Làm gì để đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo?

Dự chương trình Dấu ấn Techfest 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 "đề bài" mà các bộ ngành, địa phương, đơn vị cần thực hiện để sớm thu hẹp khoảng cách với thế giới, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Tối 3/12, chương trình Dấu ấn Techfest 2022 - sự kiện điểm nhấn trong chuỗi chương trình Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2022 (Techfest Vietnam 2022) với chủ đề “Đổi mới sáng tạo mở - Khơi nguồn tư duy mới” đã được tổ chức tại TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015, qua 8 năm, Techfest đã trở thành một sự kiện thường niên có uy tín, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng khởi nghiệp, các chuyên gia, nhà đầu tư, quỹ đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đặc biệt là sự tham gia tích cực của các tập đoàn, tổng công ty trong nước, quốc tế... những năm gần đây.

Năm 2022, mô hình Techfest đã tiếp tục được lan tỏa và cộng hưởng trên cả nước, với hơn 10 Techfest vùng, địa phương được tổ chức. Đồng thời, ra mắt nhiều mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo cấp địa phương như tại Sơn La, Lai Châu, Cần Thơ... và cấp vùng như Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Trực tiếp tham dự Dấu ấn Techfest 2022, Thủ tướng bày tỏ sự hoan ngênh và đánh giá cao việc tổ chức sự kiện thường niên này. Qua đó đã tiếp tục cổ vũ tinh thần khởi nghiệp, tạo điều kiện cho các nhà quản lý, nhà đầu tư, doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trong cả nước và quốc tế có dịp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi và kết nối hợp tác vì một cộng đồng năng động, sáng tạo, thịnh vượng và phát triển.

lam-gi-de-dua-viet-nam-tro-thanh-mot-quoc-gia-manh-ve-khoi-nghiep-va-doi-moi-sang-tao-20221204021628-6056.jpg Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp tham dự và có bài phát biểu ý nghĩa về Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo tại sự kiện Dấu ấn Techfest 2022.

Thông qua Techfest 2022, Thủ tướng mong muốn các nhà quản lý, nhà đầu tư, nhà khoa học, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam và đại diện các bộ ngành, địa phương nhận được nhiều kinh nghiệm quý và bài học hay để hỗ trợ tốt nhất cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST).

Theo Thủ tướng, mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, nhưng do xuất phát điểm chậm hơn nên hệ sinh thái KNĐMST của Việt Nam vẫn còn có khoảng cách so với một số nước trong khu vực và trên thế giới.

Và để sớm thu hẹp khoảng cách này, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh mẽ về KN và ĐMST, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị cần phải có giải pháp gắn KNvà ĐMST với tri thức, khoa học công nghệ và đặc thù riêng có của đất nước, con người Việt Nam.

Thủ tướng nhấn mạnh việc cần phải xác định KN và ĐMST là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị; của cả hệ thống chính trị, của toàn dân và mỗi cá nhân. Việc triển khai phải vừa đồng bộ, sâu rộng, thường xuyên, liên tục nhưng cũng phải có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả.

Trong đó, kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa phát triển năng lực nội sinh với tận dụng tối đa cơ hội, nguồn lực bên ngoài; phát huy truyền thống, văn hóa, lịch sử dân tộc, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường của con người Việt Nam, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại...

lam-gi-de-dua-viet-nam-tro-thanh-mot-quoc-gia-manh-ve-khoi-nghiep-va-doi-moi-sang-tao-20221204021944-4561.jpg Dấu ấn Techfest 2022 là sự kiện điểm nhấn trong chuỗi chương trình Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2022 (Techfest Vietnam 2022).

6 nhiệm vụ trọng tâm "kiến tạo môi trường" thuận lợi cho KNĐMST

Thủ tướng cho biết: "Khởi nghiệp đã khó, nhưng khởi nghiệp sáng tạo, tạo nên những giá trị trên cơ sở khai thác trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới bền vững còn khó hơn rất nhiều".

Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ khẳng định: "Tôi hết sức ủng hộ và khẳng định, việc phát triển một môi trường thuận lợi cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo là vô cùng cần thiết và quý giá.

Thủ tướng nhìn nhận Nhà nước cần giữ vai trò định hướng, điều phối, xây dựng thể chế, chính sách, kiến tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động hiệu quả của toàn hệ thống KN và ĐMST. Qua đó, ông đã nêu lên 6 nhiệm vụ trọng tâm mà các cơ quan, đơn vị liên quan cần tập trung thực hiện, hoàn thành tốt để hiện thực được khát vọng, mục tiêu đã đề ra.

Thứ nhất, tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Quảng cáo

Theo Thủ tướng, phải gắn KN và ĐMST với giải quyết những điểm nghẽn, khó khăn, thách thức của đất nước, địa phương, cơ quan, đơn vị, nhất là những vấn đề liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức; giải quyết các bài toán về cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số, phát triển bền vững.

Đồng thời, tăng cường hiệu quả quản trị quốc gia, nâng cao năng suất, chất lượng lao động… để qua đó tạo đột phá, đem lại những giá trị thiết thực cho cá nhân, cộng đồng, xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.

Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; quan tâm, đầu tư, có công cụ và chính sách đột phá nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ và ĐMST để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, địa phương, quốc gia.

Khuyến khích những ý tưởng mới, những kế hoạch sáng tạo, những cá nhân dám nghĩ, dám làm, dám đột phá để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tế trên đất nước ta và trên toàn cầu.

Ba là, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường vốn, nhân lực, khoa học, công nghệ, sản phẩm mới… liên quan đến KN và ĐMST theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.

