Góc nhìn khác về nới room tín dụng và khả năng thị trường phục hồi vững chắc

Các chuyên gia nêu quan điểm khác nhau về việc nới room tín dụng toàn hệ thống thêm 1-2%. Với xu hướng thị trường, khả năng 1-2 quý tới thị trường sẽ phục hồi lạc quan hơn, vững chắc hơn.

Đề cập về việc nới room tín dụng cũng như một số ngân hàng rục tịch hạ lãi suất, ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích CTCK BIDV (BSC) đánh giá thanh khoản trên thị trường rất quan trọng, gần như quan trọng nhất.

“Chúng ta thử hình dung cách đây 2 tháng khi chúng ta đổ xăng, ban đầu chúng ta quan tâm đến việc giá xăng bao nhiêu, nhưng khi việc bán hàng hơi khó khăn, thôi thà giá cao nhưng sản lượng dồi dào vẫn tốt hơn vì nhu cầu là thiết yếu. Nguồn tiền trên thị trường cũng như vậy”, ông Long nói.

Trên thị trường thời gian vừa rồi xuất hiện khó khăn nhất định trong thanh khoản. Rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu đi vay để chuẩn bị cho mùa kinh doanh cuối năm rất khó khăn, hay cá nhân đi vay cũng như vậy. Theo ông Long, những động thái gần đây của ngân hàng giảm lãi suất, chính sách NHNN trong thời gian gần cho thấy có dấu hiệu làm cho giảm bớt căng thẳng về thanh khoản trên thị trường. Vị này đánh giá là những chính sách quan trọng.

Giám đốc Phân tích BSC nhận định, thị trường chứng khoán rất nhạy và nhạy nhất với thông tin vĩ mô, đặc biệt liên quan đến các chính sách về tiền tệ. Theo đó, thanh khoản thị trường cải thiện, mức độ tự tin của doanh nghiệp, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn và cũng tác động đến tâm lý nhà đầu tư tốt hơn. Mặc dù mặt bằng lãi suất vẫn đang ở mức cao không phải thấp, có thể năm sau vẫn ở mặt bằng lãi suất như thế này, nhưng thanh khoản cải thiện hơn, giúp doanh nghiệp rất nhiều, tác động đến các ngành trên thị trường.

Nhưng chuyên gia này cho rằng, một số ngành có sự tác động không giống nhau, bởi đòn bẩy của các doanh nghiệp từng ngành khác nhau. Có doanh nghiệp vay nợ nhiều, tỷ lệ nợ/vốn chủ cao, điển hình như bất động sản khá cao. Những ngành còn lại liên quan đến tiêu dùng ở tình trạng dư tiền nhiều hơn, nợ vay ít, lượng tiền ròng nhiều.

“Chúng ta hay nói rằng là các ông vua tiền mặt, họ có lợi thế rất lớn vì thời điểm hiện tại, các khoản tiền mặt họ để ngân hàng thu được lãi suất rất tốt. Tôi nghĩ đó cũng là những doanh nghiệp khi thị trường khó khăn thì họ vấn sống sót tốt”, ông Long lưu ý.

Trong khi đó, với kinh nghiệm từng điều hành 2 ngân hàng, ông Quan Đức Hoàng, Chủ tịch Quỹ A+ đưa ra góc nhìn khác.

Cụ thể, vị này cho rằng, việc nới room 1,5 – 2% về bản chất không tác động trực tiếp đến thị trường chứng khoán hay tạo thanh khoản cho thị trường. Vì lãi suất vừa rồi lên khá cao, vì những doanh nghiệp lưu trữ tiền mặt để đảm bảo thanh khoản rủi ro của họ nên huy động không đủ hàng, họ vẫn giữ lại.

“Trong thị trường ngân hàng không thiếu tiền, một số người nghĩ rằng thị trường bị siết nên ngân hàng không có tiền cho vay, không hẳn là như vậy. Đáng lẽ mua xe nhưng giữ lại chờ mấy tháng, mua nhà nhưng giữ lại, doanh nghiệp muốn đầu tư thôi giữ lại vài tháng sau. Vừa rồi chúng tôi gặp một tập đoàn làm bệnh viện, lẽ ra họ đã đầu tư 3.000 – 4.000 tỷ đồng nhưng họ lại nói thôi chờ năm sau xem thế nào đã, nên giờ đang giữ lại vài nghìn tỷ phòng thân”, ông Hoàng nêu.

