Khối ngoại mất chuỗi 7 phiên mua ròng VN30, VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ

Vẫn có thêm nỗ lực tăng điểm của VN-Index nhờ việc khối ngoại mua vào một số cổ phiếu VN30. Dù vậy, tính chung cả rổ, khối ngoại lại bán ròng VN30 qua đó cắt đứt chuỗi 7 phiên liên tiếp rót tiền.

VN30 sang đến phiên chiều vẫn bị bán ròng thay vì đảo ngược trạng thái như các diễn biến gần đây. Phương thức giao dịch của khối ngoại cũng rất khó lường khi họ mạnh tay bán ra VPB (-91 tỷ đồng), NVL (-189 tỷ đồng) và mua vào VCB (+0,88%), VHM (+0,21%), HPG (-1,1%), STB (-2,4%).

Những động thái mua/bán đan xen của VN30 phản ánh vào những diễn biến đảo chiều của chính chỉ số này cũng như VN-Index. Chốt phiên, VN-Index giảm 0,63% xuống 1.009,29 điểm. Khớp lệnh tiếp tục tụt lùi và chỉ đạt 5.851 tỷ đồng. Gộp cả thỏa thuận 2.385 tỷ đồng, HOSE mới đạt được 8.235 tỷ đồng.

vnindex2912a20221229160136-8341.png Diễn biến giao dịch phiên 29/12

Các cổ phiếu Midcap và Penny nhìn chung đều nhanh chóng bộc lộ tâm lý phụ thuộc và không có điểm tựa. Sắc đỏ lại xuất hiện hàng loạt với nhiều mã như VND (-4,26%), HSG (-2,94%), VCI (-3,71%), VGC (-5,43%), GEX (-3,42%), DXG (-3,5%) đều giảm trên 3%. Các trường hợp tương phản như HAG (+3,5%), GEG (+4,73%), KDH (+3,33%), CTF (+3,96%), HHV (+3,23%), IBC (+6,7%) vẫn hiện diện nhưng cũng khó có thể duy trì được đà tăng với nền thanh khoản đang rất thấp.

Với HNX-Index và UPCoM-Index, 2 chỉ số này đã cùng lấy lại sắc xanh, lần lượt tăng 0,24% và 0,41%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt chỉ hơn 975 tỷ đồng.

****

Một loạt các chỉ số như NIKKEI 225 (-1,07%), KOSPI (-1,52%), CSI 300 (-0,41%) đều đang giảm điểm nhẹ. VN-Index đã cố gắng đi ngược lại các diễn biến này với các nhịp rướn trong sáng nay nhưng đều thất bại.

Nhóm Bluechips vẫn không có tiền nội còn tiền ngoại nhiều khả năng vẫn chỉ nhập cuộc trong phiên chiều rất khó để giữ được thành quả cũng lan tỏa ra cả thị trường chung. Các mã Midcap và Penny vẫn đang trong trạng thái ảm đạm.

Quảng cáo

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 0,2% xuống 1.013,65 điểm. Thanh khoản sàn đạt 3.204 tỷ đồng và khối ngoại đang bán ròng 83,6 tỷ đồng.

HNX-Index cũng đang giảm mạnh nhất phiên sáng, khi mất 2,03 điểm xuống 204,01 điểm. Giá trị giao dịch sàn đạt 341,3 tỷ đồng.

****

Các quỹ ETF hôm qua vẫn nhận được tiền như FUBON FTSE nhận được 6,6 triệu USD còn FUEVFVND nhận được 3 triệu USD. Tính trong vòng 1 tuần trở lại thì FUBON FTSE đã nhận được 21 triệu USD. Điều này sẽ giúp các quỹ vẫn có thể tiếp tục giải ngân vào thị trường trong các phiên tới.

Tuy nhiên, thói quen giao dịch của khối ngoại hiện đã chỉ còn ưu tiên cho phiên chiều. Thực tế, kể cả trong những phiên giải ngân mạnh nhất của khối ngoại thì các phiên chiều vẫn là lựa chọn chính.

Ở phiên sáng hôm qua, khối ngoại còn bán ròng tới gần 90 tỷ đồng rồi mới chuyển trạng thái trong phiên chiều. Diễn biến này có khả năng lặp lại khi họ đang bán ròng nhẹ hơn 30 tỷ đồng vào lúc 10h30.

Các cổ phiếu VN30 vốn đang bị động từ tiền ngoại nên cũng không thể triển khai được những nhịp phát động rõ rệt lên thị trường chung. Các mã trong rổ đang biến động trái chiều nhau tạo nên chuyển động giằng co quanh tham chiếu, tới mới 10h30 VN30 cũng tăng không đáng kể lên 1.014 điểm.

Giá trị giao dịch của VN30 đóng góp hơn 50% giá trị toàn thị trường dù quy mô chung vẫn đang rất thấp chỉ hơn 2.100 tỷ đồng. Các cổ phiếu Midcap và Penny hiện còn nhạt nhòa hơn cả phiên sáng hôm qua với rất ít các điểm nhấn. Hiện IBC (+6,61%), LCG (+4,18%), HPX (+4,03%) đang là những trường hợp cá biệt nhất của sàn. Trong đó, IBC dù tăng trần nhưng vẫn là không đáng kể so với mức thiệt hại tới 87% trong vòng 2 tháng.

