Khối ngoại cắt chuỗi 7 phiên bán ròng, VN-Index tiếp tục đi ngang

Thị trường không sa lầy vào điều chỉnh nhưng tâm lý vẫn đang rất thận trọng trong tuần đáo hạn phái sinh tháng 4. Diễn biến đáng chú ý nhất của phiên đầu tuần là sự trở lại của tiền ngoại.

Khối ngoại cắt chuỗi 7 phiên bán ròng, VN-Index tiếp tục đi ngang

Định vị thị trường

VN-Index là một trong số ít các thị trường điều chỉnh tuần vừa qua. Các chỉ số chứng khoán thế giới như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thực tế đều tăng khá tốt trong đó NIKKEI 225 lại tăng 3,54% còn KOSPI tăng 3,26%.

Chuỗi 3 tuần tăng điểm của VN-Index như vậy đã bị chặn đứng lại nhưng rủi ro giảm sâu cũng đang khó xảy ra bởi trạng thái chung của chứng khoán thế giới. Những lo lắng về khả năng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất hiện không còn quá ám ảnh giới đầu tư nói chung.

Chất xúc tác

Dù chứng khoán thế giới đã diễn ra khá tích cực nhưng dòng tiền ngoại lại không vận động theo chiều hướng này. Theo thống kê, khối ngoại đã có tuần bán ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị ròng hơn 1.700 tỷ đồng. Dù đã trở lại mua ròng hơn 220 tỷ đồng phiên đầu tuần nhưng vẫn chưa hoàn toàn là dấu hiệu đảo chiều của nhà đầu tư ngoại.

kngoai174a-3566.png

Tiền nội cũng có một tuần giao dịch không quá hào hứng khi thanh khoản các phiên trong tuần vừa qua suy yếu dần về quanh mức bình quân 20 phiên. Dư âm này vẫn còn đến phiên đầu tuần khi khối lượng khớp chỉ đạt 406 triệu đơn vị, thấp hơn bình quân 20 phiên hơn 30%, chỉ đạt 406 triệu đơn vị.

Cũng cần phải lưu ý rằng, sự kiện đáo hạn phái sinh sẽ diễn ra vào phiên thứ Năm tới và càng khiến tâm lý thêm sự phòng bị.

Quảng cáo

Dù vậy, ở góc độ điều hành của Ngân hàng nhà nước, đang có những động thái bơm tiền vào nền kinh tế khá tích cực trong tuần vừa qua. Theo thống kê, Ngân hàng nhà nước đã bơm ròng 65.794 tỷ đồng qua OMO và có tuần thứ 2 liên tiếp bơm tiền.

bsc174a-3643.jpg

Cùng với đó, qua kênh ngoại hối, cũng đang có sự bổ sung tích cực. Theo ước tính của một số thành viên thị trường, trong 3 tháng đầu năm, Nhà điều hành đã mua vào khoảng 4 tỷ USD, tương đương khoảng 94.000 tỷ đồng đã được bơm vào hệ thống.

Vận động nhóm ngành

Việc hụt thanh khoản của thị trường chưa gây ra rủi ro khiến thị trường ít đi những cơ hội giao dịch. Phiên hôm nay, nhóm Nông nghiệp và Thủy sản ngoi lên tích cực nhất với các mã DBC (+6,8%), HAG (+5,84%), VHC (+4,01%), BAF (+4,36%) nhưng các mã này đều giao dịch dưới 200 tỷ đồng.

Trong khi đó, số lượng các mã giao dịch trên mốc này cũng rất hạn chế và có thể dễ dàng điểm mặt như SHB (-0,42%), SSI (+0,72%), STB (+0,78%), NVL (+4,23%), DIG (+0,62%).

Vận động của NVL phiên hôm nay chỉ mang tính hồi phục sau 2 phiên giảm giá liên tiếp. Các mã Bất động sản như CTD (+4,69%), PDR (+3,73%), LDG (+3,74%), DPG (+2,97%) cũng phản ứng với tính chất tương tự.

Ở nhóm Chứng khoán, các mã VND (+0,34%), HCM (+1,19%), VCI (+1,14%), VND (+0,34%) bật lên với biên độ hẹp hơn. Ngoại trừ SSI, có quy mô giao dịch trên 200 tỷ đồng toàn bộ các mã còn lại đều không vượt được ngưỡng này.

Độ rộng của HOSE cuối phiên chỉ có 39% mã tăng giá. Chỉ số VN-Index khép phiên tăng điểm sau liên tiếp các nhịp rung lắc nhẹ trong phiên, tăng 0,92 điểm lên 1.053,81 điểm (+0,09%). Giá trị giao dịch đạt 8.052 tỷ đồng.

vnindex174a-5426.jpg

Các chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng có sự đột phá nào với dòng tiền co hẹp lại. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn này chỉ đạt hơn 1.100 tỷ đồng. Chỉ số VN-Index giảm 0,3% còn UPCoM-Index giảm 0,39%.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Tăng trưởng tín dụng bứt phá, VPBank báo lãi năm 2024 hơn 20 nghìn tỷ đồng

Tận dụng các chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm, VPBank tăng tốc bứt phá mở rộng quy mô tín dụng tại các phân khúc chiến lược trong quý 4, góp phần đưa lợi nhuận cả năm tăng trưởng vượt trội 85%. Ngân hàng đã và đang tiếp tục ki

Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chỉnh là cơ hội mua” VPBank chính thức nhận chuyển giao bắt buộc GPBank

Năm 2024 SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng

Kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế đạt 6.039 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2023, hoàn thành 103% kế hoạch... Đây là một trong những điểm sáng nổi bật trong kết quả kinh doanh năm 2024 của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn Công ty Tài chính PTF của SeABank cho AEON Financial Service

LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025

Ngày 18/1/2025, tại Khách sạn Kim Liên - Hà Nội, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã: LPB) đã tổ chức Hội nghị Triển khai Kinh doanh năm 2025. Với thông điệp "Tinh gọn để: Dẫn đầu hiệu quả - Vận hành xuất sắc", Hội nghị đã khẳng định quyết tâm của LPBank trong việc phát triển kinh doanh, tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động.

LPBank thôi phân công nhiệm vụ Phó Tổng Giám đốc đối với ông Hoàng Văn Phúc LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng

TPBank: Dấu ấn số hoá trong kết quả tăng trưởng mạnh mẽ năm 2024

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, đánh dấu một năm tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững trong bối cảnh kinh tế dần phục hồi.

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững TPBank: Nhắm vào nhà, xe và tăng trưởng vượt ngành TPBank đang khắc phục sự cố hệ thống

Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua

Nhờ ưu điểm tập trung vào tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng với mọi nhu cầu một điểm chạm, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, các hệ sinh thái doanh nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng toàn c

Cổ đông ngoại muốn bán 8 - 9% vốn Techcombank Giải chạy Marathon Quốc tế do Techcombank đồng hành có tiếp tục được mong đợi?