Cổ phiếu công nghệ lao đao: Loạt “bigtech” NVIDIA, Microsoft, Alphabet, META giảm mạnh từ đỉnh, FPT cũng “bốc hơi” 33.000 tỷ vốn hóa

Bên cạnh áp lực chốt lời, sự trỗi dậy của các startup đến từ Trung Quốc như DeepSeek, Manus cũng là yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng đến cổ phiếu công nghệ toàn cầu.

Cổ phiếu công nghệ lao đao: Loạt “bigtech” NVIDIA, Microsoft, Alphabet, META giảm mạnh từ đỉnh, FPT cũng “bốc hơi” 33.000 tỷ vốn hóa

Sau giai đoạn liên tục đi lên mạnh mẽ phá vỡ nhiều kỷ lục, các cổ phiếu công nghệ hàng đầu thế giới (bigtech) như NVIDIA, Microsoft, Alphabet (công ty mẹ Google), META Platform (công ty mẹ Facebook),… đều đã quay đầu giảm mạnh. Vốn hóa thị trường “bốc hơi” hàng trăm tỷ USD trong thời gian ngắn.

Hiệu ứng lan rộng trên nhóm cổ phiếu công nghệ toàn cầu. Cổ phiếu của công ty dịch vụ phần mềm hàng đầu Ấn Độ là Infosys cũng mất 21% từ đỉnh gần nhất hồi giữa tháng 12/2024. FPT – công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Từ đỉnh lịch sử đạt được hồi trung tuần tháng 1, cổ phiếu này đã mất 16% thị giá.

Thực tế, các cổ phiếu bigtech của thế giới đều đã hồi phục ở mức độ khác nhau sau khi tạo đáy. Trong khi đó, FPT vẫn đang chịu áp lực bán đáng kể và hiện đang ở vùng giá thấp nhất kể từ giữa tháng 11 năm ngoái. Vốn hóa thị trường tương ứng còn hơn 191.000 tỷ đồng (7,5 tỷ USD), giảm 33.000 tỷ so với đầu năm 2025.

Bên cạnh áp lực chốt lời, sự trỗi dậy của các startup đến từ Trung Quốc như mô hình AI giá rẻ DeepSeek hay AI Agent tự chủ đầu tiên trên thế giới Manus, cũng là yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng đến cổ phiếu công nghệ toàn cầu. Mô hình AI giá rẻ đang làm rấy lên lo ngại của nhà đầu tư về sự suy giảm giá trị thị trường AI dù vẫn còn nhiều hoài nghi về chi phí phát triển.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo FPT cho rằng sự ra đời của các mô hình AI giá rẻ như DeepSeek có thể không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả FPT AI Factory. Thậm chí, sự xuất hiện của các mô hình AI chi phí thấp tương tự như DeepSeek có thể thúc đẩy việc ứng dụng AI hơn trong các doanh nghiệp/tổ chức, cho thấy cơ hội của các công ty công nghệ, bao gồm lĩnh vực AI của FPT.

Quảng cáo

Cần phải có thời gian để đánh giá chính xác hơn mức độ ảnh hưởng của các mô hình AI mới đến lĩnh vực công nghệ toàn cầu. Nhưng có một thực tế không thể phủ nhận là triển vọng tăng trưởng tích cực của lĩnh vực này. Theo Gartner, tổng chi tiêu toàn cầu cho phần mềm/dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) sẽ tăng trưởng lần lượt 14%/9,4% svck vào năm 2025 khi các doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số để áp dụng công nghệ mới.

Theo báo cáo phân tích mới đây của KBSV, xu hướng sử dụng AI tạo sinh trong các doanh nghiệp và tổ chức sẽ diễn ra mạnh mẽ nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ thúc đẩy chi tiêu toàn cầu cho phần mềm và dịch vụ CNTT. Bộ phận phân tích kỳ vọng FPT sẽ tiếp tục bắt kịp các xu hướng mới nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại các thị trường trọng điểm.

KBSV dự phóng doanh thu mảng CNTT năm 2025 của FPT tăng trưởng 24,7% svck, đạt 38.597 tỷ đồng dựa trên(1) AI Factory hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm và giúp FPT tiếp cận sâu rộng hơn tới khách hàng; (2) Hợp đồng quy mô lớn tiếp tục được kí kết giúp bảo đảm khối lượng công việc trong thời gian dài.

Sang năm 2026, KBSV dự phóng tổng doanh thu mảng CNTT nước ngoài của FPT dự kiến đạt 47.585 tỷ đồng, tăng 23% svck và tiếp tục là động lực đóng góp tăng trưởng chính cho doanh thu cả mảng CNTT đạt 56.578 tỷ đồng, tăng 20% svck 2025.

