Giá vàng thế giới rơi vào thời kỳ suy giảm, giá vàng SJC tiếp tục ở mức cao

Giá vàng trong nước tiếp tục được duy trì ở mức cao bất chấp trên thị trường thế giới, giá kim loại quý đang rơi vào xu thế suy giảm sau 7 tháng sụt giảm liên tiếp – chuỗi thời gian giảm dài nhất trong vòng hơn 5 thập kỷ.

Khảo sát đầu giờ sáng nay (1/11), giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đang ở ngưỡng 66 – 67 triệu đồng/lượng, giảm 100 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán so với giá khảo sát sáng qua. Chênh lệch giá mua vào - bán ra ở mức 1 triệu đồng/lượng.

Tương tự, giá vàng DOJI bán lẻ tại Hà Nội cũng giảm 100 nghìn đồng/lượng ở mỗi chiều mua bán, đang niêm yết ở mức 65,9 – 66,9 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua vào - bán ra ở mức 1 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước giảm nhẹ trong bối cảnh trên thị trường thế giới, giá kim loại quý cũng đang tiếp tục đi xuống.

Hiện giá vàng giao ngay trên Kitco ở mức 1.637,6 USD/ounce, giảm 8,1 USD, tương đương 0,49% so với chốt phiên trước.

Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 49,1 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 16,9 triệu đồng/lượng.

Quảng cáo
gold-2022-11-01t08394855920221101084816.gif?rt=20221101084849 Biểu đồ: Kitco

Giá vàng đang rơi vào xu thế suy giảm sau 7 tháng sụt giảm liên tiếp – chuỗi thời gian giảm dài nhất trong vòng hơn 5 thập kỷ. Và điều này diễn ra ở thời điểm mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ công bố đợt nâng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ 4 liên tiếp.

Trong tháng 10/2022, giá vàng giao ngay giảm 1,4% và có tháng giảm thứ 7 liên tiếp, điều chưa từng xảy ra từ năm 1968. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, giá vàng đã giảm ước tính khoảng 10%. Còn nếu tính từ cuối tháng 3/2022, giá vàng đã giảm hơn 15%.

Sau khi lập mức đỉnh hơn 2.000USD/ounce vào tháng 3/2022 sau khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, giá vàng đã chật vật trong việc duy trì đà tăng. Giá vàng chủ yếu giao dịch trong xu thế suy giảm, đồng USD mạnh hơn và lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng gây sức ép lên giá vàng.

Trong khi nhiều người hiện vẫn đang tranh luận về khả năng Fed sẽ chuyển hướng chính sách tiền tệ hoặc thậm chí có thể hãm đà nâng lãi suất trong những tháng tới, cho đến giờ Ngân hàng Trung ương Mỹ vẫn tính đến khả năng nâng mạnh lãi suất trong ngày thứ Tư.

Theo nghiên cứu mới nhất từ Goldman Sachs, nhiều khả năng Fed sẽ nâng lãi suất lên mức 5%, vốn cao hơn so với tính toán trước đây của chính ngân hàng này. Trong cuộc họp gần nhất, các dự báo của Fed cho thấy lãi suất có thể lên 4,4% trong năm nay và 4,6% vào năm sau.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Thanh toán không chạm bứt tốc: VPBank mở rộng loạt giải pháp số hóa

Tại sự kiện “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025”, VPBank giới thiệu nhiều giải pháp thanh toán không tiếp xúc như Tap & Pay, Tap to Phone, Pay by Account… nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán số ngày càng cao. Ngân hàng này cũng ghi nhận tỷ lệ giao dịch không chạm tăng mạnh chỉ trong thời gian ngắn.

Chủ tịch VPBank: GPBank sẽ thoát lỗ, đạt lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng trong năm nay VPBank chuẩn bị chi gần 4.000 tỷ đồng trả cổ tức ngay trong tháng 5 Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chứng khoán đang ở điểm rất đẹp và có thể tăng giá tiếp”

Cho vay đặc biệt không tài sản đảm bảo: Giải pháp cấp cứu hệ thống, không phải đặc quyền ngân hàng

Tại phiên thảo luận về Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh: Chính sách cho vay đặc biệt với lãi suất 0% và không yêu cầu tài sản đảm bảo chỉ được áp dụng trong tình huống đặc biệt nhằm giữ an toàn hệ thống, không phải một cơ chế thông thường hay đặc quyền cho tổ chức tín dụng yếu kém.

