Một yếu tố để nhà đầu tư quay lại thị trường và kịch bản VN-Index 2023

Theo chuyên gia, thị trường cần có sự ổn định, ít biến động mạnh sẽ kéo được dòng tiền từ nhà đầu tư đã rời bỏ thị trường thời gian qua.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhà đầu tư rời bỏ thị trường sẽ quay lại

Đề cập tới dòng tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán trong talkshow do báo Đầu tư tổ chức cuối tuần qua, ông Nguyễn Tuấn Anh, Founder FinPeace nêu, yếu tố dễ thấy nhất là lãi suất tiền gửi. Nhà đầu tư thường có 2 lựa chọn là gửi ngân hàng và đem đầu tư. Nếu họ còn nhìn thấy xu hướng tăng lãi suất còn xuất hiện, và thị trường niêm yết đang biến động, lựa chọn của họ sẽ thiên về tiền gửi.

“Nhưng xu hướng tăng lãi suất có thể đã đạt đỉnh, chỉ đi ngang từ giờ cho đến năm sau, và có thể giảm trong tháng 4, 5 tới. Như vậy, kỳ vọng về tiền gửi không còn nhiều nữa, nhà đầu tư sẽ có làn sóng di chuyển đầu tư. Đấy là quan điểm ngắn hạn”, ông Tuấn Anh chia sẻ.

Với bài toán dài hạn, nhìn lại lịch sử sẽ thấy, những thị trường đi trước Việt Nam, chúng ta đang có cơ hội vàng ở góc độ 5-10 năm trên một đất nước tăng trưởng ổn định. Theo đó, tiền đầu tư luôn luôn phải nhiều hơn so với gửi tiết kiệm, bởi sự tăng trưởng của doanh nghiệp cao hơn so với lãi tiền gửi.

Thứ 3, chuyên gia này cho rằng, với quy mô dân số trẻ thì tỷ trọng đầu tư luôn luôn lớn hơn với đầu tư lãi suất cố định. Ở những thị trường, khu vực dân số lớn tuổi hơn, già hơn sẽ thiên về ổn định hơn. Đây là 3 luận điểm mà chuyên gia đánh giá dòng tiền ở Việt Nam sẽ thiên về đầu tư nhiều hơn.

Cùng quan điểm về dòng tiền, ông Nguyễn Thành Trung, Trưởng phòng Phân tích CTCK Thành Công (TCS) bổ sung, về mặt ngắn hạn, năm 2022 thị trường giảm hơn 30%, nguyên nhân lớn nhất là thị trường trái phiếu và room tín dụng ngân hàng bị ảnh hưởng đáng kể.

Theo vị này, nếu năm 2023, vấn đề về trái phiếu doanh nghiệp cũng như room tín dụng được nới lỏng hơn sẽ thu hút được nhà đầu tư mới, đặc biệt là nhà đầu tư giá trị. Thị trường cũng đã giảm khá sâu, hy vọng năm 2023 sẽ là năm các doanh nghiệp tập trung xử lý các vấn đề về trái phiếu và room tín dụng được nới lỏng hơn kể từ đầu năm 2023.

“Để nhà đầu tư quan tâm đến thị trường cổ phiếu thì thị trường này phải ổn định giống như giai đoạn tháng 12 vừa qua. Ổn định là không có những phiên trần rồi sàn, đặc biệt là nó diễn ra vào tháng 10, tháng 11 vừa qua, nếu thị trường ổn định, lập tức nhà đầu tư rời bỏ thị trường sẽ quay lại”, chuyên gia TCS đề cập.

Theo ông Trung, nhìn một cách dài hạn, cơ cấu dân số Việt Nam, tỷ lệ dân số có tài khoản chứng khoán không phải quá cao, đó là tiềm năng lớn cho những nhà đầu tư chưa có tài khoản chứng khoán, chưa quan tâm đến thị trường cổ phiếu sẽ thâm nhập vào thị trường.

Kịch bản cho 2023

Về dự đoán thị trường cho năm 2023, chuyên gia TCS cho rằng đó là việc rất khó. Với 2023, ông có một số nhận định, trong đó nhấn mạnh là sự ổn định chắc chắn sẽ tốt hơn 2022.

“Một trong những yếu tố để dòng tiền quay trở lại thị trường là sự ổn định. Theo đánh giá của tôi thì những thông tin xấu và sự kiện nổi bật đã xảy ra trong năm 2022, do đó, khả năng 2023 tính chất ổn định sẽ cao hơn”, ông Trung đánh giá.