Tương tự, báo cáo mới đây của ACBS cho rằng, dịch vụ CNTT thị trường nước ngoài vẫn là mảng hứa hẹn tăng trưởng tốt nhất trong bối cảnh Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn cho các dịch vụ CNTT, với lợi thế chi phí thấp. “Các công ty Việt Nam còn có thể gây ấn tượng với khách hàng về sự nhiệt tình, khả năng thích ứng, chăm chỉ,… và hưởng lợi từ xu hướng tìm kiếm đối tác khác ngoài Trung Quốc và tình trạng thiếu lao động ở nhiều nước”, ACBS nhận định.

Về phía FPT, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 đạt 75.400 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 13.395 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 21% so với thực hiện 2024. Nếu hoàn thành, đây sẽ tiếp tục là mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục mới của doanh nghiệp đầu ngành công nghệ Việt Nam và sẽ là năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng trên 20%/năm.

Nhà máy AI tại Nhật Bản dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối tháng 3/2025, chậm hơn so với kế hoạch ban đầu. Trong khi đó, nhà máy AI tại Việt Nam vẫn triển khai đúng tiến độ và dự kiến bắt đầu tạo doanh thu trong quý 1 với mục tiêu đạt 40 triệu USD doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhà máy AI/cho thuê GPU năm 2025.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

CEO Bách Hóa Xanh bán cổ phiếu MWG, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn tại PNJ, PVS

Trong vòng 2-3 tháng qua, quỹ ngoại Dragon Capital đã bán ròng hàng triệu cổ phiếu PVS, PNJ, giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 5% và rút khỏi danh sách cổ đông lớn của các doanh nghiệp này.

Cổ phiếu họ Bamboo Capital kịch trần, tăng 44,4% trong 4 ngày sau giai đoạn lao dốc vì loạt lãnh đạo cấp cao bị khởi tố Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm

Nhóm phân tích Chứng khoán Maybank điều chỉnh tăng 5%-10% dự báo lợi nhuận toàn thị trường và điều chỉnh tăng mục tiêu VN-Index cuối năm lên 1.300 điểm (kịch bản cơ sở), 1.500 điểm (kịch bản tốt nhất).

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất: Tân binh tạo sóng, một cổ phiếu DN Nhà nước "bốc đầu" gần 60% Giá vàng có tuần giảm sâu nhất trong 6 tháng

Cảnh báo thủ đoạn dụ dỗ tham gia đầu tư tài chính, sàn chứng khoán, tiền ảo

Nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân được tội phạm tiếp tục sử dụng trong thời gian vừa qua. Trong đó nổi lên thủ đoạn: tội phạm tiếp cận người dân đã tham gia, đăng tin, bài trên các hội nhóm, website mua bán, cho thuê bất động sản sau đó dụ dỗ tham gia đầu tư tài chính, sàn chứng khoán, tiền ảo trên không gian mạng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Giá nông sản xuất khẩu tăng, thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế càng tinh vi Thái Lan thiệt hại hơn 20 triệu USD do lừa đảo trực tuyến Tăng cường phòng ngừa, xử lý lừa đảo công nghệ cao trên không gian mạng

Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Thị trường vẫn duy trì được sắc xanh dù xuất hiện rung lắc trong phiên giao dịch 15/5. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua ròng khá ấn tượng với quy mô đạt trên 900 tỷ đồng, tập trung vào các mã Bluechips.

Thị trường chuẩn bị thế nào trước kháng cự 1.300 điểm? Khối ngoại đổ hơn 2.200 tỷ đồng vào thị trường, VN-Index vượt 1.300 điểm

Khối ngoại đổ hơn 2.200 tỷ đồng vào thị trường, VN-Index vượt 1.300 điểm

Sự xuất hiện của tiền ngoại còn ấn tượng hơn so với phiên giải ngân hôm qua. Trong đó, các mã Ngân hàng đã hưởng lợi tích cực nhờ lực mua tốt của các nhà đầu tư nước ngoài giúp cho VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.

TCB lập đỉnh thời đại, thị trường tăng điểm ngay đầu tuần mới Rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI thêm mới TPBank và Gemadept, loại Petrolimex

Rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI thêm mới TPBank và Gemadept, loại Petrolimex

Tại ngày 30/4, Việt Nam vẫn là quốc gia chiếm tỷ trọng cao nhất trong rổ chỉ số của MSCI Frontier Market Index với tỷ lệ 23,23%. Trong top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao nhất, Việt Nam cũng góp mặt tới 3 đại diện là HPG, VIC và VHM.

MSCI đánh giá cao các giải pháp của UBCK trong thúc đẩy nâng hạng thị trường

Cổ phiếu Bất động sản, Chứng khoán giao dịch hứng khởi ngày Vinpearl chào sàn

Thị trường chứng khoán đã duy trì được sắc xanh và còn ghi nhận động thái mua ròng gần 1.000 tỷ đồng. Hiện VN-Index chỉ còn cách mốc 1.300 điểm chưa đến 7 điểm.

Thị trường chuẩn bị thế nào trước kháng cự 1.300 điểm? Vinpearl tăng kịch biên độ, vốn hóa lọt top 10 doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán