Giá điện sẽ tiếp tục tăng trong kỷ nguyên AI

Nhiều phân tích đã chỉ ra AI là “hà mã ăn điện” và các quốc gia hay những công ty hàng đầu thế giới đang cố gắng đón trước kỷ nguyên AI cũng phải đảm bảo sức cạnh tranh liên quan đến năng lượng điện.

124004-chatgpt-gan-nhu-co-the-vuot-qua-ky-thi-cap-phep-hanh-nghe-y-cua-my.jpg
Biểu tượng công cụ ChatGPT do công ty OpenAI phát triển. Ảnh: AFP/ TTXVN

Nhiều phân tích đã chỉ ra rằng trí tuệ nhân tạo (AI) là “hà mã ăn điện” và các quốc gia hay những công ty hàng đầu thế giới đang cố gắng đón trước kỷ nguyên AI cũng phải có những động thái đón đầu để đảm bảo sức cạnh tranh liên quan đến năng lượng điện.

*Càng phát triển càng sử dụng nhiều điện

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong báo cáo “Điện lực 2024” cho biết trung bình một lần tìm kiếm bằng AI tổng hợp như ChatGPT tiêu tốn 2,9 watt (Wh) điện. Mức tiêu thụ điện năng này cao gấp 10 lần so với mức trung bình 0,3 wh được sử dụng cho một lần tìm kiếm trên trang Google. Có phân tích chỉ ra rằng cần khoảng 1-2 nhà máy điện hạt nhân để vận hành một nhà máy bán dẫn dùng công nghệ AI.

Giáo sư kinh tế năng lượng Cho Hong-jong của Đại học Dankook cho biết việc có cơ sở hạ tầng điện phù hợp cho các ngành công nghệ cao hay không đã trở thành tiêu chí quan trọng hàng đầu để xem liệu một quốc gia có thể dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tập trung vào AI và chất bán dẫn hay không?

Theo Giáo sư Cho Hong-jong, xét vào trường hợp Hàn Quốc, nếu năng lượng điện không được phát triển thành ngành công nghệ cao, khả năng cạnh tranh của các ngành xuất khẩu chính sẽ bị mất đi. Trong thời điểm hiện tại xây dựng các nhà máy điện thân thiện với môi trường không phải là tất cả mà điều cấp thiết hơn là khả năng cải thiện tình trạng thiếu điện và thiếu trầm trọng mạng lưới truyền tải và phân phối kết nối các nhà máy điện và nhà máy công nghệ cao.

Trước đây, người ta cho rằng đất nước càng phát triển thì càng sử dụng ít điện song thực tế hiện nay cho thấy điều ngược lại. Đầu tiên, vì mục tiêu trung hòa carbon có nghĩa tất cả các năng lượng kể cả sử dụng trong vận tải đều phải sử dụng nguồn điện sạch. Thay vì đốt dầu để chạy ô tô, ý tưởng là tạo ra điện bằng năng lượng Mặt Trời và sau đó sạc vào pin để chạy ô tô điện. Chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng nhiều điện hơn để làm cùng một công việc. Thứ hai, AI đã trở thành cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tuy nhiên, AI sử dụng rất nhiều điện đến mức có thể nói là AI phát triển nhờ điện. Tại các nước phát triển như Mỹ, có nguồn điện ổn định để thu hút các trung tâm dữ liệu AI đang là chủ đề nóng. Với cả 2 mục tiêu trung hòa carbon và phát triển AI, các nước tiên tiến có nhiều công nghệ cao hơn đương nhiên sẽ sử dụng nhiều điện hơn.

Quảng cáo

Tại Hàn Quốc, hai tập đoàn Samsung Electronics và SK Hynix có kế hoạch xây dựng 10 nhà máy bán dẫn tiên tiến trong cụm công nghệ bán dẫn tại thành phố Yongin, cách Seoul 60km về phía Đông Nam. Chính phủ Hàn Quốc khẳng định sẽ đảm bảo đủ nguồn điện 10 gigawatt (GW) để cung cấp cho cụm công nghệ cao này. Điều đó có nghĩa là mỗi nhà máy bán dẫn cần có 1 nhà máy điện hạt nhân nhằm đảm bảo đủ điện để vận hành. Công suất phát điện của một nhà máy điện hạt nhân là khoảng 1,3 gigawatt. Tổng công suất phát điện của Hàn Quốc hiện là 110 gigawatt và như vậy, chỉ riêng cụm công nghệ cao Yongin sẽ sử dụng khoảng 10% trong số này.

