Hạ giá bán để "gỡ khó" cho thị trường bất động sản: "Không phải chỉ là chuyện giảm giá"

Bên cạnh giải pháp khơi thông dòng vốn và gỡ vướng về pháp lý, có quan điểm cho rằng doanh nghiệp bất động sản nên hạ giá bán để “tự cứu” mình, song nhìn từ góc độ của doanh nghiệp và nhà đầu tư việc hạ giá bán chưa hẳn đã là giải pháp hợp lý.

Gỡ khó cho thị trường bất động sản hiện là chủ đề nóng nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây, nhất là trước thềm hội nghị về thúc đẩy thị trường bất động sản do Thủ tướng chủ trì sáng nay (17/12).

Bàn về giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản đã có rất nhiều ý kiến từ các bộ, ngành, chuyên gia đưa ra, trong đó, bên cạnh giải pháp khơi thông dòng vốn và gỡ vướng về pháp lý, có quan điểm cho rằng doanh nghiệp bất động sản nên hạ giá bán để “tự cứu” mình.

Tại hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản do Ngân hàng Nhà nước tổ chức cách đây hơn một tuần có lãnh đạo ngân hàng đã nêu ý kiến “Doanh nghiệp đang có một đống tài sản lớn, lúc này cần bán đi để cơ cấu nợ. Nếu bán một tài sản khi thị trường bình thường là 10 đồng thì khi khó khăn hãy hạ giá xuống 6 đồng, có người mua sẽ thu về tiền mặt, trang trải nợ nần, tái cơ cấu”.

Đề xuất này không phải là không có cơ sở và thực tế đã có những doanh nghiệp bất động sản đầu ngành chấp nhận buộc phải thu hẹp quy mô, giảm nhân sự, dừng hoặc bán bớt dự án để sống sót, song đó chỉ là giải pháp tạm thời và việc giảm giá bán cũng không hề đơn giản bởi nhiều lý do.

Nhiều lý do khiến doanh nghiệp bất động sản khó hạ giá bán

Chia sẻ tại tọa đàm “Điểm sáng đầu tư năm 2023” mới đây, chuyên gia tài chính Đào Phúc Tường nêu ra ba lý do doanh nghiệp bất động sản gặp áp lực nợ đến hạn phải trả nhưng không giảm giá bán bất động sản.

Thứ nhất, đa phần doanh nghiệp bất động sản đều có nhà đầu tư “ruột”. Những nhà đầu tư này thường là nhà đầu tư mua sản phẩm bất động sản từ giai đoạn đầu của dự án và trực tiếp từ nhà đầu tư. Nên khi giảm giá thì chính các nhà đầu tư này bị ảnh hưởng.

Thứ hai là vấn đề về tài sản đảm bảo. 70% giá trị tài sản đảm bảo của ngân hàng là bất động sản. Nếu giảm giá bán sẽ ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo của các công ty đó ở ngân hàng. Khi đó, ngân hàng sẽ yêu cầu các công ty bất động sản bổ sung tài sản đảm bảo. Như vậy, các công ty bất động sản còn tài sản không mà bổ sung là câu chuyện hóc búa.

Thứ ba là tính pháp lý. Nhiều dự án bất động sản có vấn đề pháp lý, có giảm giá thì công ty bất động sản cũng không bán được.

Vị chuyên gia cho rằng đó là ba nhóm lý do chủ đạo liên quan chuyện quyết định giảm giá bán của các doanh nghiệp địa ốc ở thị trường sơ cấp bên cạnh lý do giá vốn tăng thì không giảm giá... “Về mặt logic thì cần dòng tiền thì phải giảm giá nhưng đó là ba yếu tố tế nhị mà các doanh nghiệp bất động sản cần phải cân nhắc. Thực tế trên thị trường nhiều công ty đã và đang giảm giá rồi, giá sơ cấp giảm 20-30% so với giá ở vùng đỉnh", ông cho biết.

