“5G đang phát triển thần tốc chưa từng có”

Chủ tịch luân phiên Huawei Ken Hu khẳng định các nước có thể đi tắt đón đầu trong triển khai 5G, các ứng dụng và tạo đột phá cho cả nền công nghiệp.

Tại sự kiện khai mạc Diễn đàn Băng thông rộng Di động toàn cầu (MBBF 2022) lần thứ 13, Chủ tịch luân phiên ông Ken Hu có bài phát biểu về 5G. Ông nhấn mạnh: “5G phát triển thần tốc hơn bất kỳ thế hệ công nghệ di động nào từng có trước đây. Chỉ trong 3 năm, chúng ta chứng kiến những tiến bộ bền vững vượt bậc trong quá trình triển khai mạng lưới 5G, dịch vụ khách hàng và các ứng dụng trong ngành”.

Tính đến tháng 10, có hơn 230 nhà cung cấp dịch vụ trên thế giới triển khai 5G thương mại. Tổng cộng, hơn 3 triệu trạm gốc 5G và phục vụ hơn 700 triệu thuê bao.

Trong lĩnh vực viễn thông, dịch vụ khách hàng chiếm phần lớn doanh thu của nhà cung cấp. Khi 5G trở nên phổ biến hơn, trải nghiệm tốt hơn từ nền tảng này mang lại khiến hành vi người dùng thay đổi, gồm cả việc gia tăng mạnh nhu cầu video độ nét cao.

Các ứng dụng di động mới tận dụng tốc độ cao hơn và độ trễ thấp hơn của 5G, làm tăng gấp đôi mức tiêu thụ dữ liệu trung bình của người dùng (DOU). Theo thống kê, doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) cũng tăng 20-40%, góp phần đưa doanh thu của nhà mạng tăng trưởng ổn định.

ed51236fde55709cd14b57607fe870d3-7577.jpg Người dùng chi nhiều hơn cho những ứng dụng trên nền tảng 5G

Đồng thời, các ứng dụng 5G B2B cũng đang trở thành động lực mới đóng góp vào tốc độ tăng trưởng doanh thu của nhà mạng, tạo ra giá trị trong các ngành dầu khí, sản xuất và vận tải.

Tại Trung Quốc năm 2021, các nhà cung cấp dịch vụ nước này mang về hơn 3,4 tỷ nhân dân tệ (500 triệu USD) doanh thu mới từ hơn 3.000 dự án 5G công nghiệp. Các dự án này còn tạo ra gấp 10 lần số tiền đó từ dữ liệu liên quan và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông tích hợp.

Quảng cáo

“Các ứng dụng 5G B2B trở thành nguồn doanh thu tăng trưởng nhanh nhất cho các nhà cung cấp dịch vụ. 5G đang tạo ra các bối cảnh sử dụng dịch vụ, ứng dụng và mô hình kinh doanh mới, mở lối cho các cơ hội tăng trưởng chưa từng có trong ngành”, ông Ken Hu cho biết.

dae1c9652628281b7a2cdaec7fa13d7b-1426.png Các nhà mạng cần tận dụng ưu điểm của 5G để tạo cú hích về doanh thu

Vị này cũng đưa ra 3 định hướng phát triển cho mạng 5G để tận dụng được cơ hội kinh doanh mới. Đầu tiên cần hoàn thiện mạng lưới để tối ưu trải nghiệm người dùng. Ngoài việc mở rộng phạm vi phủ sóng, mạng lưới phải được xây dựng hoàn thiện.

Ví dụ nhiều nhà mạng tối ưu hóa mạng lưới phục vụ trải nghiệm người dùng trên TikTok và các dịch vụ video khác, bằng cách giảm 50% độ trễ đầu vào và 90% độ trễ khung hình. Trải nghiệm video mượt mà hơn hẳn thúc đẩy mức tiêu thụ dữ liệu tăng gấp đôi, cũng như thu hút người dùng mới đến với các dịch vụ 5G.

