Khắc phục khó khăn, doanh nghiệp tranh thủ sản xuất cuối năm

Dù đơn hàng cho những tháng cuối năm có giảm so với dịp đầu năm, nhưng các doanh nghiệp ở Đồng Nai đã linh động tìm thêm những khách hàng mới để tăng sản lượng tiêu thụ cả nội địa lẫn xuất khẩu.

Chỉ còn hơn 1 tháng là kết thúc năm 2022, các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng cung ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu và ít thiết yếu tranh thủ gia tăng sản xuất, kết thúc các đơn hàng đã kí hợp đồng, cũng như chuẩn bị nguồn hàng để cung ứng dịp lễ, Tết trong thời gian tới.

Sức mua tác động sản xuất

Cuối năm là mùa sản xuất của nhiều mặt hàng công nghiệp như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, cà phê, thực phẩm chế biến, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng. Dù đơn hàng cho những tháng cuối năm có giảm so với dịp đầu năm, nhưng các doanh nghiệp ở Đồng Nai đã linh động tìm thêm những khách hàng mới để tăng sản lượng tiêu thụ cả nội địa lẫn xuất khẩu.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp tranh thủ lợi thế sức mua của tháng cuối năm để lập kế hoạch sản xuất, cung ứng tốt nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, ngay từ đầu năm 2022, tỷ giá tiền tệ biến động, cùng với biến động của giá xăng dầu, vận chuyển đã tác động lớn đến toàn bộ chuỗi sản xuất của các ngành.

Theo ông Trần Quang, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Quốc tế Fleming Việt Nam, Đồng Nai, giá nguyên liệu đầu vào và chi phí logistics liên tục leo thang ảnh hưởng không nhỏ đến các đơn hàng của công ty.

Do đó, Fleming đã tìm ra các giải pháp để tăng năng suất, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất để giá thành của sản phẩm ít thay đổi. Bên cạnh đó, Fleming liên tục tìm thêm các khách hàng để mở rộng đầu ra. Do đó, các đơn hàng vào dịp cuối năm của doanh nghiệp tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước.

Đồng thời, để không phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, có thể gây gián đoạn sản xuất, cung ứng đơn hàng, các doanh nghiệp cũng đã tranh thủ nguồn cung ứng nguyên liệu ngay tại thị trường nội địa để vừa giúp giảm chi phí, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Cụ thể, với ngành dệt may, xơ sợi dệt, giày dép, máy tính điện tử và linh kiện, sắt thép, hóa chất, chất dẻo..., để bớt lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp đã ưu tiên tìm nguồn nguyên liệu trong nước và các quốc gia khác như Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ…bù vào khoản thiếu trong nguyên liệu sản xuất.

Bà Lai Khiêm, Tổng giám đốc Công ty TNHH Bình Tiên Biên Hòa cho biết, Công ty Bình Tiên Biên Hòa chuyên sản xuất các loại giày dép cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Những năm gần đây, để chủ động cho sản xuất, công ty đã ưu tiên tìm nguyên liệu trong nước, giảm nhập khẩu. Hiện nay, nguồn nguyên liệu trong nước ngày càng đa dạng và chất lượng khá tốt, đáp ứng được nhiều đơn hàng.

Đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, nguồn hàng cung ứng cho thị trường dịp cuối năm vốn nằm trong kế hoạch sản xuất được đặt ra ngay từ đầu năm. Dù trải qua nhiều biến động, nhưng nhu cầu ăn, uống luôn là nhu cầu thiết yếu, nên người tiêu dùng chắc chắn phải chi tiêu cho điều này.

Quảng cáo
ttxvn-hang-tieu-dung-2011-6096.jpg Ảnh: Trần Việt

Theo ông Lê Duy Toàn, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thực phẩm Duy Anh (TP.HCM), ngay từ tháng 9/2022, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thực phẩm Duy Anh đã chủ động làm việc với nhà cung cấp, tích trữ hơn 1.000 tấn gạo và nhập khẩu gần 500 tấn lúa mì. Việc chủ động tích trữ sớm giúp doanh nghiệp tránh được biến động về giá nguyên vật liệu, biến động tỷ giá.

Sản lượng bún, phở, bánh tráng phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu cuối năm dự báo tăng khoảng 30%, do đó theo đại diện doanh nghiệp, việc tích trữ nguyên liệu không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động sản xuất, mà còn là cơ sở để giữ, giảm giá thành sản phẩm. Nếu không ổn định sản xuất về nguồn nguyên liệu thì sẽ khó bán được hàng.

Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu ứng phó khó khăn

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2022 đạt 312,82 tỷ USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2021. Dù đây là tín hiệu tích cực, nhưng các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu của Việt Nam đối mặt với nhiều vấn đề như lạm phát, giá vận chuyển, biến động giá nhiên liệu khiến các doanh nghiệp phải tìm cách ứng phó, tháo gỡ khó khăn này.

Theo ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại Việt Nam tại Mỹ cho biết, Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam, đồng thời Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Mỹ, nhưng chính ưu thế này khiến cho các mặt hàng của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ phải được kiểm soát chặt chẽ. Việc tăng trưởng thương mại trung bình 20%/năm vào thị trường này dẫn đến một số mặt hàng có thể trở thành đối tượng bị điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như mật ong, gỗ dán cứng, tủ gỗ, thép ống, dệt may, giày dép...

Điển hình như ngành chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam, ngay từ tháng 7/2022, đa số các doanh nghiệp đều gặp khó khăn với những thị trường nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam, khi số đơn đặt hàng giảm mạnh.

Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Kiểm lâm cho biết, thị trường xuất khẩu gỗ bắt đầu gặp khó khăn khi tình trạng lạm phát diễn tiến mạnh tại nhiều quốc gia, khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, đơn hàng nhập khẩu tại các thị trường chủ lực cũng giảm. Điều này khiến cho ngành chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam rơi vào bị động và phải nhanh chóng tìm cách "phá băng" bằng phương pháp tìm thị trường mới thay thế.

Còn tại thị trường châu Âu, các chuyên gia kinh tế cho rằng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tại thị trường này giảm không chỉ vì yếu tố lạm phát, mà còn do xu hướng thương mại xanh tại các quốc gia tại thị trường này.

Đánh giá về khó khăn thị trường xuất khẩu, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP.HCM cho biết, hiện có 50% nguyên phụ liệu ngành dệt may phải nhập khẩu. Nhưng tỷ giá đồng đô la được điều chỉnh liên tục trong thời gian gần đây, đã ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu nguyên liệu của các doanh nghiệp. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất những tháng cuối năm 2022. Điều này khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh giá bán thành phẩm thêm trên dưới 5% để đảm bảo lợi nhuận tối thiểu trong vận hành doanh nghiệp.

Do đó, nhiều doanh nghiệp phải tính toán lại quy mô sản xuất giai đoạn cuối năm để giảm thiểu tác động tiêu cực do điều chỉnh tỷ giá đồng đô la. Hiện nhiều doanh nghiệp đã đẩy nhanh tiến độ thu tiền bán hàng so với trước đây để thu hồi vốn. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng lập chiến lược marketing để bán hàng nhanh hơn, giảm tồn kho để có dòng tiền tốt hơn, giảm áp lực vay vốn ngân hàng phục vụ cho sản xuất.

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Quốc hội thông qua cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Chiều ngày 29/5, với 96,44% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Tháo gỡ khó khăn phát triển nhà ở xã hội: Là trách nhiệm dẫn dắt của Nhà nước thay vì phó mặc cho cơ chế thị trường Quảng Ninh sẽ đấu thầu tìm nhà đầu tư xây dự án nhà ở xã hội tại TP. Hạ Long

Quảng Ninh sẽ đấu thầu tìm nhà đầu tư xây dự án nhà ở xã hội tại TP. Hạ Long

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội tại quỹ đất 20% thuộc dự án nhóm nhà ở phía Tây Bắc đường Trần Thái Tông, phường Cao Xanh, TP. Hạ Long.

Nhà ở xã hội TP. HCM: Vẫn xa “tầm với” so với người thu nhập thấp Hà Nội giao thêm đất cho chủ đầu tư Khu đô thị Quốc Oai xây biệt thự

Nhà ở xã hội TP. HCM: Vẫn xa “tầm với” so với người thu nhập thấp

Dù nhu cầu sở hữu nhà ở cho người thu nhập thấp ngày một gia tăng, đặc biệt tại các đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội, nhưng hạ tầng chưa đầy đủ, biến động giá cả vật tư xây dựng và sự thiếu hụt nguồn cung đang đẩy giá nhà ở xã hội tăng mạnh trên thị trường

Năm 2025, người dân sở hữu nhà ở xã hội trên 5 năm sẽ không phải nộp khoản phí này khi bán nhà Vì sao gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng giải ngân “ì ạch”?