Về P/E, vị này nêu, theo trường phái tập trung vào cốt lõi của doanh nghiệp, ông Trung thống kê vào hai điều để đưa ra được nhận định, chỉ số cho năm 2023.

Thứ nhất là tăng trưởng doanh nghiệp là chữ E. TCS có một nhóm phân tích khoảng 100 doanh nghiệp lớn của Việt Nam, chiếm khoảng 80 – 85% vốn hóa thị trường, theo đó khả năng là năm 2023 tăng trưởng của 100 doanh nghiệp này từ 10 – 15%.

Chỉ số P/E định giá thị trường Việt Nam khoảng 10 – 11. Thống kê quá khứ thì đây là mức thấp nhất lịch sử thị trường. Từ dự đoán P/E là dự đoán rất khó, nhưng nếu nhìn vào quá khứ, nếu thấp nhất lịch sử thì khả năng P/E tiếp tục giảm không cao. Từ E tăng từ 10 – 15% đại diện cho 100 doanh nghiệp, P/E định giá thị trường rất thấp thì khả năng xác suất tăng cao hơn xác suất giảm.

“Từ những kịch bản đấy, tôi cho rằng khả năng thị trường năm 2023 tăng theo mức min của lợi nhuận doanh nghiệp là 10 – 15%. Nếu P/E tiếp tục cải thiện và sự ổn định của thị trường cao thì P/E thị trường sẽ được nâng lên không phải là 10 - 11 nữa. Hiện tại chỉ số đã quanh 1.000 điểm, dựa vào những tăng trưởng như tôi vừa đề cập thì có thể ước chừng VN-Index 2023 sẽ như thế nào”, chuyên gia TCS nêu quan điểm.

Còn với chuyên gia FinPeace thiên về một số yếu tố sau để nhận định 2023.

Giai đoạn khoảng 5 tháng đầu năm, tức là cho đến sau kỳ đại hội cổ đông của 2023 đầu năm, thị trường sẽ trong xu hướng đi ngang từ giờ cho đến khoảng tháng 5, đi ngang tức là đi ngang cho VN-Index nói chung, vẫn có thể sẽ xuất hiện một số doanh nghiệp “rớt đài, vỡ đáy” trong tháng 4, tháng 5 do nhiều nhà đầu tư thất vọng về kết quả của việc họp đại hội cổ đông.

Ngược lại, sẽ có những doanh nghiệp rất kỳ vọng vào đại hội cổ đông, các doanh nghiệp sẽ đưa ra được chiến lược mới, để lấy được thị phần.

“Việc các chủ doanh nghiệp xuất hiện trong đại hội cổ đông và thể hiện được uy lực công ty có thể đi ngược lại thị trường chung và giành được thị phần. Đấy mới là điều tôi quan tâm, chứ không phải câu chuyện lợi nhuận quý 1 hay quý 2 có tăng trưởng hay không. Phải hiểu là nguồn gốc của tăng trưởng lợi nhuận, đến từ việc có tăng trưởng được khách hàng, hay doanh thu hay không”, ông Tuấn Anh nêu.

Sau giai đoạn đầu năm tháng 4,5, chuyên gia này khá lạc quan vào giai đoạn cuối năm 2023, tin rằng thị trường có thể quay lại những ngưỡng khá cao (từ tháng 5 đến tháng 10, 11).

“Tôi lạc quan rằng thị trường có thể lên đến 1.100-1.200, cuối tháng 11 đầu tháng 12 có thể dừng lại do hiệu ứng cuối năm. Tôi tin là năm sau, VN-Index hoàn toàn có thể tăng trưởng mạnh hơn. Chúng ta đừng nghĩ rằng thị trường lúc nào cũng đi song song với nhau, chỉ số ở trong nhiều giai đoạn sẽ biến động mạnh hơn so với tăng trưởng doanh nghiệp”, chuyên gia FinPeace nhận định.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Nhờ thị trường tích cực trong quý I/2024, lợi nhuận của các CTCK đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 quý trở lại cùng với mức dư nợ cho vay margin và phải thu lớn nhất lịch sử. Tuy nhiên, tham vọng của các CTCK vẫn còn rất lớn với nhiều CTCK đầu ngành hướng đến mốc cho vay 20.000 tỷ đồng giai đoạn cuối năm 2024.

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Chat với BizLIVE