Hòa Phát đang chuẩn bị nhân lực và thép chất lượng cao để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Ở thời điểm hiện tại, bên cạnh việc có thể sản xuất được những loại thép có chất lượng cao hơn cả thép cho cao tốc, Hòa Phát đã bắt đầu nỗ lực nghiên cứu và cho người đi tìm hiểu công nghệ liên quan đến đường sắt ở các nước đã làm tàu cao tốc.

Hòa Phát đang chuẩn bị nhân lực và thép chất lượng cao để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đó là thông tin được bà Phạm Thị Kim Oanh, Giám đốc tài chính Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) chia sẻ tại hội thảo “Ngành thép và sức khỏe của Hòa Phát" diễn ra ngày 21/11.

Tại hội thảo, trả lời câu hỏi của nhiều nhà đầu tư về tác động của dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam đến Tập đoàn Hòa Phát, bà Phạm Thị Kim Oanh cho biết dự án là niềm tự hào của các doanh nghiệp Việt, trong đó có Hòa Phát vì công ty đang là công ty đứng đầu ngành thép.

"Ở thời điểm hiện tại chúng tôi đã bắt đầu nỗ lực nghiên cứu và cho người đi tìm hiểu công nghệ liên quan đến đường sắt ở các nước đã triển khai loại tàu cao tốc này", bà Phạm Thị Kim Oanh nói và không quên nhắc lại lời Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long rằng Hòa Phát đủ năng lực làm đường ray cao tốc.

Bà Oanh khẳng định hiện tại dự án Dung Quất 2 còn có thể sản xuất được những loại thép có chất lượng cao hơn cả đường ray tàu cao tốc. Đây là loại thép mỏng nằm trong lốp ô tô nên đòi hỏi độ khó cao nhưng Hòa Phát đã sản xuất được. Tuy nhiên hiện nay sản lượng sản xuất của tập đoàn còn thấp nên nhiều nhà đầu tư chưa thể nhìn thấy điều này.

"Khi chúng tôi đã làm được thép chất lượng cao đến vậy thì thép cho đường ray tàu cao tốc cũng chỉ có yêu cầu tương tự, thậm chí ở chuẩn thấp hơn nên Hòa Phát sẽ làm được. Khi Nhà nước đưa ra quyết định đầu tư đường sắt Bắc Nam thì Hòa Phát sẽ có sự gia tăng về sản lượng ngay", bà Oanh nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo Hòa Phát, dự án đường sắt tốc độ cao cũng có sử dụng tới nhiều loại thép khác mà Hòa Phát đang sản xuất. "Để sản xuất thép cho đường ray tàu cao tốc cần phải có đế móng đường. Mà đế móng đường này lại cũng cần đến thép xây dựng. Các điểm chờ kết nối, nhà ga cũng cần phải sử dụng đến thép. Vì vậy, song hành với thép đường ray Hòa Phát cũng có thể cung cấp thêm cả thép xây dựng, tôn mạ, ống tôn, HRC cho dự án", bà nói và khẳng định tham gia dự án là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp thép và Hòa Phát.

Quảng cáo

Để nắm bắt cơ hội này, lãnh đạo Hòa Phát cho biết công ty sẽ nâng cao năng lực sản xuất, chuẩn bị mọi nguồn lực để đáp ứng các tiêu chí lựa chọn làm nhà thầu cho dự án và việc tập đoàn thép lớn nhất Việt Nam có thể đóng góp cho dự án là trong khả năng.

Lãnh đạo Hòa Phát khẳng định công suất các nhà máy có thể sản xuất thép số lượng lớn cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Cũng theo lãnh đạo Hòa Phát, thép cho đường ray nằm trong danh mục các loại thép mới mà tập đoàn này sản xuất, tuy nhiên Hòa Phát chưa thể tiết lộ sẽ đầu tư bao nhiêu tiền để sản xuất sản phẩm này. "Khi Hòa Phát làm một dự án thì công ty phải tính đến loại sản phẩm gì, công nghệ như thế nào và cả yêu cầu về môi trường. Vì vậy việc trả lời chi phí để làm thép đường ray bây giờ là sớm", bà Oanh lý giải.

Giám đốc Tài chính Hòa Phát nhận định việc Việt Nam tự chủ được về thép sẽ có lợi hơn thay vì phụ thuộc vào nhập khẩu. "Công trình này cũng cần tu bổ, bảo dưỡng cho sau này. Nếu Việt Nam phụ thuộc vào việc nhập khẩu thì có thể ảnh hưởng đến quá trình tu bổ, bảo dưỡng cho dự án", bà Oanh nói.

