Khó khăn liên tiếp đến với Apple

Apple đã hai lần từ chối duyệt hồ sơ họ gửi để ra mắt Epic Games Store với lý do thiết kế của một số nút và nhãn tương đồng với cửa hàng ứng dụng App Store.

173012-apple-bao-cao-thu-nhap-rong-tang-chi-dam-cho-co-dong.jpg
Một cửa hàng của Apple ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhà phát triển trò chơi điện tử Epic Games mới đây cho rằng doanh nghiệp công nghệ Apple đang có hành vi cản trở nỗ lực của công ty này trong việc ra mắt cửa hàng trò chơi điện tử riêng trên các điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad tại thị trường châu Âu.

Đây là thông tin mới nhất về cuộc đấu pháp lý kéo dài về vấn đề quyền kiểm soát hệ sinh thái ứng dụng iOS giữa Apple và Epic Games

Theo Epic Games, Apple đã hai lần từ chối duyệt hồ sơ họ gửi để ra mắt Epic Games Store với lý do thiết kế của một số nút và nhãn tương đồng với cửa hàng ứng dụng App Store. Epic khẳng định họ sử dụng cùng một quy ước đặt tên "Cài đặt" và "Mua hàng trong ứng dụng", vốn được dùng trên các cửa hàng ứng dụng phổ biến khác trên nhiều nền tảng. Hãng cũng khẳng định điều này tuân thủ "các quy ước tiêu chuẩn cho các nút trong ứng dụng iOS".

Epic cũng cho biết đã "chia sẻ những quan ngại của mình với Ủy ban châu Âu (EC)" về hành vi của Apple mà công ty này cho là "tùy tiện, gây cản trở và vi phạm Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA)".

Hồi tháng 3/2024, trước sức ép từ các nhà quản lý châu Âu, Apple đã buộc phải dỡ bỏ rào cản cho phép Epic Games đưa cửa hàng trò chơi điện tử riêng của họ lên các thiết bị iOS tại thị trường châu Âu.

Cuộc đấu pháp lý giữa Epic Games và Apple đã kéo dài từ năm 2020, khi Epic cáo buộc Apple vi phạm luật chống độc quyền của Mỹ với việc áp mức phí hoa hồng cao tới 30% đối với các giao dịch thanh toán trong ứng dụng trên thiết bị iOS.

Đầu năm nay, Apple đã đề xuất một số thay đổi đối với chính sách App Store nhằm tuân thủ các quy định của DMA, có hiệu lực từ tháng 3 năm nay. Mục tiêu của đạo luật này là tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng châu Âu chuyển đổi giữa các dịch vụ cạnh tranh.

Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) đầu tháng 3/2024 phạt 1,8 tỷ euro (1,95 tỷ USD) đối với Apple vì vi phạm luật chống độc quyền của EU khi ngăn chặn ứng dụng nghe nhạc Spotify và các dịch vụ âm nhạc phát trực tiếp khác bằng cách không thông báo cho người dùng các tùy chọn thanh toán ngoài kho ứng dụng App Store của Apple.

Cơ quan thực thi cạnh tranh của EU cho biết những biện pháp hạn chế của Apple cấu thành những điều kiện giao dịch không công bằng. Đây là một cách lập luận tương đối mới trong một vụ án chống độc quyền song cũng đã được cơ quan chống độc quyền của Hà Lan đưa ra trong quyết định đối với Apple vào năm 2021, liên quan vụ án mà bên khiếu nại là các nhà cung cấp ứng dụng hẹn hò.

Quảng cáo

Cơ quan thực thi cạnh tranh của EU nêu rõ họ đã bổ sung thêm tổng số tiền phạt 1,8 tỷ euro vào số tiền phạt cơ bản như một biện pháp ngăn chặn đối với Apple và vì một phần đáng kể thiệt hại do động thái mà Apple gây ra là phi tiền tệ. Nhưng cơ quan này không tiết lộ cụ thể mức tiền phạt cơ bản.

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề chống độc quyền Margrethe Vestager nhấn mạnh, trong một thập kỷ, Apple đã lạm dụng vị trí thống trị của mình trên thị trường phân phối các ứng dụng phát nhạc trực tuyến thông qua App Store. Họ hạn chế các nhà phát triển thông báo tới người dùng về những dịch vụ âm nhạc thay thế, rẻ hơn sẵn có bên ngoài hệ sinh thái Apple. Theo quy định của EU, điều này là bất hợp pháp.

Quan chức trên cũng đã yêu cầu Apple gỡ bỏ các hạn chế trên App Store, lặp lại yêu cầu tương tự theo Đạo luật DMA.

Apple đã phản đối quyết định trên, cho rằng EC ra quyết định mà không có bằng chứng đáng tin cậy nào về tác hại đối với người tiêu dùng, đồng thời bỏ qua thực tế của một thị trường đang phát triển nhanh, mạnh mẽ và đầy tính cạnh tranh.

Quyết định của EC được kích hoạt kể từ một khiếu nại vào năm 2019 của dịch vụ phát nhạc trực tuyến Spotify (Thụy Điển) về vấn đề chặn ứng dụng nghe nhạc này tiếp cận với người dùng và phí App Store 30% của Apple.

Trong khi đó, theo các chuyên gia trong ngành, Apple trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn ở Trung Quốc, một trong những thị trường lớn nhất của họ, kể từ khi công ty viễn thông Trung Quốc Huawei tung ra các mẫu điện thoại thông minh mới vào cuối năm ngoái. Gần đây, Huawei tiếp tục giới thiệu một đối thủ mới cạnh tranh với iPhone: dòng điện thoại thông minh cao cấp có tên Pura 70.