Quảng cáo

Theo đó vị này cho rằng, không có vấn đề về thanh khoản, chỉ là mọi người đang giữ tiền. Vấn đề hiện nay, mở room để tăng trưởng thì cần doanh nghiệp vay, và câu chuyện bây giờ là phải giảm lãi suất vì không ai dám vay cũng như vay để làm gì.

“Như doanh nghiệp bất động sản, vật liệu xây dựng ở thời điểm này vay để làm gì? Tại sao chúng ta phải cần vay ở lúc này? Trừ khi chúng ta có những dự án, chúng ta có những kế hoạch kinh doanh. Nếu chúng ta thấy kế hoạch kinh doanh chưa khả quan thì chúng ta phải phòng thân. Tôi nghĩ giai đoạn phòng thân vẫn còn kéo dài một chút nữa để có những thông điệp, lạm phát của Mỹ dần dần sẽ rõ nét hơn, phải 1-2 quý nữa thị trường mới tốt hơn”, Chủ tịch quỹ A+ nhìn nhận.

Xu hướng 2023?

Liên quan tới lãi suất, ông Quang Đức Hoàng chia sẻ, chuyên gia của A+ dự báo tháng 12, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng khoảng 50 điểm phần trăm. So sánh với lãi suất cơ sở cho vay khoảng 4,6%, 9 tháng trước chỉ 2,5%, nếu tăng 0,5% thì lên 5,1%.

Chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần thêm vài quý “phòng thân” nữa, nhưng vẫn có cơ hội tiếp cận vốn đầu tư nước ngoài, như vốn vay, dù lãi suất tầm 8-9%, nhưng lãi suất hiện nay cũng đã khoảng 2 con số ở thị trường trong nước.

Vị này nêu, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ trong mảng cho vay nhà đầu tư cá nhân - Bank of America cho biết, phần chi tiêu qua thẻ tín dụng của người dân vẫn còn khá cao, nên con số lạm phát hiện thì đang giảm nhưng xu hướng tương lai cộng thêm Noel sắp tới thì khả năng lạm phát vẫn duy trì cao, nên Fed vẫn phải tăng lãi suất.

Ông Trần Thăng Long cho rằng, 2023 vẫn là khó khăn, không phải là một năm dễ dàng cho nhà đầu tư hay doanh nghiệp, vì môi trường chung là mặt bằng lãi suất khá cao, trong khi các yếu tố bên ngoài đang ở trạng thái xấu đi có kiểm soát.

“Có vẻ các NHTW đang đi đúng hướng chính sách của họ, quy trình để đưa các nền kinh tế lớn vào pha hạ cánh mềm là ước muốn của rất nhiều NHTW, để làm điều đấy, họ không thể nào loại trừ yếu tố lạm phát ngay được, lạm phát và việc làm là yếu tố tác động lớn nhất đến ra quyết định của NHTW thời điểm này”, ông Thăng cho biết.

Theo ông Long, có thể mặt bằng lãi suất sẽ lên tiếp vào năm sau nhưng mức độ tăng không như năm nay. Có thể hình dung năm nay, Fed họp 8 lần tăng lãi suất 7 lần, năm sau họp 8 lần nhưng không thể tăng lãi suất được 7 lần. Vị này nêu quan điểm, trong 1 -2 quý tới mặt bằng lãi suất sẽ ổn định còn giảm hay không thì chưa chắc, còn nhiều yếu tố phức tạp khác.

“Việt Nam là thị trường cận biên, nhưng quy mô khá tiếp cận với thị trường mới nổi rồi, sức ảnh hưởng của chính sách, mặt bằng lãi suất từ bên ngoài sẽ ảnh hưởng khá lớn đến Việt Nam. Do vậy, đến năm sau chúng ta vẫn gặp thách thức nhất định về chi phí vốn, lãi suất. Nhưng tôi nghĩ là đâu đấy, khi nhà chính sách bắt đầu nhận ra mức tăng lãi suất của các quốc gia lớn, đặc biệt là Mỹ đạt đến đỉnh rồi thì lúc đấy sức ép trong nước cũng giảm”, GĐ Phân tích BSC nhận định.

Theo ông Long, thời điểm hiện tại, mặc dù chúng ta có sự phục hồi nhất định của TTCK, sức ép từ tỷ giá, lãi suất bắt đầu không căng thẳng như cách đây 2 tháng, nhưng sự thận trọng vẫn là cần thiết và doanh nghiệp cũng thận trọng. Chuyên gia cho rằng, sau 1-2 quý tới, khi mọi việc rõ hơn, thị trường sẽ phục hồi lạc quan hơn, vững chắc hơn.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Lợi nhuận ngành ngân hàng cao nhất lịch sử nhờ đâu?

