Kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ: Dự báo không bao giờ trở thành hiện thực?

Ở thời điểm hiện tại, có không ít người hoài nghi liệu điều đó có thể xảy ra hay không. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc gần đây chậm lại đáng kể.

Kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ: Dự báo không bao giờ trở thành hiện thực?

20 năm trước, kinh tế Trung Quốc chỉ lớn bằng 14% kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, không lâu sau đó các chuyên gia kinh tế đã bắt đầu dự đoán khi nào thì GDP Trung Quốc sẽ vượt GDP Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong 1 nghiên cứu nổi tiếng công bố năm 2003, ngân hàng Goldman Sachs dự báo phải đến năm 2041 Trung Quốc mới có thể vượt Mỹ. Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-09 nổ ra, dự đoán này lại trở nên quá rụt rè.

Trên thực tế, khoảng cách giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thu hẹp nhanh hơn rất nhiều so với dự đoán. Bởi những rắc rối mà kinh tế Mỹ gặp phải, tốc độ tăng trưởng thần tốc của Trung Quốc và đà tăng giá vững chắc của đồng nhân dân tệ.

Đến năm 2010, GDP Trung Quốc đã bằng 40% GDP Mỹ. Do đó Goldman Sachs đã thay đổi mốc thời gian từ đầu những năm 2040 đến cuối những năm 2020. Cùng nằm đó, Goldman tạo ra 1 biểu đồ cho phép người đọc tự dự báo về thời điểm Trung Quốc vượt Mỹ dựa trên các giả định của chính họ về tốc độ tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá.

capture5-872.jpg

Dự báo của các tổ chức về thời điểm kinh tế trung Quốc vượt Mỹ.

5 năm sau, dự báo lạc quan của Goldman một lần nữa lại trật lất. Không phải bởi vì kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng, mà bởi vì tỷ giá nhân dân tệ (sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát) đột ngột không còn tăng mạnh nữa. Năm 2015, Trung Quốc phá giá đồng nội tệ một cách vụng về và khiến nhà đầu tư hoảng sợ.

Quảng cáo

Ngày mà kinh tế Trung Quốc chiếm ngôi vị số 1 ngày càng lùi xa. Cuối năm 2015, EIU dự báo Trung Quốc sẽ không thể vượt Mỹ trước năm 2032, lùi 8 năm so với dự báo được đưa ra 1 năm trước đó.

Ở thời điểm hiện tại tức gần 10 năm sau, thậm chí có không ít người hoài nghi liệu điều đó có thể xảy ra hay không. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc gần đây chậm lại đáng kể. Dân số già hóa dẫn đến lực lượng lao động co hẹp. UN dự báo bước sang những năm 2030, số dân Trung Quốc trong độ tuổi 15 đến 64 sẽ giảm hơn 100 triệu người.

Nếu GDP Trung Quốc không thể vượt Mỹ vào giữa thập kỷ đó, dự báo được Goldman Sachs đưa ra năm 2003 sẽ không bao giờ trở thành hiện thực, theo Capital Economics.

Vẫn có một số bên lạc quan hơn. OECD và Viện Lowy đưa ra mốc thời gian trong những năm 2030. EIU cho rằng điều đó sẽ xảy ra vào năm 2039 – giống với dự báo của Goldman Sachs 20 năm trước.

Trong 2 thập kỷ vừa qua, kinh tế Trung Quốc có thăng có trầm, do đó những dự báo thay đổi cũng là điều dễ hiểu.

Những khó khăn trước mắt

Sau 3 năm áp dụng chính sách Zero Covid hà khắc để chống dịch, từ cuối năm ngoái Chính phủ Trung Quốc đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế với hi vọng nền kinh tế có thể bật tăng mạnh mẽ

Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm, một loạt chỉ số kinh tế, trong đó có doanh số bán lẻ và tổng vốn đầu tư, đều tăng trưởng chậm hơn nhiều so với dự đoán. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ chỉ đạt chứ không thể vượt mục tiêu khiêm tốn là GDP tăng trưởng 5% trong năm 2023.

Kinh tế Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với nhiều cơn gió ngược. Thị trường bất động sản – lĩnh vực vốn là nguồn đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng GDP - hiện đang rất ảm đạm dù chính phủ đã có những biện pháp kích thích.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025