Thứ hai, cần bắt đầu phát triển thế hệ mạng lưới tiếp theo 5.5G. 4 tính năng được cho là bước phát triển tiếp theo của công nghệ 5G gồm tải xuống 10 Gbps, tải lên 1 Gbps, hỗ trợ 100 tỷ kết nối và trí thông minh gốc.

Lúc này, ngành công nghiệp cần hợp tác để thiết lập các tiêu chuẩn chung, chuẩn bị băng thông và xây dựng hệ sinh thái đi kèm.

Cuối cùng, cần đổi mới các dịch vụ để tối đa hóa lợi ích của 5G. Với băng thông lớn và độ trễ thấp, 5G có thể tích hợp với đám mây và AI. Các nhà cung cấp dịch vụ có thể mang đến những trải nghiệm mới như thực tế mở rộng (XR), trò chơi trên đám mây và dịch vụ gọi thoại cho người dùng cá nhân. Ngoài ra, nhà mạng cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Những lĩnh vực này tạo ra doanh thu mới, chuyển sang khai thác các dịch vụ đám mây và tích hợp hệ thống.

“Số hóa ngành công nghiệp sẽ tạo ra làn sóng phát triển kinh tế toàn cầu tiếp theo. Là nhân tố chính trong chuyển đổi số, 5G mở ra thế giới rộng lớn của những cơ hội mới. Các nước có thể đi tắt đón đầu trong triển khai 5G, các ứng dụng và cả nền công nghiệp”.

Diễn đàn Băng thông rộng Di động toàn cầu 2022 được tổ chức thường niên quy tụ các nhà cung cấp dịch vụ di động, nhà lãnh đạo ngành và đối tác trong hệ sinh thái. Chủ đề thảo luận về cách triển khai 5G thương mại, phát triển xanh, trí thông minh và tiến bộ 5G.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Ứng cử viên mua lại TikTok tiết lộ kế hoạch cải tổ ứng dụng

Tầm nhìn của tỷ phú Mỹ Frank McCourt đối với TikTok bao gồm việc cải tổ mô hình quảng cáo của công ty để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại nội dung mà họ muốn xem.

Goolge, TikTok, Facebook… nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...

LG ra mắt thế hệ điều hòa 2025 với công nghệ AI Air độc quyền

Điểm đột phá của dải sản phẩm điều hòa mới từ LG là thiết kế cánh quạt kép - một nâng cấp đáng kể so với các dòng điều hòa hiện tại chỉ trang bị một cánh quạt đơn phía trước. Đồng thời, thế hệ điều hòa mới cũng được trang bị công nghệ AI và cảm biến thông minh giúp tiết kiệm điện năng.

LG muốn đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam

Google thành lập công ty tại Việt Nam: Chuyên gia chỉ rõ cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp nội

Việc Google chính thức thành lập công ty tại Việt Nam không chỉ là một bước đi chiến lược quan trọng của gã khổng lồ công nghệ này, mà còn mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam.

Epic Games cáo buộc Google và Samsung có hành vi phản cạnh tranh Đế chế Google trị giá 2.000 tỷ USD đứng trước nguy cơ chia tách, ban lãnh đạo công ty 'choáng váng'

Việt Nam hợp tác với NVIDIA thành lập Trung tâm R&D Trí tuệ nhân tạo và Trung tâm Dữ liệu AI

Chiều tối ngày 5/12/2024, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng giám đốc Nvidia Jensen Huang, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng - đại diện Chính phủ Việt Nam và ông Jay Puri - Phó Chủ tịch Điều hành Phụ trách Hoạt động Toàn cầu NVIDIA, đã ký thoả thuận hợp tác giữa Việt Nam và NVIDIA thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) (được gọi là VRDC) và Trung tâm Dữ liệu AI.

Nvidia sắp thế chân Intel trong Dow Jones Vốn hóa thị trường của "ông lớn" chip Nvidia tăng lên hơn 3.600 tỷ USD