Theo giới phân tích, động lực chính thúc đẩy lợi nhuận phục hồi đến từ sự cải thiện đồng thời của cả thu nhập lãi thuần và các nguồn thu nhập phi tín dụng, trong khi chi phí dự phòng rủi ro tăng chậm.

Thống đốc yêu cầu đảm bảo an ninh, đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng Lĩnh vực bất động sản được ngân hàng bơm thêm gần 600.000 tỷ đồng Cạnh tranh với ngân hàng của bầu Hiển, còn nhà băng nào đang cho vay mua nhà lãi suất 3,99%?

Cạnh tranh với ngân hàng của bầu Hiển, còn nhà băng nào đang cho vay mua nhà lãi suất 3,99%?

Trước nhu cầu cao của thị trường, các nhà băng liên tục tung ra các gói vay ưu đãi lãi suất thấp với khách hàng vay mua nhà, "phả hơi nóng" vào cuộc đua lãi suất trên thị trường.

Ngân hàng Mỹ "đuối sức" tại Trung Quốc VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

Thống đốc yêu cầu đảm bảo an ninh, đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng

Tại Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 20/01/2025, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng năm 2025.

Giá vàng trong nước và USD ngân hàng đồng loạt tăng VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn Giá vàng SJC tiếp tục tăng, USD ngân hàng giảm mạnh

Techcombank muốn thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ

Động thái thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ của Techcombank diễn ra sau khi nhà băng này và hãng bảo hiểm Manulife quyết định ngừng hợp tác kinh doanh phân phối bảo hiểm độc quyền qua ngân hàng hồi cuối năm ngoái.

Techcombank chuẩn bị giải tỏa hơn 5,1 triệu cổ phiếu ESOP năm 2023 Cổ đông ngoại muốn bán 8 - 9% vốn Techcombank Techcombank báo lãi hơn 27,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới 231 nghìn tỷ

Hội nghị Nhà đầu tư HDBank: Bứt phá kinh doanh số cho mục tiêu trên 20.000 tỷ lợi nhuận

Ngày 18/02/2025, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) vừa tổ chức thành công Hội nghị Nhà đầu tư cập nhật kết quả kinh doanh năm 2024 và triển vọng năm 2025.

TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki

VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

Các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng lớn đã được hưởng lợi từ sự phục hồi vay mua nhà, trong khi ngân hàng nhỏ vẫn chịu áp lực nợ xấu và chi phí tín dụng cao. Năm 2025, triển vọng ngành được kỳ vọng tích cực hơn.

Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng Các ngân hàng trung ương châu Á có thể gặp rủi ro khi bảo vệ đồng nội tệ Thực hư chuyện ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất chỉ 4-5%/năm?

Thực hư chuyện ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất chỉ 4-5%/năm?

Gần đây, một số ngân hàng tại Việt Nam triển khai các gói vay mua nhà với lãi suất ưu đãi thấp, thậm chí dưới 4%/năm. Tuy nhiên, liệu đây là lãi suất cố định toàn bộ thời gian hay chỉ trong một thời gian ngắn ban đầu?

Tín hiệu thúc đẩy BoJ tăng lãi suất mạnh tay hơn Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng

VietinBank dự kiến dùng hơn 12.500 tỷ đồng lợi nhuận để chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) dự kiến dùng toàn bộ số lợi nhuận còn lại năm 2023 để tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu, tuy nhiên, kế hoạch này vẫn cần sự phê duyệt cơ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

VietinBank báo tăng trưởng tín dụng gần 17% năm 2024 VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên Phía sau pha bứt tốc của VietinBank

Eximbank lên kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 33%

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Eximbank vừa thông qua đề xuất của Quyền Tổng giám đốc về kế hoạch kinh doanh năm 2025 để trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ).

Eximbank sắp tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần hai Eximbank miễn nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên

Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng

Trong bối cảnh lãi suất huy động tăng nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại nhiều ngân hàng lại có xu hướng sụt giảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí vốn mà còn đặt ra bài toán khó trong chiến lược cạnh tranh lãi suất và tối ưu lợi nhuận của các nhà băng.

Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trong năm 2025 DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 38 nghìn tỷ đồng tuần qua