Giá vàng có thể tiếp tục tăng ngay cả khi lạm phát giảm

Có nhiều lý do để tin rằng giá kim loại quý có thể tiếp tục tăng ngay cả khi nền kinh tế Mỹ ‘hạ cánh mềm’

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Giá vàng có thể tiếp tục tăng ngay cả khi lạm phát giảm

Dữ liệu lạm phát mới nhất của Mỹ đã củng cố kỳ vọng của thị trường về một cuộc ‘hạ cánh mềm’ kiểu Goldilocks sẽ xuất hiện trong năm tới, với việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể nới lỏng chính sách tiền tệ mặc dù thị trường lao động vẫn tương đối mạnh mẽ.

Trong kịch bản như vậy, sẽ là hợp lý nếu các nhà đầu tư ưa chuộng cổ phiếu và thậm chí trái phiếu hơn vàng. Trong lịch sử, vàng - có lãi suất bằng 0 - có xu hướng hoạt động tốt hơn ở “đuôi” của đường cong hình chuông trong chu kỳ kinh tế, trong môi trường suy thoái với lãi suất thấp và giảm cùng với sự bất ổn gia tăng hoặc môi trường kinh tế quá nóng với lạm phát cao và gia tăng.

Tuy nhiên, nhìn sang năm tới, có ít nhất 3 yếu tố có thể giúp vàng giữ được độ sáng bóng, ngay cả khi hy vọng về một cuộc ‘hạ cánh nhẹ nhàng’ của nền kinh tế.

Thứ nhất, các ngân hàng trung ương có ý định bổ sung thêm vàng vào kho dự trữ của mình, và đặc biệt là ngân hàng trung ương Trung Quốc có dư địa để làm điều đó. Thứ hai, lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc vẫn trong tình trạng suy thoái, đè nặng lên nền kinh tế và tài sản ở nước này, có thể khiến các hộ gia đình Trung Quốc tìm đến vàng như một phương tiện lưu trữ tài sản vốn được ưa thích trong những tình huống tương tự. Và cuối cùng, các nhà đầu tư nói chung có thể muốn tăng cường phân bổ vàng như một biện pháp phòng ngừa trước tình trạng địa chính trị liên tục có xáo trộn bất thường, có thể làm trầm trọng thêm bối cảnh địa chính trị vốn đã bất ổn.

Đầu tiên, về sự quan tâm của các ngân hàng trung ương đối với vàng, điều quan trọng cần nhớ là tài sản dự trữ được lựa chọn chủ yếu vì tính thanh khoản và ổn định hơn là lợi nhuận. Đó là lý do chính khiến các ngân hàng trung ương sở hữu nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ đến vậy. Tuy nhiên, những năm gần đây các ngân hàng trung ương đã chú trọng tới một ưu tiên khác– đa dạng hóa danh mục tài sản để tự bảo vệ mình trước những cú sốc địa chính trị. Việc Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và sau đó là cuộc xung đột ở Ukraine năm 2022 đã dẫn đến ngày càng nhiều lệnh trừng phạt của phương Tây đối với tài sản của Nga, bao gồm cả dự trữ ngân hàng trung ương của nước này. Điều này càng thúc đẩy các nhu cầu đa dạng hóa dự trữ, đặc biệt là ở Nga và các quốc gia kinh doanh với nước này. Họ muốn chuyển nguồn dự trữ ra khỏi các tài sản được định giá bằng đồng đô la Mỹ, cũng như khỏi tài sản của các đồng minh của Mỹ - có thể có xu hướng thực hiện các biện pháp trừng phạt tương tự.

202311240901301.gif
Ngân hàng trung ương Trung Quốc còn nhiều dư địa tăng dự trữ vàng.

