Lý do Samsung chọn chiến lược đầu tư ngược dòng?

Samsung chạy đua tăng công suất trong khi nhiều đối thủ như Micron, SK Hynix chậm lại.

Nhà máy thứ 4 đang được hình thành tại trung tâm chip của Samsung ở Pyeongtaek (Hàn Quốc). Khu phức hợp này dự kiến sẽ là nhà máy lớn nhất thế giới sau khi hoàn thành. Khoản đầu tư vào chất bán dẫn của Samsung không có dấu hiệu dừng lại ngay cả khi lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng. Đối thủ lớn TSMC cũng tạm “rút lui” để đối phó với tình trạng suy thoái của ngành.

Đầu tư mạnh tay bất chấp lợi nhuận lao dốc

Cuối tuần trước, Samsung cho biết lợi nhuận trong quý 4/2022 giảm 69% so với cùng kỳ, do lạm phát cao làm giảm nhu cầu toàn cầu với chất bán dẫn và điện thoại thông minh, 2 nguồn thu chính của công ty.

Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc dự kiến lợi nhuận hoạt động là 4,3 nghìn tỷ won (3,4 tỷ USD) từ tháng 10-12, mức lợi nhuận hoạt động thấp nhất trong 8 năm, kể từ quý 3/2014. Trong khi đó, doanh thu được dự báo 70 nghìn tỷ won trong cùng kỳ, tương đương mức giảm 8,6%. So với quý 3/2021, lợi nhuận hoạt động của công ty giảm 60,4% và doanh thu giảm 8,8%.

Trong năm 2022, Samsung dự kiến lợi nhuận hoạt động giảm 16% xuống 43,4 nghìn tỷ won so với năm trước, trong khi doanh thu tăng 7,9% lên 301,8 nghìn tỷ won.

Kết quả của công ty kém so với dự báo của thị trường. Trước đó, các chuyên gia ước tính lợi nhuận hoạt động của Samsung là 6,9 nghìn tỷ won và doanh thu 72,8 nghìn tỷ won.

b120230109154940-9180.jpg Samsung tiếp tục đầu tư mở rộng tổ hợp sản xuất bán dẫn ở Pyeongtaek

Chất bán dẫn chỉ chiếm khoảng 30% tổng doanh thu của Samsung. Tuy nhiên, các mảng kinh doanh khác của hãng như điện thoại thông minh và thiết bị gia dụng không thể bù đắp được sự sụt giảm giá chip trong những tháng gần đây.

Giá bán buôn DRAM, linh kiện được sử dụng trong máy tính cá nhân và máy chủ, giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm tháng thứ 8 liên tiếp. Bộ nhớ flash NAND, được sử dụng trong điện thoại thông minh và các thiết bị khác, giảm 14% từ tháng 10-12 so với quý trước.

Hàng tồn kho chip đang “chồng chất” trong chuỗi cung ứng khi doanh số bán máy tính và điện thoại thông minh đi xuống. Nguồn tin tại một nhà phân phối chip cho biết nhiều giao dịch bị đình trệ.

Chuyên gia Akira Minamikawa tại công ty nghiên cứu Omdia của Anh cho biết: “Chi tiêu của người dùng sẽ không phục hồi hoàn toàn cho đến khi 3 lực cản lắng xuống là virus corona, Nga và lạm phát”.

Vấn đề về nhu cầu chip nhớ và smartphone được chuyên gia cảnh báo trước khi Samsung công bố kết quả kinh doanh. “Lý do chính dẫn đến kết quả kém là nhu cầu giảm mạnh”, Roko Kim -nhà phân tích tại Hana Securities nói. “Lượng xuất xưởng, giá của chất bán dẫn và điện thoại thông minh giảm sâu hơn dự kiến, ảnh hưởng xấu đến kết quả”.

Đi ngược xu hướng của ngành

Quảng cáo

Đối mặt với sự sụt giảm trong ngành, một số nhà sản xuất chip bộ nhớ đang kiềm chế chi tiêu đầu tư. Giám đốc điều hành Micron Technology Sanjay Mehrotra cho biết có sự mất cân bằng lớn giữa cung và cầu ở cả DRAM và NAND. Ông cho biết công ty sẽ giảm đầu tư vốn khoảng 40% cho năm tài chính kết thúc vào tháng 8.

Đối thủ Hàn Quốc của Samsung là SK Hynix cho biết sẽ giảm hơn 50% đầu tư vào năm 2023, trong khi Kioxia Holdings của Nhật Bản có kế hoạch cắt giảm sản lượng. TSMC, công ty hàng đầu thế giới về sản xuất chip theo hợp đồng, cho biết cũng bớt đầu tư.

Tuy vậy, Samsung dường như đang kiên trì với các kế hoạch đầu tư. Nhiều nhà cung cấp cho biết công ty tiếp tục mua thiết bị mới, chủ yếu dành cho các loại chip tiên tiến.

Samsung giải thích muốn chuẩn bị cho sự phục hồi của thị trường từ góc độ trung và dài hạn.

b420230109154929-5055.jpg Liệu Samsung có thành công với chiến lược cũ?

Tập đoàn Hàn Quốc vốn không xa lạ với việc đầu tư trong tình hình thị trường khó khăn. Bằng cách này, Samsung vươn lên dẫn đầu thị trường bộ nhớ toàn cầu trong nhiều năm bằng cách chi tiêu trong thời gian khó khăn để vượt qua các đối thủ trong thời kỳ bùng nổ tiếp theo.

Đầu tư trong tình cảnh ít đối thủ cạnh tranh cho phép Samsung đàm phán giá thuận lợi và lịch trình giao hàng với các nhà cung cấp. Samsung mong muốn đảm bảo thiết bị sản xuất chip tiên tiến trước sự cạnh tranh khốc liệt để bắt kịp TSMC về mảng này.

