Dabaco mới sử dụng hơn 700 tỷ đồng trong tổng số hơn 1.330 tỷ đồng từ bán cổ phiếu năm 2024

Tính đến ngày 28/2, Dabaco mới giải ngân gần 706,1 tỷ đồng trong tổng số vốn huy động hơn 1.330 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu năm 2024, còn lại 623,9 tỷ đồng chưa giải ngân.

image-bizlive-vn_dabaco3-4368.jpg

Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã DBC) vừa công bố báo cáo tiến độ sử dụng vốn thu được từ các đợt chào bán cổ phiếu của công ty trong năm 2024.

Theo đó, năm 2024, Dabaco đã chào bán gần 80,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và 12 triệu cổ phiếu theo chương trình cho người lao động (ESOP), kết thúc đợt chào bán là ngày 29/8/2024. Tổng số tiền đã huy động được hơn 1.330 tỷ đồng và toàn bộ số tiền huy động được sử dụng đầu tư vào Công ty TNHH Dầu thực vật Dabaco để thực hiện "dự án Đầu tư xây dựng nhà máy ép và tinh luyện dầu đậu nành Dabaco".

Tính tới ngày 28/2, Dabaco mới giải ngân gần 706,1 tỷ đồng trong tổng số vốn huy động hơn 1.330 tỷ đồng, còn lại 623,9 tỷ đồng chưa giải ngân.

Quảng cáo

Trong đó, Dabaco chưa giải ngân vốn trong kế hoạch giải ngân 535,3 tỷ đồng để đầu tư vốn lưu động ban đầu để vận hành cho “dự án đầu tư xây dựng nhà máy ép và tinh luyện dầu đậu nành Dabaco”.

Ngoài ra, doanh nghiệp đã giải ngân 706,1 tỷ đồng trên tổng số 794,7 tỷ đồng để đầu tư/thanh toán tiền mua thiết bị và xây lắp cho “dự án đầu tư xây dựng nhà máy ép và tinh luyện dầu đậu nành Dabaco”, còn lại 88,6 tỷ đồng chưa giải ngân.

Năm 2025, Dabaco đặt mục tiêu tổng doanh thu (bao gồm tiêu thụ nội bộ) 28.759 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 1.108 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng - tăng khoảng 30% so với năm 2024.

Căn cứ kế hoạch sản xuất nêu trên, HĐQT Dabaco nhất trí thông qua việc vay vốn tại ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Tổng hạn mức vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng tổ chức cho thuê tài chính do HĐQT quyết định căn cứ vào nhu cầu, tình hình thực tế.

HĐQT đồng ý việc cầm cố, thế chấp tài sản hiện có của công ty và các đơn vị thành viên để vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2025 và đầu tư cho các dự án của công ty.

Bên cạnh đó, Dabaco cũng thông qua việc bảo lãnh cho các công ty con (do DBC sở hữu 100% vốn) vay vốn tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng để phục vụ nhu cầu sản xuất năm 2025.

Ngày 20/3 tới đây sẽ là ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 của Dabaco, ngày giao dịch không hưởng quyền 19/3/2025. Dabaco dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 trong tháng 4/2025 (thời gian cụ thể sẽ được công ty thông báo sau).

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc hơn 14.000 tỷ đồng

Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh kết nối hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), có tổng chiều dài 121 km. Trong đó, giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư 14.300 tỷ đồng.

Thừa nhận kế hoạch năm 2025 tham vọng, Chủ tịch Hòa Phát nói sẽ không điều chỉnh dù thị trường có nhiều biến động Vẫn còn nhiều dự định với "át chủ bài" thép, Hòa Phát có mở rộng mảng bất động sản và nông nghiệp?

Chính phủ Mỹ xem xét nới lỏng tác động của thuế ô tô

Mỹ sẽ công bố kế hoạch giảm bớt tác động của thuế ô tô vào ngày 29/4 (giờ địa phương), bằng cách miễn một số loại thuế áp lên linh kiện nước ngoài được lắp ráp trong các xe sản xuất nội địa.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực

Quý I/2025, Vingroup báo doanh thu tăng 287%, lên hơn 84.000 tỷ đồng

Tổng doanh thu thuần hợp nhất trong quý I/2025 của Vingroup đạt 84.053 tỷ đồng, tăng trưởng 287% so với cùng kỳ năm 2024 nhờ ghi nhận tăng trưởng tích cực từ các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phát triển và kinh doanh bất động sản.

Ông Phạm Nhật Vượng: “VinFast sẵn sàng cạnh tranh, giá nào chơi giá đó” Quý I, VinFast bàn giao hơn 36.000 ô tô điện trên toàn cầu, gấp gần 4 lần cùng kỳ

Tỷ giá và tăng trưởng yếu khiến Hàn Quốc chậm cán mốc GDP 40.000 USD/người

IMF dự báo Hàn Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP bình quân 40.000 USD vào năm 2027 nhưng trong triển vọng được sửa đổi công bố mới đây, IMF đã đẩy lùi thời gian mục tiêu này thêm 2 năm xuống năm 2029.

Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc Hàn Quốc: Chủ tịch 4 tập đoàn lớn họp khẩn để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ

Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ Ứng dụng Temu có thể bị chặn nếu chưa hoàn thành đăng ký trong tháng 11

Giá gạo tại siêu thị Nhật Bản tăng tuần thứ 16 liên tiếp

Giá gạo tại các siêu thị ở Nhật Bản đã tăng tuần thứ 16 liên tiếp và cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù chính phủ đã cung cấp gạo từ kho dự trữ khẩn cấp ra thị trường nhằm bình ổn giá.

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang Giá loại “hạt vàng” này tăng mạnh nhất nửa thế kỷ đẩy lạm phát tại Nhật Bản tăng trên 3% trong 4 tháng liên tiếp