Hóa Chất Đức Giang đứng sau mua lại 46% cổ phần Ắc quy Tia Sáng khi Vinachem thoái vốn?

Bà Bùi Thị Hà Thu - cá nhân vừa mua thành công gần 3,1 triệu cổ phiếu TSB, tương đương 45,9% cổ phần của CTCP Ắc quy Tia Sáng là vợ của ông Đào Hữu Duy Anh, Tổng giám đốc CTCP Hóa Chất Đức Giang.

Hóa Chất Đức Giang (DGC) "nhảy vào" Ắc quy Tia Sáng?

Theo thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), ngày 04/01, bà Bùi Thị Hà Thu đã mua thành công gần 3,1 triệu cổ phiếu TSB của CTCP Ắc quy Tia sáng (Tibaco), nâng tỷ lệ sở hữu từ 0% lên 45,9% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn nhất của công ty này.

Cùng ngày, bà Nguyễn Thị Thu Hà mua 343.995 cổ phiếu TSB, tương đương 5,1% cổ phần và trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Tibaco.

Tổng lượng cổ phiếu 2 cá nhân này mua thành công là hơn 3,44 triệu cổ phiếu tương đương 51% vốn điều lệ, bằng lượng cổ phiếu TSB mà Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam (Vinachem) đã thoái vốn.

Trước đó, trong phiên đấu giá ngày 03/01, toàn bộ hơn 3,44 triệu cổ phiếu TSB do Vinachem sở hữu đã được bán cho 2 nhà đầu tư cá nhân với giá bằng mức giá khởi điểm là 39.200 đồng/cổ phiếu, tương ứng số tiền thu được từ bán vốn là gần 135 tỷ đồng.

Được biết, bà Bùi Thị Hà Thu – người vừa mua 45,9% cổ phần của Tibaco là vợ của ông Đào Hữu Duy Anh, Tổng giám đốc CTCP Hóa Chất Đức Giang (mã DGC). Nên rất có thể Hóa Chất Đức Giang mới là doanh nghiệp "đứng sau" việc mua lại phần vốn mà Vinachem thoái khỏi Tibaco.

Đáng chú ý, trong 1 tháng qua, với thông tin thoái vốn của Vinachem, cổ phiếu TSB tăng trần liên tục, từ mức 9.600 đồng (giá chốt phiên 16/12) lên 32.000 đồng (giá chốt phiên 13/1), tăng hơn 233 %, nhưng vẫn cách mức giá thoái vốn của Vinachem gần 18,4%.

Đầu tư Hải Thạch B.O.T muốn bán lượng lớn cổ phiếu HHV

CTCP Đầu tư Hải Thạch B.O.T đăng ký bán ra gần 41,8 triệu cổ phiếu HHV của CTCP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả, tương đương 13,57% vốn điều lệ. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận trong thời gian dự kiến từ ngày 16/1 đến 14/2/2023. Mục đích thực hiện giao dịch là huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đầu tư Hải Thạch B.O.T hiện nắm giữ gần 103,7 triệu cổ phiếu HHV, tương đương tỷ lệ 33,68% vốn điều lệ và đang là cổ đông lớn nhất tại Hạ tầng giao thông Đèo Cả. Nếu giao dịch thành công, số lượng cổ phiếu HHV mà Đầu tư Hải Thạch B.O.T nắm giữ sẽ giảm xuống còn 61,9 triệu cổ phiếu HHV, tương đương tỷ lệ sở hữu 20,11%.

Về người có liên quan, ông Võ Thụy Linh, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Hải Thạch B.O.T đang là thành viên HĐQT của Hạ tầng giao thông Đèo Cả, ông Linh cũng là người đại diện vốn của Hải Thạch B.O.T tại Hạ tầng giao thông Đèo Cả. Ngoài ra, ông Nguyễn Hữu Hùng, Thành viên HĐQT của Hải Thạch B.O.T đang là Phó chủ tịch HĐQT của HHV.

Động thái thoái vốn của Hải Thạch B.O.T diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu HHV đã tăng gần 65% từ đáy hồi giữa tháng 11/2022. Kết phiên 10/1, mã này còn tăng kịch trần lên 10.900 đồng/cổ phiếu và tiếp tục tăng thêm 1,4% trong phiên sáng nay (11/1) lên 11.050 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo thị giá này, Hải Thạch B.O.T có thể thu về hơn 460 tỷ đồng nếu bán thành công gần 41,8 triệu cổ phiếu HHV.