*Giá điện tiếp tục tăng trong kỷ nguyên AI

kim-anh-1-20241106091846.png
Thành phố Ulsan đầu tư xây dựng tổ hợp điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới. Ảnh minh họa: A.N/BNEWS

Số liệu thống kê cho biết đầu tư vào các cơ sở sản xuất điện ở Hàn Quốc đã tăng 5,3 lần kể từ năm 1990. Tuy nhiên, đầu tư vào mạng lưới truyền tải chỉ tăng 1,5 lần trong khoảng thời gian trên.

Xét về các nguồn cung điện: năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió có đặc điểm là tính không liên tục và nhiều biến động do yếu tố thời tiết. Điều này sẽ rất khó để cung cấp nguồn điện ổn định cho các ngành công nghệ cao, nơi nguồn cung điệp phải đảm bảo 24/24 và đều đặn trong suốt 365 ngày một năm. Phải có thiết bị dự phòng khi thiếu điện và có thiết bị lưu điện khi quá tải. Điều đó khiến giá thành điện sẽ cao hơn. Thêm nữa, năng lượng tái tạo phải tận dụng theo điều kiện tự nhiên. Điện Mặt Trời và điện gió phải được lắp đặt ở những nơi có nhiều nắng hoặc nhiều gió, thường là các khu vực xa xôi. Vì thế vấn đề mạng lưới truyền tải điện từ những nơi này đến các khu công nghiệp nơi có nhiều người sinh sống chắc chắn sẽ phát sinh. Các nhà máy điện Mặt Trời và điện gió của Hàn Quốc thường nằm ở bờ biển phía Nam, trong khi các nhà máy điện hạt nhân tập trung ở bờ biển phía Đông. Vì thế để tăng cường mạng truyền tải điện sẽ dẫn đến tăng chi phí.

Nếu Hàn Quốc chuyển đổi toàn bộ năng lượng thành điện sạch, quốc gia sẽ phải trả những chi phí khổng lồ. Châu Âu, nơi thúc đẩy điện khí hóa sạch trước Hàn Quốc đang phải gánh chịu chi phí ngày càng tăng và lạm phát ngày càng trầm trọng và điều này khiến khả năng cạnh tranh đang suy yếu. Đây là những yếu tố để Chính phủ Hàn Quốc cần cân nhắc việc lựa chọn tốc độ chuyển đổi năng lượng điện sạch để đảm bảo duy trì động lực tăng trưởng và tính cạnh tranh.

Hiện nay, Hàn Quốc đang áp dụng hệ thống giá điện thống nhất trên toàn quốc nên khó phân biệt giá theo khu vực. Cho dù điện ở khu vực nông thôn, nơi đặt nhiều nhà máy điện dư thừa nhưng sẽ rất khó để thuyết phục người dùng ở khu vực đô thị rằng họ nên gánh vác phần lớn hơn chi phí cho mạng lưới truyền tải, phân phối điện. Điều này đồng nghĩa với việc khu vực đô thị sẽ phải trả tiền điện cao hơn.

Với kế hoạch phát triển công nghệ cao hiện nay, giới chuyên môn chỉ ra rằng Hàn Quốc cần tìm cách xây dựng nhà máy điện gần với nhà máy công nghệ cao. Cho dù là nguồn điện từ khí đốt tự nhiên hay điện từ năng lượng hạt nhân, việc đảm bảo nguồn điện ổn định và có giá thành cạnh tranh đang là ưu tiên hàng đầu. Về lâu dài, Hàn Quốc phải đảm bảo đủ công nghệ sản xuất năng lượng sạch và mở rộng mạng lưới truyền tải. Tuy nhiên, điều quan trọng mà người dân cần được biết là để đáp ứng các mục tiêu phát triển thì chi phí sản xuất và truyền tải điện sẽ tăng đáng kể và điều đó có nghĩa là giá điện sẽ tiếp tục tăng.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục trí tuệ nhân tạo

Việt Nam hợp tác với NVIDIA thành lập Trung tâm R&D Trí tuệ nhân tạo và Trung tâm Dữ liệu AI

Chiều tối ngày 5/12/2024, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng giám đốc Nvidia Jensen Huang, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng - đại diện Chính phủ Việt Nam và ông Jay Puri - Phó Chủ tịch Điều hành Phụ trách Hoạt động Toàn cầu NVIDIA, đã ký thoả thuận hợp tác giữa Việt Nam và NVIDIA thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) (được gọi là VRDC) và Trung tâm Dữ liệu AI.

