Giá bình quân xuất khẩu nhân điều đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2022

Giá bình quân xuất khẩu nhân điều của Việt Nam trong tháng 6 đạt mức 6.008 USD/tấn, tăng gần 10% so với tháng trước và tăng gần 5% so với tháng 6/2023. Đây là mức giá bình quân xuất khẩu nhân điều cao nhất kể từ tháng 9/2022.

Giá bình quân xuất khẩu nhân điều đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2022
Ảnh minh họa

Giá bình quân xuất khẩu nhân điều tăng gần 10%

Dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan, Cục Xuất nhập khẩu (XNK) – Bộ Công Thương cho biết, tháng 6/2024 Việt Nam xuất khẩu được 62,64 nghìn tấn hạt điều, tương đương 376,32 triệu USD, so với tháng 6/2023 tăng 4,5% về lượng và tăng 9,5% về trị giá. Lũy kế, 6 tháng đầu năm 2024 đạt 353,5 nghìn tấn, trị giá 1,94 tỷ USD, tăng 26,2% về lượng và tăng 1 8,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 6, giá bình quân xuất khẩu hạt điều đạt 6.008 USD/tấn, tăng 9,8% so với tháng trước và tăng 4,8% so với tháng 6/2023, và là mức giá bình quân xuất khẩu nhân điều cao nhất kể từ tháng 9/2022. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, giá bình quân xuất khẩu hạt điều đạt mức 5.502 USD/tấn, giảm 6,4% so với

Theo số liệu tổng hợp từ Văn phòng Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), số lượng xuất khẩu nhân điều sơ chế trong tháng 6/2024 đạt 70,838 nghìn tấn, tương đương 425,197 triệu USD, so với tháng 6/2023, tăng 18,17% về khối lượng và tăng 25,95% về giá trị. Giá xuất khẩu bình quân đạt 6.002 USD/tấn, so với cùng kỳ tăng 6,59%.

Lũy kế, nửa đầu năm nay Việt Nam xuất khẩu hạt điều đạt 376,161 nghìn tấn, tương đương 2,064 tỷ USD. So với cùng kỳ tăng 34,74% về khối lượng và tăng 29,07% về kim ngạch. Giá xuất khẩu bình quân nhân điều đạt 5.452 USD/tấn, giảm 4,62% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu nhân điều năm 2024 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao và đề xuất của Vinacas, lượng nhân điều xuất khẩu là 650 nghìn tấn. Nửa đầu năm nay đã xuất khẩu được 376,161 nghìn tấn, so với kế hoạch năm đạt 57,87% về lượng và đạt 55,81% về kim ngạch.

Ở chiều ngược lại, lượng điều thô nhập khẩu trong tháng 6 đạt 274,744 nghìn tấn, tương đương 307,547 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 19,29% về lượng và giảm 18,94% về kim ngạch. Giá nhập khẩu bình quân đạt 1.119 USD/tấn, tăng 0,43%.

Lũy kế, nửa đầu năm nay nhập khẩu điều thô đạt 1,441 triệu tấn, tương đương 1,713 tỷ USD, so với cùng kỳ giảm 4,46% về lượng. Giá nhập khẩu bình quân đạt 1.174 USD/tấn, giảm 6,11% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch sản xuất kinh doanh của VINACAS đạt 72,08%.

Ông Tạ Quang Huyên, Phó chủ tịch Vinacas, Giám đốc Công ty Hoàng Sơn 1 cho biết, do ảnh hưởng nguồn cung điều thô nên tình hình xuất khẩu nhân điều trong 6 tháng cuối năm có thể giảm chút so với 6 tháng đầu năm.

Quảng cáo

“Chúng ta chưa biết tổng lượng nguyên liệu nhập khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ diễn biến như thế nào, nên lượng nhân điều xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm chỉ có thể bằng hoặc giảm một chút so với 6 tháng đầu năm chứ không thể tăng hơn được, nhưng xuất khẩu cả năm 2024 vẫn đạt và có thể vượt một chút so với năm 2023. Nguyên nhân xuất khẩu nhân điều không tăng là do nguồn cung nguyên liệu bị khan hiếm, vì nửa đầu năm nhập khẩu điều thô giảm gần 5%”, Phó chủ tịch Vinacas nói.

Giảm nhập điều thô dẫn đến lượng tồn kho giảm theo, mặc dù nguồn điều thô phục vụ chế biến ngay và xuất khẩu vẫn đủ, vì các doanh nghiệp đã nhập khẩu cho cả năm, nhưng nửa đầu năm nay đã tăng lượng xuất khẩu trong khi lượng nhập giảm, làm ảnh hưởng đến lượng điều xuất khẩu nửa cuối năm. Lượng điều nhân xuất khẩu trong nửa cuối năm nếu có giảm cũng không đáng kể. Dự báo, giá nhân điều xuất khẩu 6 tháng cuối năm sẽ tốt hơn 6 tháng đầu năm.

Lý giải về sự chênh lệch số liệu thống kê giữa Vinacas và Tổng cục Hải quan, theo ông Huyên, do phương pháp hoặc chuẩn mực thống kê của mỗi bên và các con số này chỉ mang tính tham khảo, không mang tính tuyệt đối, tuy nhiên khi thống kê cả năm thì kết quả cuối cùng sẽ tương đương nhau.