"Xanh hóa" khu công nghiệp: Thiếu hướng dẫn, thiếu vốn, thiếu nhân lực

Tài chính xanh đang trở thành chìa khóa để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều khu công nghiệp và doanh nghiệp nội địa vẫn gặp khó khi bắt tay vào quá trình "xanh hóa" do thiếu hướng dẫn cụ thể, vướng rào cản công nghệ và chưa có cơ chế tiếp cận vốn hiệu quả.

Tài chính xanh – Xu hướng toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam Hội thảo quốc gia về tài chính xanh sẽ diễn ra ngày mai (27/5) TỔNG THUẬT: Hội thảo quốc gia “Thúc đẩy tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net-Zero của Việt Nam”

VN-Index lên sát đỉnh năm 2025 dù khối ngoại bán ròng hơn 1.100 tỷ đồng

Quan điểm mới của Tổng thống Trump vẫn đang giúp thị trường tận dụng được đà tăng sẵn có. Diễn biến này được duy trì kể cả khi nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây.

EVNGENCO3 đảm bảo sản xuất điện ổn định trong 4 tháng đầu năm Sau cú sốc thuế quan, khi nào thị trường có sóng Ngân hàng?

Cần Thơ: Dự án Stella Icon đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Sở Xây dựng TP. Cần Thơ chính thức cấp phép bán hàng nhà ở hình thành trong tương lai cho dự án Stella Icon, thuộc Khu đô thị KITA Airport City. Thông tin này không chỉ đánh dấu bước tiến pháp lý quan trọng, mà còn mở ra cơ hội đầu tư - an cư hấp dẫn tại

KITA Invest có liên quan đến sự việc "ngăn chặn tẩu tán tài sản" của Công ty Ngân Thuận hay không? Ra mắt “GIA by KITA” – Bất động sản giữa miền xanh đa lớp tại Ciputra

Phá kỷ lục tiến độ, Trung tâm Triển lãm Quốc gia - biểu tượng phát triển mới của Thủ đô lộ diện

Trung tâm Triển lãm Quốc gia - Vietnam National Exposition Center (VNEC) dự kiến sẽ về đích đúng hẹn vào tháng 7/2025 – chỉ sau 10,5 tháng thi công so với dự kiến ban đầu 2 năm. Công trình khi hoàn thành sẽ nối dài những kỷ lục ấn tượng của Vingroup, đóng

Hà Nội giao hơn 11.300 m2 đất cho huyện Đông Anh xây dựng hạ tầng khu đấu giá đất Dự án 4,5 tỷ USD ở Đông Anh của T&T Group “bắt tay” đại gia Qatar đón chuyển động mới

Tháo gỡ khó khăn phát triển nhà ở xã hội: Là trách nhiệm dẫn dắt của Nhà nước thay vì phó mặc cho cơ chế thị trường

Để tháo gỡ những tồn tại trong phát triển nhà ở xã hội, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, cần một tư duy mới trong quản lý và điều hành: coi phát triển nhà ở xã hội là nhiệm vụ bắt buộc trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗ

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng Năm 2025, người dân sở hữu nhà ở xã hội trên 5 năm sẽ không phải nộp khoản phí này khi bán nhà

Nhóm ngành nào tăng trưởng lợi nhuận cao nhất nhìn từ kế hoạch kinh doanh năm 2025?

Theo Chứng khoán Agribank, bức tranh kế hoạch lợi nhuận toàn thị trường năm 2025 của các doanh nghiệp nhìn chung tích cực nhưng phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành. Trong đó, lợi nhuận của nhóm bất động sản, bán lẻ, dịch vụ,… dự kiến phục hồi mạnh, trong

Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi Lợi nhuận ròng của 1.000 doanh nghiệp niêm yết ghi nhận quý tăng thứ 6 liên tiếp

Hà Nội chuyển mục đích sử dụng khu đất hơn 3.300 m2 của Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7

Ngày 20/5, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung ghi tại Quyết định số 4132/QĐ-UBND ngày 15/6/2005 của UBND Thành phố.

Sun Group được chấp thuận lập hãng hàng không quy mô vốn 2.500 tỷ đồng Đồng Nai mời nhà đầu tư xây Trung tâm hành chính tỉnh 6.800 tỷ đồng