quan mới của Mỹ “về cơ bản là sai” khi Đức cảnh báo rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể trả đũa bằng cách nhắm vào các ông lớn công nghệ Mỹ.

Bitcoin rơi thẳng đứng xuống dưới 77.000 USD trong 'cơn bão' thuế quan của ông Trump Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan

Áp dụng trí tuệ vào bất động sản công nghiệp Việt Nam nhiều thách thức

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là yếu tố thiết yếu trong tương lai của thị trường bất động sản công nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng AI tại Việt Nam vẫn còn gặp thách thức.

Điểm danh những cổ phiếu hạ tầng khu công nghiệp “hút” nhà đầu tư Liên tiếp cấp phép dự án lớn, bất động sản công nghiệp hưởng lợi

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu rung chuyển do thuế quan của Mỹ

Thông tin về việc Mỹ thông báo mức thuế 25% đối với ô tô và xe tải nhẹ nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 3/4 nhập khẩu đã lan rộng khắp thế giới khi các nhà cung cấp xe toàn cầu cảnh báo về việc tăng giá ngay lập tức và các đại lý bày tỏ lo ngại về tình trạng

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô, khí hóa lỏng LNG Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/3 đã thông báo quyết định áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu - điều mà ông đã cam kết từ lâu với các cử tri Mỹ và được áp dụng từ ngày 2/4 tới.

Không bị áp thuế bán phá giá, tập đoàn thép lớn nhất VN tiết lộ bí quyết làm việc với cơ quan điều tra EU EU lùi thời hạn áp thuế trả đũa Mỹ