Vàng được hưởng lợi vì điều này bởi nó đại diện cho một tài sản tương đối ổn định, có tính thanh khoản cao, có thể được sử dụng bên ngoài các hệ thống thanh toán toàn cầu (đặc biệt là Swift) và về mặt lịch sử đã hoạt động tốt trong những thời kỳ bất ổn tăng cao. Theo Hội đồng Vàng Thế giới, vào năm 2022, các ngân hàng trung ương đã mua kỷ lục 1.136 tấn vàng, với 800 tấn khác được mua trong ba quý đầu năm 2023. Hoạt động mua vàng được dẫn đầu bởi các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trung Quốc là nước mua vàng lớn nhất để dự trữ vào ngân hàng trung ương trong năm nay với lượng mua 181 tấn trong 9 tháng tính đến ngày 30 tháng 9, nâng tổng lượng vàng nắm giữ lên 2.192 tấn. Nhưng điều đáng nói là nước này có nhiều dư địa để tăng lượng nắm giữ vàng nếu muốn đa dạng hóa hơn nữa. Vàng chiếm khoảng 4% tổng dự trữ của nước này, gần mức phân bổ thấp nhất của các ngân hàng trung ương lớn hơn.

So sánh cho dễ hiểu: dự trữ vàng của Nga chỉ bằng 1/4 tổng dự trữ ngoại hối quốc gia, trong khi của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 26%. Mỹ và Đức có khoảng 2/3 tổng dự trữ ngoại hối bằng vàng. Một cuộc khảo sát của Hội đồng Vàng Thế giới công bố vào tháng 5 cho thấy 2/3 trong số ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi và 39% ngân hàng trung ương của các nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ tăng lượng vàng nắm giữ trong 5 năm tới - lên 16% hoặc cao hơn tổng dự trữ ngoại hối. Đó sẽ là bội số của sự phân bổ hiện tại của Trung Quốc.

202311240901302.gif
Giá vàng tăng cao kỷ lục.

Ngoài ngân hàng trung ương Trung Quốc, các hộ gia đình nước này, vốn là nước tiêu dùng vàng lớn nhất thế giới, có thể có động lực để mua nhiều vàng hơn. Tài khoản vốn của nước này vẫn trong tình trạng đóng bưng và thị trường tài chính phát triển kém đi đã hạn chế các cách quản lý tài sản. Trong lịch sử, các hộ gia đình thường tìm đến nhà ở, thị trường chứng khoán địa phương và tiền gửi ngân hàng. Nếu Chính phủ Trung Quốc không thể ổn định giá bất động sản một cách bền vững, nền kinh tế và thị trường chứng khoán nói chung có thể sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Trong bối cảnh đó, có vẻ hợp lý khi tiền tiết kiệm của hộ gia đình có thể chuyển nhiều hơn sang vàng với nỗ lực bảo toàn tài sản.

Cuối cùng, vàng có thể đóng một vai trò lớn hơn vào năm 2024 khi các nhà đầu tư nói chung phòng ngừa rủi ro về kinh tế vĩ mô và địa chính trị. Năm tới sẽ có các cuộc bầu cử ở hàng chục quốc gia; hơn một nửa dân số toàn cầu sẽ quyết định người lãnh đạo của họ. Kết quả có khả năng gây ra những thay đổi chính sách rõ ràng ở các quốc gia/lãnh thổ quan trọng, bao gồm cả Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc) và Mexico. Những cuộc bỏ phiếu này cũng có thể làm trầm trọng thêm sự bất ổn về địa chính trị, có khả năng làm giảm kỳ vọng tăng trưởng và khiến công cuộc ‘hạ cánh’ trở nên khó nhẹ nhàng, là cơ hội để gia tăng sự hấp dẫn của vàng.

Tham khảo: Ft

Theo Nhịp sống Thị trường

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa.

Giá vàng tiếp tục leo thang, USD hạ giá

Cùng đà tăng với giá vàng thế giới, vàng SJC tiếp tục lập mức giá kỷ lục chưa từng có, áp sát mốc 87 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá USD tại các ngân hàng được điều chỉnh giảm.

Chat với BizLIVE