Nvidia sắp thế chân Intel trong Dow Jones Vốn hóa thị trường của "ông lớn" chip Nvidia tăng lên hơn 3.600 tỷ USD

Giá điện sẽ tiếp tục tăng trong kỷ nguyên AI

Nhiều phân tích đã chỉ ra AI là “hà mã ăn điện” và các quốc gia hay những công ty hàng đầu thế giới đang cố gắng đón trước kỷ nguyên AI cũng phải đảm bảo sức cạnh tranh liên quan đến năng lượng điện.

Cơ chế bù chéo giá điện kéo dài, chưa tính đúng, tính đủ... cản trở thu hút đầu tư vào ngành điện Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh

Nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới "ăn nên làm ra"

Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới TSMC có thể sẽ chứng kiến doanh thu quý 3 vượt xa dự báo của thị trường cũng như dự báo của chính công ty này, khi được hưởng lợi từ trí tuệ nhân tạo.

Công ty bán dẫn Hàn Quốc đầu tư 75 tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo và chip Cổ phiếu ngành chip lao dốc sau kết quả kinh doanh gây thất vọng

Mỹ xác minh thông tin Nvidia gây sức ép vô lý trong quá trình bán chip AI

Các công ty cạnh tranh như AMD cho biết Nvidia đã lợi dụng ưu thế vượt trội của mình trên thị trường để cảnh báo đáp trả các doanh nghiệp mua chip từ những công ty đối thủ của hãng.

Nvidia đang tham vọng gì sau cột mốc doanh nghiệp nghìn tỷ USD? Thị trường chứng khoán Mỹ: Nvidia lên ngôi vương, S&P 500 lập kỷ lục mới

Meta sắp đối mặt với án phạt chống độc quyền đầu tiên từ EU

Theo nguồn tin riêng, Meta Platforms sắp phải đối mặt với khoản phạt đầu tiên từ Liên minh châu Âu (EU) vì buộc người dùng sử dụng dịch vụ quảng cáo Marketplace cùng với mạng xã hội Facebook.

Tương lai của những "quái vật" như Meta, Microsoft sẽ ra sao khi đã phát triển tới mức 'quá khổ'? Meta có nguy cơ bị phạt hàng tỷ USD vì vi phạm đạo luật kỹ thuật số EU

Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

Các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn cầu đang đồng loạt đưa ra cảnh báo sự phát triển mạnh mẽ của AI có thể tác động sâu sắc đến thị trường lao động.

Trí tuệ nhân tạo đã giúp Nvidia vươn lên thành doanh nghiệp nghìn tỷ USD như thế nào? Công ty bán dẫn Hàn Quốc đầu tư 75 tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo và chip

Sự cố máy tính toàn cầu: Khoảng 8,5 triệu thiết bị của Microsoft chịu ảnh hưởng

Microsoft cho biết, sự cố gián đoạn hệ thống máy tính toàn cầu do lỗi bản cập nhật phần mềm của công ty an ninh mạng CrowdStrike đã ảnh hưởng đến gần 8,5 triệu thiết bị của tập đoàn công nghệ này.

Đặt cược tất cả vào AI, 2024 sẽ là một năm "được ăn cả, ngã về không" của Microsoft Microsoft bắt đầu thực hiện sứ mệnh 'năm AI 2024': biến Edge thành trình duyệt AI

Sự cố máy tính toàn cầu Microsoft gây tê liệt hoạt động ở nhiều lĩnh vực

Một sự cố công nghệ toàn cầu của Microsoft đã khiến các chuyến bay bị hoãn, nhiều ngân hàng ngừng hoạt động và các phương tiện truyền thông ngắt sóng trong ngày 19/7.

Chiến lược bán lẻ của Apple đã đánh bại Microsoft và Google như thế nào? Microsoft bị tố "cậy quyền", liên tục làm phiền để người dùng Edge chuyển sang Bing

'Gã khổng lồ' viễn thông Nhật tăng cường sử dụng công nghệ AI

Softbank và Avatar Inn sẽ hợp tác để cung cấp “Dịch vụ khách hàng” sử dụng robot trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) cho các ngành đang thiếu hụt lao động.

Trí tuệ nhân tạo đã giúp Nvidia vươn lên thành doanh nghiệp nghìn tỷ USD như thế nào? Công ty bán dẫn Hàn Quốc đầu tư 75 tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo và chip