Mỏ khai thác than thông minh ứng dụng 5G và AI hoạt động thế nào?

Các hoạt động của mỏ than Wulanmulun (Trung Quốc) được điều khiển bởi nền tảng hệ điều hành MineHarmony.

Ngày 9/11, hệ điều hành MineHarmony bước vào giai đoạn ứng dụng thực tế sau 1 năm được công bố. Theo đại diện đơn vị phát triển, MineHarmony sử dụng thành quả công nghệ từ 5G và trí tuệ nhân tạo (AI) để “đưa hoạt động khai thác mỏ thông minh sang một chương mới”.

Hệ điều hành MineHarmony là kết quả nghiên cứu của Tập đoàn Đầu tư Năng lượng Trung Quốc (China Energy) và Tập đoàn Huawei. Đến nay, hệ điều hành này được triển khai trên 3.300 bộ thiết bị tại 13 mỏ và một trạm rửa than đá.

Đây cũng là định hướng phát triển của Huawei trong vài năm qua, đầu tư vào công nghệ ứng dụng, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt, tạo giá trị gia tăng đột biến. Theo Chủ tịch luân phiên Ken Hu, nhóm Khai khoáng của Huawei đạt được những bước tiến vững chắc sau 1 năm thành lập với hệ điều hành MineHarmony.

b220221109181114.png?rt=20221109181138 MineHarmony giúp giám sát mỏ khai thác thông minh 24/7

MineHarmony được triển khai tại mỏ Wulanmulun, cung cấp các kịch bản về trình điều khiển thiết bị thông minh, tuần tra tự động địa điểm cố định và nâng cấp thiết bị trực tuyến. Thời gian thực hiện rút ngắn từ 1 ngày xuống 4 phút.

Quảng cáo

Trong quá trình số hóa và chuyển đổi số cho ngành khoáng thông minh, thách thức đầu tiên đối với bất kỳ hầm mỏ nào là thiết lập tính liên kết và khả năng tương tác của thiết bị với khả năng truy cập dữ liệu. Chìa khóa của bài toán này là tìm ra các công nghệ mạng phù hợp nhất.

Thế mạnh về 5G và kết nối quang học đầy đủ với FTTM và IPv6 + được vào hầm mỏ. Những công nghệ này đều có độ trễ thấp và độ tin cậy cao, lý tưởng cho nhiều tình huống từ kết nối video đến điều khiển thiết bị từ xa.

Ngoài ra, các mỏ than dưới lòng đất được lắp nhiều loại thiết bị và máy móc chạy trên giao thức khác nhau. Do đó, việc tìm cách kết nối tất cả là thách thức lớn. MineHarmony - hệ điều hành Internet vạn vật (IoT) đầu tiên trong lĩnh vực khai khoáng được phát triển trong 3 tháng, giải quyết được bài toán này.

b320221109181116.png?rt=20221109181118 Công nghệ ghép video nhờ kết nối 5G + AI cho phép điều khiển hệ thống khai thác từ xa

MineHarmony cung cấp các giao thức thống nhất cho các thiết bị khác nhau cho phép dữ liệu được chia sẻ, đơn giản hóa quy trình hoạt động nhờ kiểm tra không cần giám sát. Công nghệ ghép video nhờ kết nối 5G + AI cho phép điều khiển hệ thống khai thác từ xa, giúp kỹ sư điều khiển các hoạt động dưới lòng đất tại văn phòng.

Kết nối 5G tốc độ cao hỗ trợ truyền tải video theo thời gian thực, các thuật toán AI xác định điểm bất thường. Nhờ đó, hệ thống giúp việc kiểm tra thủ công theo lịch trình thành hoạt động giám sát thông minh 24/7. 20% số lượng nhân viên kiểm tra dưới lòng đất được cắt giảm. Thành công khi triển khai ở các mỏ khai thác than, hệ điều hành MineHarmony được kỳ vọng là điển hình cho phương thức mới với các công ty mỏ, chuỗi cung ứng và chuỗi công nghiệp.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Ứng cử viên mua lại TikTok tiết lộ kế hoạch cải tổ ứng dụng

Tầm nhìn của tỷ phú Mỹ Frank McCourt đối với TikTok bao gồm việc cải tổ mô hình quảng cáo của công ty để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại nội dung mà họ muốn xem.

Goolge, TikTok, Facebook… nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...

LG ra mắt thế hệ điều hòa 2025 với công nghệ AI Air độc quyền

Điểm đột phá của dải sản phẩm điều hòa mới từ LG là thiết kế cánh quạt kép - một nâng cấp đáng kể so với các dòng điều hòa hiện tại chỉ trang bị một cánh quạt đơn phía trước. Đồng thời, thế hệ điều hòa mới cũng được trang bị công nghệ AI và cảm biến thông minh giúp tiết kiệm điện năng.

LG muốn đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam

Google thành lập công ty tại Việt Nam: Chuyên gia chỉ rõ cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp nội

Việc Google chính thức thành lập công ty tại Việt Nam không chỉ là một bước đi chiến lược quan trọng của gã khổng lồ công nghệ này, mà còn mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam.

Epic Games cáo buộc Google và Samsung có hành vi phản cạnh tranh Đế chế Google trị giá 2.000 tỷ USD đứng trước nguy cơ chia tách, ban lãnh đạo công ty 'choáng váng'

Việt Nam hợp tác với NVIDIA thành lập Trung tâm R&D Trí tuệ nhân tạo và Trung tâm Dữ liệu AI

Chiều tối ngày 5/12/2024, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng giám đốc Nvidia Jensen Huang, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng - đại diện Chính phủ Việt Nam và ông Jay Puri - Phó Chủ tịch Điều hành Phụ trách Hoạt động Toàn cầu NVIDIA, đã ký thoả thuận hợp tác giữa Việt Nam và NVIDIA thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) (được gọi là VRDC) và Trung tâm Dữ liệu AI.

Nvidia sắp thế chân Intel trong Dow Jones Vốn hóa thị trường của "ông lớn" chip Nvidia tăng lên hơn 3.600 tỷ USD