Nền kinh tế lớn thứ ba châu Á chuyển hướng xuất khẩu linh kiện điện tử

Ấn Độ đã lần đầu tiên bắt đầu xuất khẩu linh kiện điện tử sang Trung Quốc và Việt Nam để sản xuất các thiết bị Apple, báo hiệu sự thay đổi đáng kể trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

57d6de65938f35d16c9e-20240927112043.jpg
Ấn Độ đã lần đầu tiên bắt đầu xuất khẩu linh kiện điện tử sang Trung Quốc và Việt Nam để sản xuất các thiết bị Apple. Ảnh minh họa: Văn Xuyên/BNEWS/TTXVN

Phóng viên TTXVN tại New Delhi ngày 2/3 dẫn các nguồn tin cho biết, Ấn Độ đã lần đầu tiên bắt đầu xuất khẩu linh kiện điện tử sang Trung Quốc và Việt Nam để sản xuất các thiết bị Apple, báo hiệu sự thay đổi đáng kể trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các công ty như Motherson Group, Jabil, Aequs và Tata Electronics đang sản xuất những bộ phận cơ khí thiết yếu, như vỏ máy cho MacBook, AirPods, Đồng hồ, bút, iPhone, và cung cấp cho các đơn vị lắp ráp của Apple tại Trung Quốc và Việt Nam.

Quảng cáo

Theo một nguồn tin, "trong nỗ lực tăng cường giá trị gia tăng trong nước và xây dựng hệ sinh thái địa phương (tại Ấn Độ), Apple đang mở rộng hoạt động mua sắm nội địa ngoài iPhone và các linh kiện chính của hãng. Đó là lý do tại sao công ty đã khởi xướng sáng kiến lớn này để sản xuất cơ khí, đặc biệt là vỏ máy, cho những sản phẩm của mình".

Quyết định xuất khẩu các linh kiện điện tử quan trọng của Ấn Độ đánh dấu một sự thay đổi đáng kể, vì quốc gia này đã phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam trong hơn 20 năm. Bằng cách tham gia vào thị trường sản xuất điện tử toàn cầu, Ấn Độ đang củng cố vị thế của mình. Các chuyên gia trong ngành ước tính, xuất khẩu linh kiện của Ấn Độ có thể đạt 35-40 tỷ USD vào năm 2030-31.

Để hỗ trợ thêm cho sản xuất trong nước, Chính phủ Ấn Độ dự kiến đưa ra chương trình khuyến khích liên kết sản xuất (PLI) trị giá 3 tỷ USD.

Apple hiện chỉ lắp ráp iPhone tại Ấn Độ, nhưng dự kiến sẽ sớm bắt đầu sản xuất AirPods. Trong khi đó, các linh kiện cho MacBook, đồng hồ và những thiết bị Apple khác sẽ tiếp tục được vận chuyển đến Trung Quốc và Việt Nam để lắp ráp cuối cùng. Động thái tăng nguồn cung linh kiện từ Ấn Độ của công ty là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đồng thời tăng cường giá trị gia tăng tại địa phương. Sự thay đổi này diễn ra sau khi Ấn Độ ghi nhận hơn 11,4 tỷ USD xuất khẩu iPhone vào đầu năm 2024.

Với Apple đi đầu, ngành công nghiệp điện tử của Ấn Độ sẽ tăng trưởng đáng kể, khẳng định vị thế là trung tâm sản xuất linh kiện toàn cầu quan trọng trong tương lai gần.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ

Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây đã chỉ trích các mức thuế quan mới của Mỹ “về cơ bản là sai” khi Đức cảnh báo rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể trả đũa bằng cách nhắm vào các ông lớn công nghệ Mỹ.

Bitcoin rơi thẳng đứng xuống dưới 77.000 USD trong 'cơn bão' thuế quan của ông Trump Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan

Áp dụng trí tuệ vào bất động sản công nghiệp Việt Nam nhiều thách thức

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là yếu tố thiết yếu trong tương lai của thị trường bất động sản công nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng AI tại Việt Nam vẫn còn gặp thách thức.

Điểm danh những cổ phiếu hạ tầng khu công nghiệp “hút” nhà đầu tư Liên tiếp cấp phép dự án lớn, bất động sản công nghiệp hưởng lợi

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu rung chuyển do thuế quan của Mỹ

Thông tin về việc Mỹ thông báo mức thuế 25% đối với ô tô và xe tải nhẹ nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 3/4 nhập khẩu đã lan rộng khắp thế giới khi các nhà cung cấp xe toàn cầu cảnh báo về việc tăng giá ngay lập tức và các đại lý bày tỏ lo ngại về tình trạng

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô, khí hóa lỏng LNG Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/3 đã thông báo quyết định áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu - điều mà ông đã cam kết từ lâu với các cử tri Mỹ và được áp dụng từ ngày 2/4 tới.

Không bị áp thuế bán phá giá, tập đoàn thép lớn nhất VN tiết lộ bí quyết làm việc với cơ quan điều tra EU EU lùi thời hạn áp thuế trả đũa Mỹ

Trung Quốc lại khiến thế giới phải nể phục: Tung ra 3 công nghệ lần đầu tiên được áp dụng trên thế giới trong lĩnh vực vận tải đường sắt

Ngày 22/3, tại ga cảng Hoàng Hoa thuộc tuyến đường sắt Sóc Hoàng, hệ thống điều khiển tàu tự động thông minh cho đường sắt trọng tải lớn đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển đã chính thức vận hành.

Các chuỗi F&B Trung Quốc “lấn sân” Đông Nam Á, thách thức các “ông lớn” Mỹ Trung Quốc nỗ lực kích cầu giữa bão thuế quan Mỹ

Cuộc đua AI tại Trung Quốc ngày càng “nóng” hơn

Tối ngày 21/3, tập đoàn công nghệ Tencent của Trung Quốc đã chính thức ra mắt phiên bản hoàn chỉnh của mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) T1, đẩy mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực AI vốn ngày càng sôi động.

Mỹ có thể đổi hướng chính sách đối với các tập đoàn công nghệ Cổ phiếu công nghệ lao đao: Loạt “bigtech” NVIDIA, Microsoft, Alphabet, META giảm mạnh từ đỉnh, FPT cũng “bốc hơi” 33.000 tỷ vốn hóa