Theo đó, cần đồng bộ hóa các quy định, quy chế, chính sách có liên quan; có cơ chế thí điểm, đầu tư mạo hiểm, chấp nhận rủi ro nhằm tháo gỡ các nút thắt, rào cản, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho KN và ĐMST; khuyến khích đặt hàng, công nhận sản phẩm, dịch vụ mới để tạo niềm tin cho thị trường.

lam-gi-de-dua-viet-nam-tro-thanh-mot-quoc-gia-manh-ve-khoi-nghiep-va-doi-moi-sang-tao-20221204022213-4539.jpg Thủ tướng nêu lên 6 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện để "kiến tạo môi trường" thuận lợi cho KNĐMST.

Bốn là, phát triển đồng bộ hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, ngành, vùng, các khu công nghệ cao, "vườn ươm sáng tạo" tạo, trong đó lấy doanh nghiệp làm trung tâm và các viện, trường là chủ thể nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.

Thúc đẩy mạng lưới KNĐMST, phát triển các tổ chức trung gian, môi giới, sàn giao dịch vốn, các quỹ đầu tư, các tổ chức hỗ trợ về pháp lý, quản lý… để hình thành hệ sinh thái làm "bệ đỡ" cho KNĐMST. Xây dựng văn hóa khởi nghiệp quốc gia, đặc biệt trong thế hệ trẻ.

Năm là, phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo từ các bậc học phổ thông và ngay từ những ngày đầu khi thanh niên có ý tưởng lập nghiệp.

Đẩy mạnh phát triển giáo dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật làm nền tảng phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có chiến lược, kế hoạch cụ thể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học, công nghệ gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Sáu là, tăng cường thu hút, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó có các nguồn lực nhà nước, các nhà đầu tư tư nhân, các quỹ đầu tư chuyên nghiệp, các tập đoàn, tổ chức quốc tế, các cá nhân và cộng đồng. Đồng thời, đẩy mạnh các phương thức hợp tác đầu tư phù hợp, hiệu quả trong hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh đó, thông qua sự kiện Techfest, Thủ tướng mong muốn các nhà quản lý, nhà đầu tư, nhà khoa học, cộng đồng KNĐMST tại Việt Nam và đại diện các bộ ngành, địa phương sẽ nhận được nhiều kinh nghiệm quý, bài học hay nhằm hỗ trợ tốt nhất cho hệ sinh thái KNĐMST.

Đồng thời, Thủ tướng kêu gọi các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp KNĐMST của Việt Nam – một đất nước anh hùng.

Với Cộng đồng KNĐMST Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ - Thủ tướng nhắn nhủ cần tiếp tục phát huy khí chất, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam, dám đối diện với khó khăn, thách thức, không sợ thất bại; có động lực mạnh mẽ, nhiệt huyết, niềm tin và đam mê cháy bỏng, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, sáng tạo, dám khởi nghiệp để tạo nên những "kỳ lân" tầm cỡ khu vực và thế giới, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng...

Năm 2022, hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu ghi nhận Việt Nam xếp thứ 54, tăng 5 bậc so với năm 2021. Việt Nam hiện có 4 "kỳ lân" công nghệ, khẳng định vị thế là một trong "tam giác" khởi nghiệp của Đông Nam Á, bên cạnh Singapore và Indonesia.

Dù vậy, số liệu tới hết quý 3 đã ghi nhận lượng vốn đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam giảm nhẹ so với năm 2021; tập trung cho các doanh nghiệp ở giai đoạn phát triển thị trường với quy mô đầu tư từ 10 đến 50 triệu USD.

Cả nước hiện có 79 cơ sở ươm tạo, 40 tổ chức thúc đẩy kinh doanh khời nghiệp; khoảng 170 trường đại học cao đẳng hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có 43 trường đại học thành lập vườn ươm, trung tâm, câu lạc bộ khởi nghiệp lâu dài.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Ứng cử viên mua lại TikTok tiết lộ kế hoạch cải tổ ứng dụng

Tầm nhìn của tỷ phú Mỹ Frank McCourt đối với TikTok bao gồm việc cải tổ mô hình quảng cáo của công ty để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại nội dung mà họ muốn xem.

Goolge, TikTok, Facebook… nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...

LG ra mắt thế hệ điều hòa 2025 với công nghệ AI Air độc quyền

Điểm đột phá của dải sản phẩm điều hòa mới từ LG là thiết kế cánh quạt kép - một nâng cấp đáng kể so với các dòng điều hòa hiện tại chỉ trang bị một cánh quạt đơn phía trước. Đồng thời, thế hệ điều hòa mới cũng được trang bị công nghệ AI và cảm biến thông minh giúp tiết kiệm điện năng.

LG muốn đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam

Google thành lập công ty tại Việt Nam: Chuyên gia chỉ rõ cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp nội

Việc Google chính thức thành lập công ty tại Việt Nam không chỉ là một bước đi chiến lược quan trọng của gã khổng lồ công nghệ này, mà còn mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam.

Epic Games cáo buộc Google và Samsung có hành vi phản cạnh tranh Đế chế Google trị giá 2.000 tỷ USD đứng trước nguy cơ chia tách, ban lãnh đạo công ty 'choáng váng'

Việt Nam hợp tác với NVIDIA thành lập Trung tâm R&D Trí tuệ nhân tạo và Trung tâm Dữ liệu AI

Chiều tối ngày 5/12/2024, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng giám đốc Nvidia Jensen Huang, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng - đại diện Chính phủ Việt Nam và ông Jay Puri - Phó Chủ tịch Điều hành Phụ trách Hoạt động Toàn cầu NVIDIA, đã ký thoả thuận hợp tác giữa Việt Nam và NVIDIA thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) (được gọi là VRDC) và Trung tâm Dữ liệu AI.

Nvidia sắp thế chân Intel trong Dow Jones Vốn hóa thị trường của "ông lớn" chip Nvidia tăng lên hơn 3.600 tỷ USD