Quỹ thành viên thuộc VinaCapital muốn thoái sạch tại Nhà Khang Điền

VOF Investment Limited, quỹ thành viên thuộc VinaCapital thông báo đã bán ra hơn 4,1 triệu cổ phiếu KDH của CTCP Đầu tư và Phát triển Nhà Khang Điền trên tổng số 10 triệu cổ phiếu đăng ký. Nguyên nhân không bán hết do diễn biến thị trường chưa phù hợp.

Thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 12/12/2022 đến 10/01/2023, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Ước tính tại mức giá bình quân của cổ phiếu KDH trong khoảng thời gian trên, VOF có thể thu về trên trăm tỷ cho giao dịch này.

Trong thông báo cùng ngày, quỹ thuộc VinaCapital đã đăng ký bán nốt gần 5,9 triệu cổ phiếu KDH đang sở hữu (tỷ lệ 0,83%) trong khoảng thời gian từ 17/1/2023 đến 15/2/2023 với mục đích cơ cấu danh mục đầu tư. Nếu thành công, VOF Investment Limited sẽ không còn là cổ đông của Nhà Khang Điền.

Quảng cáo

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu KDH sau giai đoạn hồi phục mạnh từ đáy tháng 11/2022 tiếp tục cài "số lùi" và tạo mô hình 2 đáy. Thị giá KDH sau những phiên lình xình quanh vùng 27.000-28.000 đồng/cổ phiếu (từ 3/1/-11/1) đã giảm mạnh trong hai phiên gần đây. Ước tính tại mức thị giá 26.200 đồng/cổ phiếu, VOF có thể thu về gần 155 tỷ đồng từ thương vụ thoái nốt vốn tại KDH.

Thị giá tăng gấp đôi, Chủ tịch Chứng khoán APG bán 14 triệu cổ phiếu

Ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán APG (mã APG) thông báo đã bán thành công 14 triệu cổ phiếu APG từ ngày 10/1 - 12/1, theo phương thức thỏa thuận.

Sau giao dịch, ông Hưng đã giảm lượng sở hữu tại APG từ hơn 24,05 triệu cổ phiếu xuống còn 10,05 triệu cổ phiếu, tương đương 6,87% vốn điều lệ.

Trong khoảng thời gian diễn ra giao dịch, cổ phiếu APG ghi nhận 14 triệu đơn vị được giao dịch thỏa thuận với tổng trị giá 86,8 tỷ đồng. Khả năng cao đây chính là giao dịch của ông Nguyễn Hồ Hưng.

Động thái bán ra lượng lớn cổ phiếu của Chủ tịch APG diễn ra trong bối cảnh mã này hồi mạnh kể từ mức đáy 2.700 đồng/cổ phiếu phiên 15/11. Đóng cửa phiên 13/1, thị giá APG đạt 5.830 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng gần 117% trong chưa đầy 2 tháng.

Khải Hưng bán xong 30% vốn tại Xuân Mai Corp (XMC)

CTCP Đầu tư Xây dựng Xuân Mai - Xuân Mai Corp (mã XMC) thông báo Công ty TNHH Khải Hưng đã hoàn tất bán ra gần 13,5 triệu cổ phiếu XMC (tỷ lệ 20,01%) trong thời gian từ 29/12/2022 - 5/1/2023.

Công ty TNHH Khải Hưng là tổ chức có liên quan đến Phó chủ tịch HĐQT Xuân Mai Corp Nguyễn Đức Cử và Thành viên HĐQT Đỗ Thị Huệ. Ông Cử hiện đang đồng thời giữ vai trò là Chủ tịch tại Khải Hưng trong khi bà Huệ đang là Giám đốc tại công ty này.

Trong cùng thời gian giao dịch bán ra của Khải Hưng bà Nguyễn Minh Trang - con gái ông Nguyễn Đức Cử đã mua vào toàn bộ số cổ phiếu trên nhằm nâng tỷ lệ sở hữu từ 3,3 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,9%) lên 16,78 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 24,91%).

Trước đó từ ngày 15 - 30/11/2022, ông Bùi Khắc Sơn, Chủ tịch HĐQT của Xuân Mai Corp đã mua 10 triệu cổ phiếu XMC theo phương thức thoả thuận và Khải Hưng chính là bên bán ra.