Ngoài ra, theo bà Oanh, nếu nhập khẩu nhiều, Việt Nam sẽ phải chịu áp lực về tỷ giá vì phải đổi tiền VND sang USD hay các ngoại tệ khác để mua hàng. Việc bảo trì, bảo hành bảo dưỡng cũng cần dùng đến ngoại tệ nếu nhập khẩu.

Do đó, lãnh đạo Hòa Phát tin rằng Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước có năng lực và Hòa Phát đang nổ lực nghiên cứu dòng sản phẩm phù hợp, đáp ứng tất cả tiêu chí lựa chọn trong chào thầu các công trình trọng điểm.

Ở góc nhìn của cơ quan phân tích, bà Võ Thị Ngọc Hân, Giám đốc Nghiên cứu Cao cấp ngành Công nghiệp và Công nghệ của Chứng khoán HSC cho biết, tổng mức đầu đầu tư cho dự án đường sắt cao tốc là hơn 67 tỷ USD. Trong đó, chi phí đầu tư vào tài sản cố định như cơ sở hạ tầng, công trình dân dụng... chiếm 35%-50%, chi phí xây dựng, lắp ráp đường ray khoảng 15%-20%, chi phí làm đường vào ga khoảng 10%-15%.

"Tất cả những công trình này đều cần thép. Hòa Phát có thể hưởng lợi không chỉ các sản phẩm mới mà còn cả các sản phẩm hiện hữu. Nhu cầu dùng thép tại Việt Nam sẽ lớn hơn nhiều khi bắt đầu triển khai dự án này. Tôi cho rằng đây là một con số rất lớn", bà Võ Thị Ngọc Hân nhận định.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Nóng: Trung Quốc tuyên bố áp thuế 34% với toàn bộ hàng hoá của Mỹ từ ngày 10/4

Reuters đưa tin, Trung Quốc mới đây tuyên bố sẽ áp thuế quan và bổ sung thêm quy định hạn chế đối với hàng hoá của Mỹ, nhằm đáp trả việc Washington tăng thuế với nước này.

Nike, Adias, Puma rơi vào khó khăn do mức thuế quan cao mới của Mỹ Sếp Pyn Elite Fund: "Việc Mỹ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam dường như rất bất công"

Hà Nội dự chi hơn 5.400 tỷ đồng xây đường vành đai 3 qua huyện Đông Anh

UBND TP. Hà Nội mới đây đã ban hành Quyết định số 1880/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án thành phần 2: Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh.

Hơn 2,39 tỷ USD vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản 3 tháng đầu năm “Bộ tứ đắc lợi” khi sở hữu bất động sản thấp tầng ở Ocean City

Hơn 2,39 tỷ USD vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản 3 tháng đầu năm

3 tháng đầu năm nay, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài với hơn 2,39 tỷ USD, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 44,1% so với cùng kỳ.

Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn mức 90% do Mỹ tính toán Novaland lý giải việc trình 2 phương án kinh doanh cho năm 2025

Hòa Phát ra mắt bộ sưu tập máy làm mát mới “Bền khỏe trao gió mát”

Quý I/2025, Điện máy Gia dụng Hòa Phát chính thức ra mắt bộ sưu tập máy làm mát không khí mới với nhiều cải tiến vượt trội về hiệu suất, độ bền với đa dạng mẫu mã.

Một mình Hòa Phát 'thoát nạn' khi EU áp thuế CBPG 12,1% với thép cuộn cán nóng Việt Nam Hòa Phát đặt mục tiêu lãi sau thuế 15.000 tỷ đồng năm 2025, chia cổ tức tỷ lệ 20%

Novaland lý giải việc trình 2 phương án kinh doanh cho năm 2025

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, dự kiến diễn ra vào ngày 24/4 tại NovaWorld Phan Thiet Golf Club, Bình Thuận.

Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng trong năm 2025 Cổ phiếu Novaland thoát diện cảnh báo

FPT Retail đặt mục tiêu lợi nhuận cao kỷ lục, dự kiến chia cổ tức 25%

FPT Retail dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh 2025 với mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 48.100 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 900 tỷ đồng. Nếu hoàn thành kế hoạch đề ra, FPT Retail sẽ phá kỷ lục doanh thu và lợi nhuận.

Lợi nhuận FPT Retail về sát đỉnh cũ Một doanh nghiệp "lạ" âm thầm vượt qua Vincom Retail, REE, PNJ, FPT Retail và loạt ngân hàng, vốn hóa lập kỷ lục gần 2 tỷ USD