Một doanh nghiệp thép báo lỗ 3 năm liên tiếp, nợ xấu hơn 700 tỷ từ Novaland vẫn chưa được thanh toán

Với kết quả kinh doanh thua lỗ ba năm liên tiếp, công ty đang đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.

CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã: SMC) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần đạt 2.177 tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ 2023. Kinh doanh dưới giá vốn khiến SMC lỗ gộp hơn 9 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ hơn 700 triệu đồng cùng kỳ.

Trừ đi các chi phí, SMC lỗ sau thuế gần 294 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ hơn 517 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2024, SMC ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.924 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ. Công ty báo lỗ sau thuế gần 287 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 925 tỷ đồng, kéo dài chuỗi 3 năm thua lỗ liên tiếp.

Với kết quả kinh doanh thua lỗ ba năm liên tiếp, SMC đang đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.

SMC cho biết thị trường thép vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức khi giá thép liên tục suy giảm. Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ trong nước vẫn ở mức thấp do ngành bất động sản chưa thực sự ổn định và hồi phục, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và doanh thu của công ty.

Quảng cáo

Không chỉ phải đối mặt với khoản lỗ lớn, SMC còn đang "ngập" trong nợ xấu.

Tại ngày 31/12/2024, tổng tài sản của SMC ở mức 4.511 tỷ đồng, giảm gần 27% so với hồi đầu năm. Khoản nợ xấu của doanh nghiệp giảm chủ yếu là nợ ngắn hạn, có giá gốc 1.289 tỷ đồng.

Trong đó, các đơn vị đang nợ SMC bao gồm: Công ty TNHH Delta - Valley Bình thuận (441 tỷ đồng), Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley (169 tỷ đồng), Công ty TNHH The Forest City (132 tỷ đồng), CTCP Hưng Thịnh Incons (63 tỷ đồng) và các đối tượng khác (484,6 tỷ đồng).

Công ty TNHH Delta - Valley Bình thuận, Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley và Công ty TNHH The Forest City nằm trong hệ sinh thái của Novaland (NVL) có tổng nợ xấu gần 742 tỷ, trích lập dự phòng 357 tỷ đồng, tăng 59 tỷ so với khoản trích lập hồi cuối tháng 9/2024.

Mặt khác, doanh nghiệp thép này nắm giữ 654 tỷ đồng tiền, tiền gửi và các khoản tương đương, chiếm 15% tổng tài sản. Đáng chú ý, Thép SMC đang tạm lỗ hơn 47% đối với khoản đầu tư vào cổ phiếu HBC của Xây dựng Hòa Bình sau khi hoán đổi từ khoản nợ trị giá 104,7 tỷ đồng vào tháng 6/2024.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Ước tính 64 doanh nghiệp xuất khẩu Hoa Kỳ thiệt hại hơn 2,8 tỷ USD vì thuế đối ứng 46%, Hải Phòng đang làm gì?

Hải Phòng có đến 64 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp sang Hoa Kỳ bị ảnh hưởng, thiệt hại ước tính lên đến 2,81 tỷ USD, trong đó riêng 10 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nhất đã chiếm tới 1,8 tỷ USD.

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025 Các doanh nghiệp công nghệ lo ngại tác động của thuế quan Mỹ

Cổ phiếu HQC, HAG, ANV tăng trần 2 phiên liên tiếp khi lãnh đạo chưa kịp vào “bắt đáy”

Giữa lúc giá cổ phiếu giảm sâu trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ thông tin về chính sách thuế quan mới của Mỹ, lãnh đạo và người có liên quan của HQC, ANV, HAG đã đăng ký mua vào hàng triệu cổ phiếu.

Bắt đáy đúng cổ phiếu bluechip khỏe nhất thị trường, hoa hậu Mai Phương Thúy lãi ngay 2 cây trần, kiếm hơn 3 tỷ sau 2 ngày Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Hòa Phát bắt tay với tập đoàn Anh đầu tư dây chuyền đúc, cán thép chất lượng cao, tự tin tham gia làm đường sắt cao tốc

Hòa Phát tự tin sản xuất được các loại thép phục vụ ngành công nghiệp đường sắt, trục bánh xe tàu hỏa, tàu cao tốc theo đặt hàng của Chính phủ, cũng như các loại thép chất lượng cao phục vụ cho các dự án trọng điểm quốc gia và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Hòa Phát ra mắt bộ sưu tập máy làm mát mới “Bền khỏe trao gió mát” Hòa Phát thay đổi phương án chi trả cổ tức năm 2024, dừng chia tiền mặt

Hòa Phát thay đổi phương án chi trả cổ tức năm 2024, dừng chia tiền mặt

Hòa Phát sẽ trả cổ tức năm 2024 hoàn toàn bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%, thay vì 15% cổ phiếu và 5% tiền mặt như kế hoạch trước đó trong tài liệu họp cổ đông thường niên.

Hòa Phát đặt mục tiêu lãi sau thuế 15.000 tỷ đồng năm 2025, chia cổ tức tỷ lệ 20% Mỹ kết luận sơ bộ tỷ lệ bán phá giá tôn mạ Việt Nam: Hòa Phát, Pomina, Nam Kim cùng 49,42%, Hoa Sen 59%

Nhận định khó khăn, MWG vẫn kiên định với mục tiêu doanh thu 150.000 tỷ đồng, lợi nhuận 4.850 tỷ đồng

“Với nền tảng nội lực vững chắc, tập đoàn sẵn sàng thích ứng với những biến động của thị trường, có sức mạnh để hiện thực hóa mục tiêu 150.000 tỷ đồng doanh thu và 4.850 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế”, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch MWG cho biết.

Doanh số chuỗi điện thoại, điện máy của MWG tăng 32% dù giảm hơn 200 cửa hàng Cổ phiếu FPT, MWG, PNJ mất phong độ, bộ chỉ số kim cương thua xa VN-Index