Như vậy, chỉ trong vòng gần 2 tháng, Khải Hưng đã hoàn tất việc thoái vốn tại Xây dựng Xuân Mai từ mức 30% về 0% và không còn là cổ đông lớn.

Chủ tịch HĐQT Xi măng Sài Sơn đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu SCJ

CTCP Xi măng Sài Sơn (mã SCJ) thông báo Chủ tịch HĐQT Nguyễn Sỹ Tiệp đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu SCJ nhằm mục đích tăng sở hữu thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty. Thời gian thực hiện dự kiến từ 12/1 - 18/1/2023.

Trước giao dịch, ông Tiệp đang là cổ đông lớn nhất nắm gần 24,2 triệu cổ phiếu SCJ (tỷ lệ 63,9%). Nếu giao dịch thành công, Chủ tịch SCJ sẽ nâng sở hữu tại SCJ lên gần 44,2 triệu cổ phiếu - tương ứng tỷ lệ gần 76,4%.

Hồi đầu tháng 12/2022, HĐQT Xi măng Sài Sơn đã thông qua Nghị quyết về việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ năm 2022 với số lượng 20 triệu cổ phiếu cho ông Nguyễn Sỹ Tiệp với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian dự kiến trong năm 2022 hoặc quý 1/2023 sau khi được UBCKNN chấp thuận.

Sau chào bán, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng từ 378 tỷ đồng lên 578 tỷ đồng, tương ứng 57,8 triệu cổ phiếu. Toàn bộ 200 tỷ đồng từ đợt chào bán sẽ được công ty dùng để trả nợ tại các ngân hàng SHB, BIDV và HDBank.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Vì sao giá bất động sản luôn tăng?

“Suốt 20 năm qua, tôi chưa bao giờ thấy thị trường bất động sản giảm giá đồng loạt. Có chăng là giảm theo một số dự án, khu vực ở thị trường thứ cấp…”, một nhà đầu tư Tp.HCM chia sẻ.

Phân khúc bất động sản này liên tục có diễn biến tích cực tại Tp.HCM Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt dòng tiền?

Lãng phí với hàng trăm dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn Hà Nội

Theo báo cáo của các đơn vị chức năng thành phố Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô hiện có 712 dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất bị chậm tiến độ, chậm triển khai. Trong đó có không ít dự án đã nằm bất động” từ 10 - 20 năm. Hiện Hà Nội đã lên phương án giải quyết vướng mắc cho 680 dự án, 32 dự án còn lại sẽ tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Chứng khoán An Bình gọi tên 3 doanh nghiệp hưởng lợi khi các luật về bất động sản thông qua Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Giá đất nhiều tuyến đường tại TP.HCM sắp tăng cao nhất tới 37 lần

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang lấy ý kiến về dự thảo về ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND Thành phố về bảng giá đất trên địa bàn.

Meta sắp đối mặt với án phạt chống độc quyền đầu tiên từ EU Tp.HCM: Nhà thuê trọ phải có diện tích tối thiểu 5m2 sàn/người

Bà Rịa - Vũng Tàu phạt nặng chủ đầu tư dự án Ecotown Phú Mỹ

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới đây đã ban hành Quyết định số 1854/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco).

Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tiến độ phát triển dự án chậm hơn kỳ vọng, lãi ròng quý II/2024 của Đất Xanh giảm gần 80%

Cung mới ít ỏi đẩy giá biệt thự, liền kề thứ cấp ở Hà Nội tăng mạnh

Trong khi thị trường sơ cấp không ghi nhận nhiều thay đổi về giá và tỉ lệ hấp thụ thì trên thị trường thứ cấp, tại một số khu vực như phía Tây Hồ Tây đang trở thành điểm nóng của thị trường bất động sản Hà Nội khi ghi nhận giá biệt thự gia tăng mạnh.

Vincom Retail có quý thứ 6 liên tiếp lãi trên 1.000 tỷ đồng Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Các chuyên gia kỳ vọng hiệu ứng của Luật Đất đai 2024 sẽ tạo nên làn sóng các nhà đầu tư đổ vốn vào nhiều lĩnh vực kinh tế tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành và đồng nghĩa với việc họ sẽ mua bất động sản tại Việt Nam.

Phân khúc bất động sản này liên tục có diễn biến tích cực tại Tp.HCM Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt dòng tiền?