Hai giải pháp căn cơ thúc đẩy tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt

Chuyên gia VDSC chỉ ra, hoàn thành chuyển đổi sang cơ chế thanh toán mới DvP dựa trên cơ chế bù trừ trung tâm CCP và hệ thống KRX sẽ là giải pháp căn cơ để để được FTSE xem xét nâng hạng TTCK Việt Nam lên nhóm thị trường mới nổi thứ cấp một cách sớm nhất.

Bà Nguyễn Thị Phương Lam, Giám đốc Trung tâm Phân tích VDSC
Bà Nguyễn Thị Phương Lam, Giám đốc Trung tâm Phân tích VDSC

Nhận định thị trường 2024, bà Nguyễn Thị Phương Lam, Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng có nhiều câu chuyện hấp dẫn là trợ lực cho thị trường.

Bà có bình luận gì về mức tăng trưởng của VN-Index năm 2023?

Tôi cho rằng thị trường đã có sự phục hồi đáng ghi nhận, VN-Index kết thúc năm với mức tăng 12%. Sự phục hồi này có được nhờ vào các chính sách tài khóa, tiền tệ và các văn bản định hướng khác của nhà điều hành giúp giải quyết từng phần các điểm nghẽn của nền kinh tế cũng như khôi phục niềm tin và kỳ vọng của nhà đầu tư trong nửa cuối năm 2023. Nhờ vậy, thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể, đặc biệt là dòng tiền từ nhóm nhà đầu tư cá nhân trong nước. Doanh thu, biên lợi nhuận chung của thị trường có chung xu hướng cải thiện so với cùng kỳ trong năm 2023.

Nâng hạng thị trường chứng khoán đang là từ khóa nhà đầu tư quan tâm hiện nay. Theo bà, những yếu tố nào đang là rào cản chúng ta cần hoàn thiện cho tiến trình nâng hạng thị trường?

Hiện nay đang có hai tổ chức xếp hạng thị trường chính là FTSE và MSCI. Hai tổ chức này có các bộ tiêu chí khác nhau để đánh giá thứ hạng của một thị trường chứng khoán (Equity Market). Nút thắt với việc nâng hạng của Việt Nam không nằm ở vấn đề quy mô thị trường, mà nằm ở các yếu tố định tính về cơ chế thanh toán, bù trừ và độ mở với nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài,...

Xét theo các tiêu chí của MSCI: Các rào cản bao gồm (1) Độ mở đối với NĐT nước ngoài (room ngoại còn hạn chế và thiếu công bố thông tin bằng tiếng Anh), (2) Sự dễ dàng luân chuyển vốn (yêu cầu giao dịch ngoại hối gắn với giao dịch chứng khoán), (3) Bù trừ và Thanh toán (do cơ chế pre-funding) và (4) Sự đa dạng sản phẩm (chưa có vay cổ phiếu và bán không).

Xét theo các tiêu chí của FTSE: Việt Nam đã nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng từ Thị trường cận biên lên Thị trường mới nổi thứ cấp của FTSE kể từ 2018 với 2 tiêu chí về thanh toán chưa thỏa mãn là liên quan tới chu kỳ thanh toán (DvP) và chi phí liên quan tới giao dịch thất bại.

Trong suốt 5 năm, Việt Nam vẫn chưa thể hoàn thiện tiêu chí này do vướng mắc ở cơ chế pre-funding (bắt buộc đủ tiền, cổ phiếu ngay tại ngày giao dịch T+0). Cơ chế này không phù hợp với thông lệ thanh toán của thế giới, ở đó người mua/bán chỉ phải đảm bảo có đủ tiền/cổ phiếu vào ngày thanh toán T+2.

Từ thực trạng trên, có thể thấy rằng con đường nâng hạng của Việt Nam còn còn khá nhiều việc cần phải làm. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có các nhóm giải pháp chính mà các cơ quan quản lý nhà nước có thể thực hiện được trong tương lai gần.

Cụ thể, về độ mở với NĐT nước ngoài, cần quy định thời điểm cụ thể các chủ thể bao gồm công ty đại chúng và cơ quan quản lý nhà nước bắt buộc phải hoàn thành công bố thông tin bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.

Về bù trừ và thanh toán theo cơ chế DvP phù hợp với thông lệ quốc tế, giải pháp trước mắt, VSDC cùng UBCKNN đề xuất, kiến nghị Bộ Tài chính xem xét sửa đổi Thông tư 120 gỡ bỏ quy định NĐT phải ký quỹ 100% tiền trước khi mua chứng khoán. Theo đó, công ty chứng khoán (CTCK) sẽ tài trợ một phần tiền ký quỹ tại ngày giao dịch T+0 với tỷ lệ phụ thuộc vào đánh giá của CTCK về NĐT. Trách nhiệm xử lý thanh toán thất bại tại T+2 sẽ thuộc về CTCK. CTCK khi đó sẽ phải thực hiện thanh toán cho NĐT, áp dụng cả trường hợp NĐT mở tài khoản lưu ký tại ngân hàng lưu ký (NHLK) và chỉ đặt lệnh tại CTCK (trường hợp phổ biến đối với NĐT tổ chức tài chính nước ngoài). Chứng khoán đó sẽ được chuyển về tài khoản tự doanh của CTCK và CTCK có quyền bán số chứng khoán nêu trên để thu hồi nợ. Trong trường hợp không thu hồi đủ nợ thì CTCK được phép bán một phần chứng khoán của NĐT đang lưu ký tại NHLK.

Giải pháp căn cơ và lâu dài, chúng ta cần đưa hệ thống KRX vào vận hành bởi nó là nền tảng cơ sở để không những bổ sung thêm các sản phẩm tài chính mới (giao dịch trong ngày, bán khống, quyền chọn,…) mà còn giúp hiện thực hóa được cơ chế bù trừ trung tâm CCP. Cơ chế CCP là nền tảng cốt lõi để cơ chế thanh toán chuyển đổi sang phương thức DvP.

Bên cạnh đó, cơ chế CCP cũng cho phép VSDC sử dụng các công cụ để có thể đảm bảo thanh toán như Sản phẩm Sell-out, buy-in để mua bán cưỡng chế, xử lý tất toán; Sử dụng Quỹ hỗ trợ thanh toán trong trường hợp thiếu tiền; Vay chứng khoán; Lùi thời hạn thanh toán; Từ chối thanh toán giao dịch chứng khoán.

Trong các nhóm giải pháp này, hoàn thành chuyển đổi sang cơ chế thanh toán mới DvP dựa trên cơ chế bù trừ trung tâm CCP và hệ thống KRX sẽ là giải pháp căn cơ để để được FTSE xem xét nâng hạng TTCK Việt Nam lên nhóm thị trường mới nổi thứ cấp một cách sớm nhất.

Quảng cáo

Thị trường Việt Nam có tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân chiếm phần lớn, điều này khiến thị trường dễ gặp biến động mạnh, rào cản cho sự phát triển bền vững. Vậy theo để đạt chúng ta cần những giải pháp nào?

Tôi cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở pha đầu tiên của một chu kỳ mới với tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư cá nhân gia tăng đáng kể so với giai đoạn trước (khi chu kỳ tiền rẻ mới chưa được bắt đầu do đại dịch). Lượng lớn nhà đầu tư mới tham gia thị trường với nhiều thành phần đa dạng về mức độ am hiểu về sản phẩm tài chính, theo tôi, là nguyên nhân chính dẫn đến việc thị trường biến động mạnh khi các thông tin đa chiều liên tục đến.

Để thị trường phát triển ổn định và bền vững, tôi nghĩ rằng các hoạt động nâng cao hiểu biết về các sản phẩm tài chính về mức độ rủi ro và khả năng sinh lời kỳ vọng tương ứng cần phải được tuyên truyền rộng rãi bằng các hình thức trực quan dễ hiểu, dễ tiếp cận và phù hợp với nhiều tầng lớp đầu tư khác nhau. Tôi đánh giá ủy thác vào các quỹ đầu tư là một giải pháp tốt dành cho tập khách hàng có ít thời gian tìm hiểu chuyên sâu cần được khuyến khích.

Tuy nhiên, sự phát triển bền vững của các tổ chức, định chế đầu tư cần nhận được sự khuyến khích của nhà nước dựa trên một khung pháp lý đảm bảo cho niềm tin của nhà đầu tư được bảo vệ khi lựa chọn dịch vụ ủy thác đầu tư.

Đồng thời các công ty quản lý quỹ cũng cần nâng cao nhận thức đặt ra các tiêu chuẩn điều hành khắt khe để đảm bảo cho niềm tin ấy bên cạnh việc lựa chọn nhận sự tài năng thực hiện nhiệm vụ ủy thác nhằm đem lại hiệu suất tốt nhất cho nhà đầu tư.

Ngân hàng, bất động sản là hai ngành chiếm tỷ trọng vốn hóa cao trên thị trường, có nhận định gì về hai ngành này trong năm mới?