Cũng đề cập đến nguyên nhân doanh nghiệp bất động sản khó hạ giá bán tại một tọa đàm trước đó, bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao Bộ phận cho thuê thương mại Savills cho biết, khi phát triển dự án nhà ở, những dự án có thể triển khai thông qua đấu giá đất có cơ sở pháp lý chắc chắn nhất. Tuy nhiên, những năm qua, chi phí đấu giá đất, chi phí đất bị đẩy cao, chi phí đầu vào tăng và chi phí vốn cũng tăng do pháp lý bị kéo dài.

nguyetminh-1773.jpg

Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao Bộ phận cho thuê thương mại Savills

Quảng cáo

Theo chuyên gia từ Savills, thời gian từ bước chấp thuận chủ trương đầu tư cho đến khi có giấy phép xây dựng có thể mất hai năm, thậm chí là ba năm. Như vậy, toàn bộ chi phí vốn vẫn đổ vào cho dự án trong thời gian đó nhưng chủ đầu tư không có nguồn thu. Chủ đầu tư chỉ còn duy nhất một kênh để có thể thu hồi được những chi phí, đó là tăng giá bán. Điều này vô hình kéo chi phí, giá bán của các căn hộ, nhà ở liền kề gia tăng.

“Trên thực tế có những dự án tốc độ bán rất chậm nhưng không có dấu hiệu giảm giá bán”, bà Minh cho biết và lý giải thêm “các dự án nhà ở một khi bán là bán hết, chủ đầu tư sẽ không còn lại gì nữa. Vậy thì tại sao phải giảm giá khi đây là nguồn thu cuối cùng đối với một dự án triển khai? Các chủ đầu tư sẽ sẵn sàng ôm hàng nếu không thể bán và chờ đến khi thị trường hồi phục, chứ không giảm giá”.

Có giảm giá cũng khó tìm người mua

Thêm một vấn đề nữa cần bàn tới là trong bối cảnh nửa cuối năm 2022 thị trường có những dấu hiệu trầm lắng trước tác động của hàng loạt yếu tố, đặc biệt là chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng xuất hiện tâm lý lo ngại. Do đó, dù giá bất động sản có giảm, nhà đầu tư cũng chưa vội xuống tiền.

Trong khi đó, những phân khúc bất động sản đáp ứng “nhu cầu thực” của nhà đầu tư hiện cũng rất hạn chế. Theo báo cáo về tình hình thị trường bất động sản năm 2022 của Bộ Xây dựng, năm 2022, số lượng bất động sản, nhà ở trong các dự án mới đưa ra giao dịch (nguồn cung) hạn chế, chủ yếu các sản phẩm bất động sản đưa vào giao dịch là hàng tồn kho của các dự án đã mở bán. Trong khi nhu cầu đầu tư, mua sử dụng của người dân vẫn cao; các phân khúc nhà ở chung cư, nhà riêng lẻ, đất nền hầu như không phát sinh lượng tồn kho và có tính thanh khoản tốt.

Theo Bộ Xây dựng, lượng tồn kho bất động sản hầu như chỉ có ở phân khúc căn hộ, nhà ở cao cấp, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và đặc biệt là những dự án ở vị trí có hạ tầng không thuận lợi...

Thống kê theo báo cáo tài chính quý 4 và cả năm 2022 của các doanh nghiệp phát triển bất động sản cũng cho thấy, tồn kho của hơn 40 doanh nghiệp trong ngành đến cuối năm 2022 vào khoảng 330 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 14 tỷ USD), tăng hơn 32% so với đầu năm. Tồn kho này chủ yếu nằm ở các dự án dở dang, bao gồm các khoản chi phí tiền sử dụng đất, chi phí tư vấn thiết kế, chi phí xây dựng và các chi phí liên quan trực tiếp đến dự án. Trong đó, doanh nghiệp có tồn kho lớn nhất là CTCP Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va với hơn 134.485 tỷ đồng tồn kho, riêng tồn kho đang xây dựng dở dang lên tới gần 122.559 tỷ đồng và phần nhiều nằm ở các dự án bất động sản nghỉ dưỡng.

Quay trở lại đề cập ban đầu là doanh nghiệp bất động sản cần hạ giá bán để tăng nguồn thu và giảm bớt nợ, nhưng với các dự án đang xây dựng dở dang việc tìm đối tác sẵn sàng mua lại cũng không phải là chuyện dễ. Bởi, trong bối cảnh các doanh nghiệp bất động sản trong nước đều gặp khó khăn về nguồn vốn, việc tiếp tục triển khai dự án của riêng doanh nghiệp đã không dễ dàng, chứ chưa nói đến việc mua lại dự án của doanh nghiệp khác. Còn với các nhà đầu tư nước ngoài, dù sẵn nguồn tiền nhưng lại khó tiếp cận vì nhiều rào cản liên quan đến pháp lý.