Ngoài ra, Samsung nhận được tin tốt khi 2 đối thủ trong mảng chip nhớ là Kioxia và Western Digital đàm phán trở lại về khả năng sáp nhập. Nếu thành công công, thương vụ có thể giảm mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất chip NAND mà Samsung đang dẫn đầu.

“Đây là tin tốt vì nó báo hiệu sự hợp nhất của ngành công nghiệp NAND toàn cầu”, nhà phân tích cấp cao Kim Dong-won của KB Securities cho biết. “Sự hợp nhất giữa các công ty luôn có tác động tích cực đến ngành công nghiệp chip nhớ trong quá khứ”, ông Kim Dong-won viết. “Các công ty NAND dự kiến tăng tốc hợp nhất thông qua M&A bởi kết quả kém trong dài hạn do cạnh tranh gay gắt”.

Tiếp đó, các hạn chế cứng rắn hơn của Mỹ với công ty bán dẫn Trung Quốc cũng mang lại cho Samsung cơ hội để đối phó với mối đe dọa tiềm ẩn từ nhiều đối thủ đang phát triển, như Semiconductor Manufacturing International và Yangtze Memory Technologies.

b320230109154935-2660.jpg Samsung có nhiều thuận lợi để đầu tư ngược dòng cho mảng bán dẫn

Trong khi đó, chính phủ Hàn Quốc cũng hỗ trợ để các tập đoàn tăng cường cho hoạt động đầu tư. Kế hoạch vừa được công bố, giảm thuế cho chi tiêu vốn trong lĩnh vực công nghệ gồm chất bán dẫn và pin, từ 15% xuống 8%.

Chiến lược đầu tư “ngược dòng” của Samsung được thực hiện nhờ lợi thế tài chính của tập đoàn. Samsung nắm giữ khoảng 128,8 nghìn tỷ won, tương đương 101 tỷ USD, tính đến cuối tháng 9/2022 - gấp khoảng 10 lần so với các đối thủ SK Hynix hay Micron.

Samsung tiếp tục mở rộng tổ hợp sản xuất chip tại Pyeongtaek với tốc độ chóng mặt. Nhà máy thứ 4 sắp thành hình trong khi nhà máy thứ 3 dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 9/2023. Khuôn viên của tổ hợp này dự kiến có tổng cộng 6 nhà máy quy mô lớn để trở thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất thế giới.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

One Mount Group nhận nhiệm vụ xây dựng mạng Blockchain Layer 1 “Make in Vietnam”

Công ty CP One Mount Group - Thành viên của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cam kết đầu tư 200 - 500 triệu USD để làm chủ công nghệ chuỗi khối nền tảng và triển khai mạng blockchain Layer 1, nhằm xây dựng hạ tầng chuỗi khối quốc gia, bao gồm mạng Blockchain

Ứng dụng Blockchain và AI vào học tập để làm chủ tương lai Ông Phan Đức Trung làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Nóng các từ khóa "phạt nguội", "nghị định 168"

Báo cáo mới đây của Cốc Cốc đã phân tích mức độ quan tâm của người dùng internet đối với Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) 'mua thêm' 2 dự án cao tốc 23.000 tỷ Năm 2025 sẽ khởi công 10 dự án giao thông lớn tại Tp.HCM

"Ông lớn" công nghệ Meta gặp rắc rối tại Mỹ

Quyết định về việc chấm dứt chương trình kiểm chứng thông tin của bên thứ ba tại Mỹ của Meta (công ty mẹ của Facebook) đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các nhà nghiên cứu và chuyên gia.

Meta có nguy cơ bị phạt hàng tỷ USD vì vi phạm đạo luật kỹ thuật số EU Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Ông Phan Đức Trung làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Ngày 3/1/2025, Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) tổ chức thành công Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2022 - 2027. Ông Phan Đức Trung - Phó Chủ tịch Thường trực được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam kể từ ngày 3/1/2025.

Hiệp hội Blockchain Việt Nam đưa Dự án chống lừa đảo vào trọng tâm hoạt động Ứng dụng Blockchain và AI vào học tập để làm chủ tương lai

Ứng dụng Blockchain và AI vào học tập để làm chủ tương lai

Theo Microsoft, cứ 4 người thì có 3 người đang sử dụng AI tại nơi làm việc và mức sử dụng AI tăng gần gấp đôi trong sáu tháng qua. Thực tế, các nghiên cứu toàn cầu dự báo rằng AI sẽ tăng năng suất lao động toàn cầu thêm 40% vào năm 2035, mở ra cơ hội lớn

Thúc đẩy hợp tác đầu tư công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực Blockchain Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đứng trước nhiều "chông gai"

Tăng cường phòng ngừa, xử lý lừa đảo công nghệ cao trên không gian mạng

Tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn hoạt động mới, tinh vi, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng, gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.

Cẩn trọng với các hình thức lừa đảo qua giao dịch thẻ FBI: Các vụ lừa đảo liên quan đến tiền kỹ thuật số gây thiệt hại 5,6 tỷ USD Thái Lan thiệt hại hơn 20 triệu USD do lừa đảo trực tuyến

Thanh tra Chính phủ “nhắc tên" Tập đoàn Hoàng Huy tại 2 dự án bất động sản đối ứng BT tại Hải Phòng

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có kết luận chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại 02 dự án bất động sản đối ứng BT là dự án Hoàng Huy Sở Dầu và dự án Hoàng Huy Green River tại Hải Phòng.

Thanh tra Chính phủ nhắc tên, cổ phiếu họ “Hoàng Huy” nằm sàn Pyn Elite Fund chi trăm tỷ đồng mua cổ phiếu NTL, Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy có cổ đông lớn mới