Theo dự phóng triển vọng lợi nhuận năm 2024 của nhóm doanh nghiệp thuộc ngành ngân hàng và BĐS mà chúng tôi có thực hiện phân tích thì đây là hai nhóm ngành dự kiến có mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan (trên mức nền thấp của năm 2023).

Trong đó, chúng tôi cho rằng mức tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng không chỉ nhờ vào sự hồi phục của các hoạt động kinh tế, giúp thu nhập lãi và các thu nhập từ các sản phẩm dịch vụ tăng trưởng, mà còn nhờ kiểm soát tốt chi phí: chi phí hoạt đi ngang trong khi chi phí DPRR có thể giảm nhẹ.

Đối với ngành BĐS, mặt bằng lãi suất thấp luôn là điều kiện thuận lợi cho ngành BĐS. Tuy vậy, chúng tôi đánh giá nền kinh tế năm 2024 mới ở giai đoạn “chớm phục hồi” nên sự phục hồi của lĩnh vực BĐS sẽ có sự phân hóa. Theo đó, chúng tôi cho rằng diễn biến tích cực chỉ diễn ra ở khu vực và phân khúc sản phẩm có nhu cầu ở thực.

Theo bà, đâu là trợ lực cho thị trường trong 2024? Bà có dự báo ra sao về kịch bản cho VN-Index trong năm mới?

Năm 2024, chúng tôi nhận thấy có nhiều câu chuyện hấp dẫn là trợ lực cho thị trường. Đầu tiên là việc chúng ta đang rốt ráo hoàn thiện cơ sở CNTT và khung pháp lý cho hệ thống bù trừ trung tâm CCP nhằm chuẩn bị cho việc nâng hạng. Trong năm 2023, Chính phủ đã cho thấy sự quyết tâm cao độ trong việc nâng hạng TTCK, dẫn chứng bởi việc đưa KRX vào kiểm thử. Đây là tín hiệu tốt để kỳ vọng rằng các hệ thống và cơ chế giao dịch chứng khoán, đáp ứng các tiêu chí cho việc nâng hạng, sẽ được đưa vào vận hành trong 2024. Chúng tôi cho rằng đây là chất xúc tác đáng chú ý trong năm 2024.

Thứ hai, bối cảnh vĩ mô trong nước và thế giới tiếp tục mang tính hỗ trợ. Theo đó, tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ lãi suất điều hành ổn định, tạo điều kiện tiếp cận vốn tín dụng tốt hơn cho các doanh nghiệp khi lãi suất cho vay đã hạ nhiệt.

Ngoài ra, triển vọng nhiều khả năng sẽ phục hồi từ nền thấp của 2023. Điều này, cùng với tín hiệu đảo chiều chính sách của Fed khi lạm phát tiếp tục quá trình giảm, sẽ giúp giảm bớt được các áp lực mất giá của đồng VNĐ.

Thứ ba, tăng trưởng lợi nhuận các ngành vốn hóa lớn tăng tốc trên nền thấp của năm 2023. Cho năm 2024, tăng trưởng dự phóng của tổng lợi nhuận sau thuế toàn danh mục theo dõi của Rồng Việt là 24%, dẫn dắt bởi ngành Ngân hàng, BĐS, Tiêu dùng. Những cổ phiếu mà VDSC theo dõi thuộc các ngành này cũng là đại diện tương đối tốt với vốn hóa toàn thị trường, do đó, chúng tôi tin vào triển vọng tăng trưởng lợi nhuận hai chữ số của toàn thị trường trong năm nay.

Ngoài những yếu tố kể trên, tôi cũng cho rằng lãi suất huy động thấp tiếp tục giúp TTCK duy trì được lợi thế hấp dẫn của mình về mặt lợi suất đầu tư, với mức định giá P/E hợp lý cho năm 2024 kỳ vọng dao động từ 12 đến 15 lần. Vùng định giá này tương ứng với khung điểm số là 1.080 – 1.380 điểm.

Xin cảm ơn bà!

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.

BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số h

Sacombank đạt chứng nhận quốc tế PCI DSS 11 năm liền Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua

HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, tiên phong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cam kết minh bạch thông tin, quản trị chuyên nghiệp.

Bảng xếp hạng ROE ngân hàng quý 3/2024: HDBank tiếp tục dẫn đầu, MB áp sát ACB, Techcombank đang trở lại Lãi suất ngân hàng HDBank mới nhất tháng 11/2024: Gửi online 18 tháng có lãi suất cao nhất