Theo bà Hoàng Nguyệt Minh, các nhà đầu tư nước ngoài luôn xem Việt Nam là thị trường tiềm năng về bất động sản song họ cũng quan ngại về vấn đề pháp lý bởi các dự án không thể đưa vào triển khai xây dựng sẽ gây tồn động về vốn. Còn sau này, nếu các dự án được đưa ra thị trường cùng một thời điểm thì sẽ gây thừa cung, nhưng giá bán không thể giảm đối với thị trường nhà ở.

"Dự án nhà ở, từ khâu xin chấp thuận chủ trương đầu tư, đấu giá đất đến ra sổ đỏ cho người dân quá dài và phức tạp. Đến doanh nghiệp trong nước còn chưa đủ tự tin đi qua từng đó khâu, chứ đừng nói đến nhà đầu tư nước ngoài”, bà Minh nhận định.

Bà Nguyệt Minh cho biết, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư bằng 100% vốn chủ sở hữu mà không cần đi vay nhưng không có cách để rót vốn khi mà hành lang pháp lý chưa đủ, chưa khiến họ sự an tâm trong tất cả các phân khúc. Mặt khác, các nhà đầu tư ngoại những năm gần đây tập trung nhiều nhất vào nhóm bất động sản thương mại dịch vụ. Giá giao dịch một tòa nhà văn phòng ở thị trường Hà Nội và TP.HCM có thể lên tới 550 triệu USD nhưng con số này chưa thể đẩy vào các dự án nhà ở vì hành lang pháp lý của dự án thương mại dịch vụ đang rõ ràng hơn rất nhiều.

Như vậy, câu chuyện gỡ khó cho thị trường bất động sản cuối cùng vẫn quay về vấn đề gỡ vướng pháp lý bên cạnh việc khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp bất động sản. Đây cũng là hai nút thắt lớn nhất mà doanh nghiệp bất động sản nói riêng và thị trường nói chung mong tìm được câu trả lời về cách tháo gỡ tại hội nghị thúc đẩy thị trường bất động sản sáng nay.

Sáng nay (17/2), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững.

Tham dự hội nghị có Bộ trưởng các bộ: Công an, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Thanh tra Chính phủ; Kiểm toán nhà nước cùng đại diện Ủy ban Kinh tế, Pháp luật của Quốc hội; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Về phía doanh nghiệp có Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; Hiệp hội Bất động sản TP.HCM; các doanh nghiệp địa ốc, xây dựng lớn như Vingroup, Sungroup, Novaland, Hưng Thịnh Land, GP Invest, Hòa Bình, Contecon; 4 ngân hàng quốc doanh gồm Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV; 2 ngân hàng tư nhân là Techcombank, VP Bank.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Năm 2025, người dân sở hữu nhà ở xã hội trên 5 năm sẽ không phải nộp khoản phí này khi bán nhà

Trước đây, theo Luật Nhà ở 2014 quy định, bên mua, thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở theo cơ chế thị trường sau 5 năm và phải nộp 4 loại thuế, phí gồm: Tiền sử dụng đất; Thuế thu nhập cá nhân; Phí công chứng; Lệ phí trước bạ.

Hai dự án nhà ở xã hội nghìn tỷ tại Hà Nội tìm nhà đầu tư Hà Nội cho phép Ngôi sao Châu Á chuyển gần 5.000 m2 đất sang xây nhà ở xã hội

Áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản, cần cách tiếp cận đồng bộ, toàn diện

Đối với đề xuất áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản, theo chuyên gia, chính sách hợp lý này cần được tiếp cận một cách đồng bộ, toàn diện để đảm bảo hiệu quả.

Cơ quan giám sát của Quốc hội kiến nghị sớm đánh thuế bất động sản Chuyên gia nói gì về việc áp thuế bất động sản theo thời gian sở hữu?

Cân nhắc áp thuế chuyển nhượng bất động sản theo lãi thực

Hiện Bộ Tài chính đang nghiên cứu phương án tính thuế chuyển nhượng bất động sản theo lãi ròng thay vì thu trên toàn giá trị hợp đồng như hiện nay. Nếu được thông qua, mức thuế có thể lên tới 20% trên phần chênh lệch.