Xuất khẩu nhân điều sang hầu hết các thị trường đều tăng

Cục XNK cho biết, trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam tăng xuất khẩu nhân điều sang hầu hết các thị trường truyền thống và tiềm năng, ngoại trừ Ả rập Xê út. Đáng chú ý, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang nhiều thị trường lớn đều ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số.

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2024, lần lượt là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan, Đức, Các TVQ Ả Rập Thống Nhất, Anh, Úc, Canada, Ả Rập Xê Út, Tây Ban Nha. Cụ thể:

Tháng 6, Hoa Kỳ nhập khẩu 17,04 nghìn tấn hạt điều từ Việt Nam, đạt giá trị 100,204 triệu USD, so với tháng 6/2023, tăng 3,6% về khối lượng và tăng 6,4% về kim ngạch. Lũy kế, 6 tháng đầu năm đạt 93,11 nghìn tấn, tương đương 505,209 triệu USD; so với cùng kỳ năm trước tăng 24,9% về khối lượng và tăng 16,8 % về kim ngạch, tỷ trọng tính theo khối lượng chiếm 26,34%.

Trong thời gian này, thị trường Trung Quốc nhập khẩu 11,77 nghìn tấn hạt điều, tương đương 68,860 triệu USD. Lũy kế nửa đầu năm nay, đạt 65,84 nghìn tấn, tương đương 362,816 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2023 tăng 63,7% về khối lượng và tăng 39,9% về kim ngạch, tỷ trọng tính theo khối lượng chiếm 18,62%.

Tháng 6, Hà Lan nhập khẩu 7,40 nghìn tấn hạt điều, trị giá 43,432 triệu USD, tăng 20,5% về khối lượng và tăng 22,2% về kim ngạch. Lũy kế, nửa đầu năm nay, Hà Lan nhập khẩu 29,98 nghìn tấn hạt điều, trị giá 168,139 triệu USD. So với cùng kỳ tăng 14% về khối lượng và tăng 7,7% về trị giá, tỷ trọng tính theo khối lượng chiếm 8,48%.

Tháng 6/2024, thị trường Đức nhập khẩu 2,50 nghìn tấn hạt điều, trị giá 14,455 triệu USD, so với tháng 6/2023, tăng 17,7% về lượng và tăng 21,9% về kim ngạch. Lũy kế nửa đầu năm nay, Đức nhập khẩu 11,81 nghìn tấn hạt điều, tương đương 63,587 triệu USD, tăng 40,6% về khối lượng và tăng 33,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, tỷ trọng tính theo khối lượng chiếm 3,34%.

 

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp lúng túng trong việc lập bản đồ định vị rừng trồng

EU thuộc top thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn của Việt Nam. Quy định của EU về chống phá rừng và suy thoái rừng (EUDR) có hiệu lực từ tháng 6/2023, triển khai thực hiện vào ngày 01/01/2025. Hiện nay doanh nghiệp chưa biết làm thế nào để xác định được bản đồ rừng trồng và ai sẽ là người xác nhận?

Thiếu vốn, doanh nghiệp xuất khẩu gạo luôn “bán trước, mua sau” Ấn Độ quay lại xuất khẩu gạo, thị trường gạo trong nước có bị ảnh hưởng?

Giá dầu thế giới giảm mạnh do lo ngại về nhu cầu

Phiên 4/9, giá dầu thô thế giới giảm hơn 1 USD/thùng, trước những lo ngại về nhu cầu trong những tháng tới, giữa lúc các nhà sản xuất dầu thô phát đi những tín hiệu trái chiều về việc tăng nguồn cung.

Giá dầu, giá vàng và thị trường chứng khoán diễn biến ảm đạm phiên đầu tuần Giá dầu đảo chiều tăng nhẹ sau đà lao dốc

Giá hạt tiêu trong nước giảm, vẫn cao hơn cùng kỳ

Doanh nghiệp thu mua đã hạn chế giao dịch sau thời gian gom hàng sôi động trước đó để phục vụ sau kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh, khiến giá tiêu trong nước giảm từ 500 - 1.000 đồng/kg, tùy địa phương.

Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam Xuất khẩu hồ tiêu dự báo giảm

Ấn Độ quay lại xuất khẩu gạo, thị trường gạo trong nước có bị ảnh hưởng?

Ấn Độ đang xem xét nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non- basmati (gạo 5% tấm thường) đã áp dụng trong một năm qua trong bối cảnh lượng dự trữ dư thừa và diện tích trồng lúa tăng đáng kể. Việc Ấn Độ quay lại thị trường, có ảnh hưởng đến gạo Việt Nam?

Kiểm tra hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo tại 4 doanh nghiệp

“Giằng co” giá gạo xuất khẩu giữa doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân Philippines

Nguồn tin thương mại cho biết “các thương nhân Philippines cho rằng, giá gạo tăng cao doanh nghiệp Việt Nam không giao hàng, muốn đàm phán lại. Để tránh gián đoạn nguồn cung trong nước, họ đang kêu gọi chính phủ can thiệp”.

Cắt giảm thuế nhập khẩu gạo có hiệu lực khiến thương nhân Philippines tăng nhận hàng Giá gạo trong nước đang cao hơn giá nhập khẩu của thương nhân Philippines