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong hoạt động ngân hàng: Cần thêm những hướng dẫn chi tiết Nhiều nghiệp vụ ngân hàng đã được số hóa 100% Sau cú sốc thuế quan, khi nào thị trường có sóng Ngân hàng?

MB đón Thủ tướng tham quan không gian công nghệ trong Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã tham gia sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức với chủ đề “Hệ sinh thái số thông minh trong kỷ nguyên mới”. Sự kiện có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, Tổng thống Hungary Sulyok Tamas, cùng lãnh đạo các bộ, ngành, ngân hàng thương mại, tổ chức quốc tế và các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

MB công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 ĐHĐCĐ MB: Mua cổ phiếu qũy để giữ niềm tin của nhà đầu tư

VietinBank tinh gọn mạng lưới, đẩy mạnh giao dịch thông minh

Tiếp tục số hóa sâu rộng sản phẩm, dịch vụ, tái thiết kế các quy trình kinh doanh, cắt giảm mạng lưới giao dịch truyền thống, tập trung khai thác sức mạnh của dữ liệu... Đây là những hoạt động trọng tâm VietinBank đã, đang và sẽ thực hiện nhằm tăng tốc ch

VietinBank muốn chia cổ tức tỷ lệ tới gần 45% ĐHĐCĐ VietinBank: Tiếp tục kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ trong trung hạn

Nhiều nghiệp vụ ngân hàng đã được số hóa 100%

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, nhiều nghiệp vụ cơ bản đã được số hóa hoàn toàn 100% như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, mở thẻ ngân hàng, ví điện tử, chuyển tiền, cho vay....

Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong hoạt động ngân hàng: Cần thêm những hướng dẫn chi tiết

PVcomBank tiên phong tích hợp với Cổng ký số từ xa tập trung trên VNeID

Ngày 22/5/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) chính thức trở thành một trong ba ngân hàng thương mại đầu tiên được Trung tâm RAR lựa chọn triển khai thí điểm cung cấp giải pháp cấp Chứng thư số và Ký số trực tuyến thông qua Cổng ký số từ xa tập trung trên VNeID do Bộ Công an quản lý.

Vietnam Report vinh danh PVcomBank là doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam 2024 PVcomBank và những dấu ấn ĐHĐCĐ PVcomBank: Bước chuyển mạnh mẽ từ nền tảng số đến hiệu quả kinh doanh

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong hoạt động ngân hàng: Cần thêm những hướng dẫn chi tiết

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng sâu rộng, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Với quy định mới này, vai trò tham gia của các tổ chức tín dụng được xác định ra sao? Những rào cản nào cản trở áp dụng cơ chế này trong thực tiễn hoạt động?

Thủ tướng chỉ đạo sớm trình Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Từ ngày 19/5/2025, các ngân hàng tham gia phương án tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém sẽ được phép nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tối đa 49%, thay vì mức 30% như trước đây. Đây được xem là cú huých lớn giúp HDBank, MBBank và VPBank tăng khả năng huy động vốn, duy trì đà tăng trưởng tài sản mạnh mẽ trong bối cảnh nhu cầu vốn bổ sung ngày càng cấp thiết.

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên? Cuộc đua phá kỷ lục của cổ phiếu Ngân hàng đã trở lại Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

Tài chính xanh – Xu hướng toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức sống còn đối với nhân loại, tài chính xanh đã nổi lên như một xu hướng tất yếu trong việc tái cấu trúc các dòng vốn đầu tư.

WEF 2023: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự đối thoại về tài chính xanh HDBank đạt 13.017 tỷ lợi nhuận, đẩy mạnh tài chính xanh và chuyển đổi số toàn diện Thúc đẩy tài chính xanh

Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

AI không chỉ giúp tự động hóa việc thu thập và tổng hợp dữ liệu, mà còn hỗ trợ phân tích chuyên sâu, phát hiện xu hướng, và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng báo cáo và hiệu quả quản trị bền vững.

"ESG là cuộc chơi bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn đi dài hơi" Vì sao phần lớn doanh nghiệp tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu hành trình ESG? Vì sao thực thi ESG vẫn khó trong ngân hàng Việt?