Chuyên gia Savills: Đánh thuế bất động sản thứ 2 sẽ tối ưu hóa được nguồn lực và giúp điều tiết thị trường Cơ quan giám sát của Quốc hội kiến nghị sớm đánh thuế bất động sản

Loạt dự án mở bán mới ở các huyện vùng ven kéo giảm giá nhà “triệu đô” ở Hà Nội

Quý đầu năm nay, các sản phẩm nhà ở thấp tầng đều ghi nhận mức giảm theo quý nhưng tăng theo năm. Cụ thể, giá biệt thự giảm 14% theo quý nhưng tăng gấp đôi theo năm, trung bình đạt 282 triệu đồng/m2. Giá nhà liền kề giảm 14% theo quý, tăng 24% theo năm, đạt 239 triệu đồng/m2 đất.

Chuyên gia lý giải nguồn cung bất động sản TP. Hồ Chí Minh "tắc nghẽn" Giới đầu tư bất động sản tìm về vùng ven TP.HCM “săn” đất nền

Giá biệt thự tại Hà Nội tăng 29% mỗi năm

Báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2025, Savills Việt Nam cho biết, phân khúc biệt thự/nhà liền kề ghi nhận tín hiệu tích cực. Đặc biệt tại thị trường Hà Nội, giá biệt thự tăng trung bình 29% mỗi năm, liền kề tăng 22% mỗi năm...

Nỗi lo thuế quan thúc đẩy dòng tiền từ Mỹ đổ vào bất động sản châu Âu Giới đầu tư bất động sản tìm về vùng ven TP.HCM “săn” đất nền

Diễn biến trái chiều giá chung cư Hà Nội

Thị trường chung cư Hà Nội ghi nhận diễn biến trái chiều trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Trong khi thị trường sơ cấp vẫn duy trì đà tăng giá thì thị trường thứ cấp, giá đã chững lại và đi ngang. Tỉ lệ thanh khoản trên cả 2 thị trường này nhìn chung là

Giá chung cư Hà Nội đã tăng 50% chỉ sau 1 năm, xuất hiện dự án có giá bán từ 200 triệu đồng/m2 Tin vui: Giá chung cư Hà Nội và TP.HCM chững lại

Chuyên gia lý giải nguồn cung bất động sản TP. Hồ Chí Minh "tắc nghẽn"

Báo cáo của Savills Việt Nam về thị trường bất động sản TP.HCM trong Quý 1/2025 cho thấy sự sụt giảm đáng kể về nguồn cung mới. Theo đó, chỉ có khoảng 800 căn hộ được chào bán ra thị trường, giảm mạnh 70% so với quý trước.

VARS: Thị trường bất động sản Trung Trung Bộ phục hồi rõ rệt Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Hà Nội lên kế hoạch rà soát trụ sở dôi dư, sử dụng không đúng mục đích

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Kế hoạch số 113/KH – UBND ngày 23/4 về việc xử lý và tổ chức xử lý tài sản công là nhà, đất (trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp) không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả hoặc sử dụng không đúng mục đích.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Hà Nội giao đất đợt 2 cho Đầu tư DIA xây khu đô thị ở Đan Phượng

Ông Nguyễn Trọng Đông - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ngày 22/4 đã ký Quyết định số 2159/QĐ-UBND về việc giao 38.507m2 đất (đợt 2) tại các xã Tân Lập, Tân Hội, huyện Đan Phượng và xã Đức Giang huyện Hoài Đức cho Công ty cổ phần Đầu tư DIA để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Nhịp sống mới - Sunshine Grand Capital.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Với kinh nghiệm và thế mạnh thi công các dự án bất động sản và hạ tầng khu công nghiệp, các nhà thầu xây dựng đang tận dụng lợi thế để “lấn sân” sang đầu tư bất động sản, nhất là mảng bất động sản công nghiệp - vốn được đánh giá còn tiềm năng tăng trưởng.

Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao" Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành

Tổ chức đấu giá quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt cao tốc Bắc - Nam 68 tỷ USD để phát triển đô thị

Nội dung này được đề cập tại Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 23/4/2025 về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam mà Chính phủ vừa ban hành.

Thương mại Bắc Nam muốn xây khu dân cư hơn 1.120 tỷ đồng ở Thanh Hóa Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam 70 tỷ USD rục rịch triển khai, doanh nghiệp nào trên sàn chứng khoán hưởng lợi?