Theo dữ liệu từ Canalys, trong ba tháng đầu năm nay, doanh số bán hàng của Apple đã giảm 25% so với cùng kỳ năm trước tại Trung Quốc, với thị phần giảm từ 20% xuống 15% trong kỳ báo cáo.

Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn ở Trung Quốc và doanh số bán iPhone toàn cầu giảm 10% trong quý gần nhất, Apple vẫn cố gắng duy trì niềm tin của nhà đầu tư sau khi báo cáo thu nhập vượt kỳ vọng và công bố chương trình mua lại cổ phiếu lớn trong thời gian qua.

Theo Bloomberg, Apple đã lắp ráp số điện thoại thông minh iPhone đạt tổng trị giá 14 tỷ USD ở Ấn Độ trong năm tài chính 2024 (kết thúc vào ngày 31/3/2024). Apple hiện sản xuất 14% hoặc khoảng 1/7 số thiết bị cao cấp hàng đầu của mình tại Ấn Độ.

Cũng Bloomberg, Foxconn đang lắp ráp gần 67% còn Pegatron Corp sản xuất khoảng 17% số điện thoại thông minh iPhone do Ấn Độ sản xuất. Nhà máy của Wistron Corp ở bang Karnataka, miền Nam Ấn Độ mà tập đoàn Tata tiếp quản năm ngoái phụ trách sản xuất phần còn lại.

Foxconn và Pegatron là hai nhà sản xuất hợp đồng điện tử đa quốc gia của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), cũng là hai nhà cung cấp hàng đầu của Apple.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục trí tuệ nhân tạo

Giá điện sẽ tiếp tục tăng trong kỷ nguyên AI

Nhiều phân tích đã chỉ ra AI là “hà mã ăn điện” và các quốc gia hay những công ty hàng đầu thế giới đang cố gắng đón trước kỷ nguyên AI cũng phải đảm bảo sức cạnh tranh liên quan đến năng lượng điện.

Cơ chế bù chéo giá điện kéo dài, chưa tính đúng, tính đủ... cản trở thu hút đầu tư vào ngành điện Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh

Nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới "ăn nên làm ra"

Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới TSMC có thể sẽ chứng kiến doanh thu quý 3 vượt xa dự báo của thị trường cũng như dự báo của chính công ty này, khi được hưởng lợi từ trí tuệ nhân tạo.

Công ty bán dẫn Hàn Quốc đầu tư 75 tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo và chip Cổ phiếu ngành chip lao dốc sau kết quả kinh doanh gây thất vọng

Mỹ xác minh thông tin Nvidia gây sức ép vô lý trong quá trình bán chip AI

Các công ty cạnh tranh như AMD cho biết Nvidia đã lợi dụng ưu thế vượt trội của mình trên thị trường để cảnh báo đáp trả các doanh nghiệp mua chip từ những công ty đối thủ của hãng.

Nvidia đang tham vọng gì sau cột mốc doanh nghiệp nghìn tỷ USD? Thị trường chứng khoán Mỹ: Nvidia lên ngôi vương, S&P 500 lập kỷ lục mới

Meta sắp đối mặt với án phạt chống độc quyền đầu tiên từ EU

Theo nguồn tin riêng, Meta Platforms sắp phải đối mặt với khoản phạt đầu tiên từ Liên minh châu Âu (EU) vì buộc người dùng sử dụng dịch vụ quảng cáo Marketplace cùng với mạng xã hội Facebook.

Tương lai của những "quái vật" như Meta, Microsoft sẽ ra sao khi đã phát triển tới mức 'quá khổ'? Meta có nguy cơ bị phạt hàng tỷ USD vì vi phạm đạo luật kỹ thuật số EU

Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

Các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn cầu đang đồng loạt đưa ra cảnh báo sự phát triển mạnh mẽ của AI có thể tác động sâu sắc đến thị trường lao động.

Trí tuệ nhân tạo đã giúp Nvidia vươn lên thành doanh nghiệp nghìn tỷ USD như thế nào? Công ty bán dẫn Hàn Quốc đầu tư 75 tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo và chip

Sự cố máy tính toàn cầu: Khoảng 8,5 triệu thiết bị của Microsoft chịu ảnh hưởng

Microsoft cho biết, sự cố gián đoạn hệ thống máy tính toàn cầu do lỗi bản cập nhật phần mềm của công ty an ninh mạng CrowdStrike đã ảnh hưởng đến gần 8,5 triệu thiết bị của tập đoàn công nghệ này.

Đặt cược tất cả vào AI, 2024 sẽ là một năm "được ăn cả, ngã về không" của Microsoft Microsoft bắt đầu thực hiện sứ mệnh 'năm AI 2024': biến Edge thành trình duyệt AI

Sự cố máy tính toàn cầu Microsoft gây tê liệt hoạt động ở nhiều lĩnh vực

Một sự cố công nghệ toàn cầu của Microsoft đã khiến các chuyến bay bị hoãn, nhiều ngân hàng ngừng hoạt động và các phương tiện truyền thông ngắt sóng trong ngày 19/7.

Chiến lược bán lẻ của Apple đã đánh bại Microsoft và Google như thế nào? Microsoft bị tố "cậy quyền", liên tục làm phiền để người dùng Edge chuyển sang Bing

'Gã khổng lồ' viễn thông Nhật tăng cường sử dụng công nghệ AI

Softbank và Avatar Inn sẽ hợp tác để cung cấp “Dịch vụ khách hàng” sử dụng robot trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) cho các ngành đang thiếu hụt lao động.

Trí tuệ nhân tạo đã giúp Nvidia vươn lên thành doanh nghiệp nghìn tỷ USD như thế nào? Công ty bán dẫn Hàn Quốc đầu tư 75 tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo và chip