VN-Index tới 10h30 đang giao dịch tại 1.015 điểm còn HNX-Index còn đang giảm 204 điểm.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

“Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực với ngân hàng Việt”

Việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế được xem là bước đi chiến lược để Việt Nam thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng tầm vị thế tài chính. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam đang đối mặt không ít rào cản về khung pháp lý, năng lực hạ tầng và áp lực cạnh tranh, đòi hỏi một lộ trình bài bản, thận trọng và đột phá chính sách.

Đề xuất thí điểm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng Phó Chủ tịch TTC Group: Cần sớm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế để hỗ trợ thị trường vốn Ngân hàng số thế hệ mới – Cơ hội sở hữu “viên ngọc quý” cho nhà đầu tư ngoại?

Xây trung tâm tài chính quốc tế: Cần cơ chế đột phá và hành động cấp tốc

Việt Nam đang đứng trước cơ hội chiến lược để hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, để không bị tụt lại trong cuộc đua khu vực, các chuyên gia cho rằng cần khẩn trương cải thiện thể chế, hoàn thiện hạ tầng và thiết lập cơ chế kết nối xuyên biên giới, nhằm thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đề xuất thí điểm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng Phó Chủ tịch TTC Group: Cần sớm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế để hỗ trợ thị trường vốn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phản hồi kiến nghị vay ngoại tệ của EVN

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phản hồi kiến nghị vay ngoại tệ của EVN

Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với Doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng ngày 15/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết đã nhận được kiến nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về vấn đề cho vay ngoại tệ.

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Ngân hàng trung ương Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 5 liên tiếp Loạt cổ phiếu ngân hàng có thể bị các cá mập tổng quy mô 20.000 tỷ bán ra trong kỳ cơ cấu tháng 4

Mở rộng đối tượng tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng

Ngày 15/4/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Công văn số 2756/NHNN-TD đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản với quy mô tổng thể lên đến 100.000 tỉ đồng.

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Tăng trưởng tín dụng khởi sắc, đạt 2,49% trong quý I Tín dụng mới của Trung Quốc phục hồi mạnh hơn dự kiến

BAC A BANK gia tăng đặc quyền cho khách hàng dùng thẻ tín dụng quốc tế

Nhằm khuyến khích khách hàng chi tiêu mua sắm qua thẻ tín dụng quốc tế, BAC A BANK thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi đặc quyền dành cho chủ thẻ góp phần giúp khách hàng dễ dàng tận hưởng tiện ích không giới hạn.

Bac A Bank dự kiến tăng vốn lên hơn 10.500 tỷ đồng Bac A Bank ra mắt ứng dụng ngân hàng điện tử phiên bản mới

Trấn Thành chia sẻ góc nhìn về tối ưu dòng tiền cùng Siêu Lợi Suất VIB

Ngày càng thu hút đông đảo người dùng, tài khoản Siêu Lợi Suất của Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đang khẳng định vị thế là giải pháp tài chính vượt trội, mang lại giá trị cho khách hàng ở mọi phân khúc. Với lợi suất cao bậc nhất hiện nay cùng tính năng linh

ĐHĐCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 21%, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 22% VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố lãi suất 5,9%-6,9%-7,9% cố định trong 6-12-24 tháng

VietABank tăng mạnh vốn điều lệ, chuẩn bị kế hoạch lên sàn

VietABank dự kiến tăng vốn điều lệ lên hơn 11.500 tỷ đồng và chuẩn bị kế hoạch niêm yết cổ phiếu trong năm 2025. Ngân hàng cũng đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 20,3% so với năm trước.

VietABank báo lợi nhuận trước thuế 580 tỷ đồng sau 6 tháng 8 cổ đông nắm hơn 29% vốn VietABank VietABank (VAB) bị xử phạt và truy thu hơn 4,1 tỷ đồng tiền thuế

Nhận chuyển giao CBBank: Phép thử bản lĩnh và tầm nhìn chiến lược dài hạn của Vietcombank?

Quyết định chuyển giao bắt buộc CBBank cho Vietcombank không chỉ là cú hích trong lộ trình tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, mà còn là phép thử bản lĩnh và tầm nhìn chiến lược của Vietcombank.

Vietcombank chuẩn bị trả cổ tức tỷ lệ 49,5% Vietcombank dự kiến dùng 22.770 tỷ đồng lợi nhuận năm 2023 để chia cổ tức

LPBank lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, thành lập LPBank AMC

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, LPBank sẽ trình kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt gần 15.000 tỷ đồng, đồng thời đề xuất chia cổ tức tiền mặt lên tới 25% – mức trả bằng tiền mặt cao nhất trong khối ngân hàng hiện nay.

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng Năm 2024, LPBank đạt lợi nhuận 12.168 tỷ đồng, tổng tài sản tăng gần 35% Ông Phạm Phú Khôi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank