Kinh tế Eurozone - Thế "khó chồng thêm khó"

Theo báo Liên hợp buổi sáng, từ đầu năm đến nay, kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đối diện với nhiều vấn đề phức tạp xuất phát từ ba nguyên nhân lớn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đầu tiên, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nhiều lần tăng lãi suất với biên độ lớn, đồng USD liên tục lập đỉnh mới, đồng euro giảm xuống mức thấp kỷ lục, thường xuyên lơ lửng ở mức thấp. Hai là, châu Âu theo Mỹ trừng phạt Nga, bị tác dụng ngược, giá tiêu dùng bao gồm năng lượng và lương thực tăng mạnh, lạm phát phát leo thang. Ba là, dự đoán của một số tổ chức quốc tế và nhiều chuyên gia kinh tế về suy thoái của nền kinh tế Mỹ và sự "hôn mê" của kinh tế Eurozone khiến cho mọi người ngày càng bi quan về triển vọng kinh tế Eurozone, tiêu dùng và đầu tư thu hẹp nghiêm trọng.

Xét về vấn đề năng lượng của châu Âu, trước đây khu vực này lệ thuộc nặng nề vào Nga, hiện nay cấm hoặc hạn chế nhập khẩu khí đốt tự nhiên, dầu mỏ và than đá từ Nga, Nga cũng nhân cơ hội này để đáp trả, kết quả gây nên một cuộc khủng hoảng năng lượng.

Châu Âu gặp nhiều khó khăn trong việc tăng cường nhập khẩu từ Mỹ và các nước Trung Đông, giá khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ cao, chi phí vận chuyển đắt đỏ, hợp đồng xuất khẩu dài hạn của Trung Đông nhiều, nên trong ngắn hạn khó gia tăng xuất khẩu.

Phương án mới nhất để ứng phó với khủng hoảng năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) chủ yếu là kiềm chế giá điện của các nhà máy điện có chi phí thấp, áp thuế bổ sung đối với lợi nhuận tăng thêm của các công ty nhiên liệu hóa thạch, đồng thời giảm nhu cầu sử dụng điện mang tính bắt buộc.

Tất cả đều là giải pháp tình thế không căn cơ, không thể giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng. Châu Âu và Mỹ muốn áp giá trần đối với giá khí đốt tự nhiên của Nga, nhưng Nga nhấn mạnh nếu như vậy sẽ không tiếp tục xuất khẩu sang những nước này. Hiện nay, châu Âu chưa tìm được biện pháp khả thi để giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng, nên có thể đối diện với rủi ro thiếu hụt năng lượng vào mùa Đông băng giá cuối năm.

Thiếu hụt năng lượng và giá cả leo thang khiến cho lạm phát của châu Âu trầm trọng hơn, tỷ lệ lạm phát tháng Tám của 19 quốc gia Eurozone lên đến 9,1%, ghi nhận mức cao nhất kể từ khi có số liệu thống kê. Trong đó, giá năng lượng tăng hơn 38,3%.

Nếu đồng euro tăng giá, giá nhập khẩu sẽ thấp hơn chút ít. Tuy nhiên, đồng euro đang ở mức thấp nhất trong 20 năm qua, mất giá mạnh so với đồng USD và đồng ruble. Tình thế khó khăn phụ thuộc nặng nề vào bên ngoài về năng lượng của châu Âu rất khó hóa giải.

Tăng lãi suất không chỉ để kiềm chế lạm phát, mà còn có thể thúc đẩy đồng tiền tăng giá, hạ thấp giá nhập khẩu. Ngày 8/9, sau cuộc họp chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố, kể từ ngày 14/9 sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cận biên và lãi suất tiền gửi qua đêm của Eurozone thêm 75 điểm cơ bản, lần lượt lên 1,25%, 1,5% và 0,75%. Đây là lần tăng lãi suất thứ hai trong năm nay của ECB, mức độ tăng hiếm thấy trong hơn 20 năm kể từ khi ECB thành lập.

Tuy nhiên, Mỹ tăng lãi suất mạnh mẽ hơn. Sau khi kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài 2 ngày vào ngày 21/9, Fed tuyên bố sẽ tăng phạm vi mục tiêu lãi suất quỹ liên bang thêm 75 điểm cơ bản lên 3%-3,25%.

Đây là lần tăng lãi suất thứ 5 trong năm nay của Fed, hơn nữa là lần thứ 3 liên tục tăng 75 điểm cơ bản, cường độ lớn hơn nhiều so với Eurozone. Chênh lệch lãi suất giữa đồng euro và đồng USD liên tục mở rộng, xu thế đồng USD tăng giá và đồng euro mất giá ngày càng rõ nét. Fed tăng lãi suất thu hoạch cả thế giới, và đồng euro trở thành kẻ bị hại lớn nhất.

Thiếu hụt năng lượng và lạm phát, cộng thêm đồng euro mất giá khiến cho kinh tế châu Âu "khó chồng thêm khó". Nếu kinh tế Mỹ có thể dẫn đầu thoát khỏi khó khăn thì ít nhiều có thể phát huy tác dụng hồi sinh đối với kinh tế châu Âu. Tuy nhiên, điều này dường như không thể xảy ra.

Theo kinh nghiệm lịch sử, kết cục cuối cùng của chu kỳ suy giảm kinh tế lần này của Mỹ có thể một cuộc suy thoái "kiểu đình lạm" (nền kinh tế đình đốn trong khi lạm phát cao). Mâu thuẫn chủ yếu của suy thoái dạng này là lạm phát chứ không phải giảm phát, ngay cả khi rơi vào suy thoái, Fed có thể sẽ không sớm hạ lãi suất.

Hệ quả gây nên là thời gian đạt đỉnh của lợi suất trái phiếu Mỹ muộn hơn, thời gian "dò đáy" của thị trường chứng khoán Mỹ sẽ lâu hơn, đồng USD duy trì xu thế mạnh. Kinh tế Mỹ suy thoái, châu Âu có thể sẽ tổn thương nghiêm trọng hơn.

Muốn phá vỡ cục diện ba khó khăn lớn về năng lượng, lạm phát và đồng tiền mất giá, Eurozone phải áp dụng một số biện pháp thực dụng và hiệu quả. Chẳng hạn, bám sát việc tăng lãi suất biên độ lớn của Mỹ, cải thiện quan hệ với Nga để khôi phục nhập khẩu khí đốt của Nga.

Bên cạnh đó, khu vực này có thể mở rộng sử dụng điện hạt nhân để nâng cao năng lực tự cung tự cấp năng lượng, tăng cường điều phối chính sách kinh tế và kết nối điều phối năng lượng của các nước Eurozone, thiết lập quan hệ hợp tác cùng thắng với các nước Đông Á và Trung Đông… Tuy nhiên, do tình hình kinh tế và mấu chốt lợi ích của các nước Eurozone khác nhau nên việc điều phối chính sách không phải là vấn đề đơn giản.

Theo Bnews

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Chat với BizLIVE