CPI tháng 8 ổn định, lạm phát cơ bản tăng 0,24% so với tháng trước

Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7, song giá xăng dầu lại giảm giúp CPI tháng 8 ổn định so với tháng trước.

CPI tháng 8 ổn định, lạm phát cơ bản tăng 0,24% so với tháng trước

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2024 ổn định so với tháng trước, tăng 1,89% so với tháng 12/2023 và tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2024, CPI tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 8 vừa qua, có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có chỉ số giá tăng nhẹ; riêng nhóm giao thông giảm giá so với tháng trước.

Trong 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng giá, nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng mạnh nhất với mức tăng 0,29%, chủ yếu do giá thuê nhà tăng 0,45% do nhu cầu thuê nhà tại một số địa phương tăng khi chuẩn bị vào năm học mới; giá gas tăng 0,67%...

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng tăng 0,27%, làm cho CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm, trong đó, lương thực tăng 0,19%; thực phẩm tăng 0,28% (làm cho CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 0,26%.

Quảng cáo

Chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,2%, trong đó, giá dịch vụ hành chính, pháp lý tăng 1,91%; đồ trang sức tăng 1,89%; dịch vụ vệ sinh môi trường tăng 0,52%; sửa chữa đồng hồ đeo tay và đồ trang sức tăng 0,28%. Ở chiều ngược lại, giá túi xách, vali, ví giảm 0,18%; đồng hồ đeo tay giảm 0,05%.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,18%, trong đó giá khám chữa bệnh nội trú tăng 0,29%; dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú tăng 0,11%.

Nhóm bưu chính, viễn thông và nhóm đồ uống, thuốc lá cùng tăng 0,15%, trong khi nhóm giáo dục tăng 0,14%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,12%.

Với mức tăng nhẹ hơn, nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,05% do nhu cầu mua sắm chuẩn bị bước vào năm học mới tăng.

Riêng nhóm giao thông giảm 1,98% (tác động làm giảm CPI chung 0,19 điểm phần trăm), chủ yếu do giá dầu diezen giảm 7,05%; giá xăng trong nước giảm 5,83% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng; giá vận tải hành khách bằng đường sắt giảm 4,09%; xe ô tô đã qua sử dụng giảm 0,28%.

Lạm phát cơ bản tháng 8/2024 tăng 0,24% so với tháng trước, tăng 2,53% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân tám tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (4,04%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Tỉnh Gyeongsangbuk (Hàn Quốc) muốn trở thành “anh em” với TP. Hồ Chí Minh

Mối quan hệ giữa tỉnh Gyeongsangbuk và TP. Hồ Chí Minh đang ở cấp độ Thành phố Hữu nghị. Trong tương lai không xa, tỉnh Gyeongsangbuk mong muốn nâng mối quan hệ này lên mức “Thành phố anh em” - cấp độ cao nhất trong thang hợp tác quốc tế của các tỉnh ở Hàn Quốc.

PV Power ước lãi 833 tỷ đồng sau 9 tháng

Giá dầu giảm khoảng 2% sau khi OPEC hạ dự báo nhu cầu thế giới

Giá dầu giảm 2% trong phiên 14/10, khi OPEC một lần nữa hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu cho năm 2024 và 2025, trong khi nhập khẩu dầu của Trung Quốc giảm tháng thứ năm liên tiếp.

Giá dầu thế giới tăng mạnh do ảnh hưởng của bão ở Mỹ và căng thẳng Trung Đông Giá dầu châu Á giảm hơn 1 USD trong phiên 14/10

Nhiều tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam

HSBC nâng dự báo tăng trưởng 2024 của Việt Nam từ 6,5% lên 7%, trong khi Ngân hàng UOB điều chỉnh dự báo từ 5,9% lên 6,4%, còn WB và IMF cùng nâng kỳ vọng tăng trưởng của Việt Nam lên 6,1%.

Thủ tướng: Nhiệm vụ của quý IV còn rất nặng nề, cần nỗ lực hơn để đạt GDP trên 7% Việt Nam đặt mục tiêu vào top 31-33 thế giới về quy mô GDP ngay năm sau

Tồn kho đã cạn, nguồn cung vụ Thu Đông thấp, giá gạo thơm vụ Đông Xuân 2025 có giảm?

Tồn kho cạn, doanh nghiệp không bị áp lực ra hàng bằng mọi giá. Mối quan tâm của hầu hết doanh nghiệp ngành gạo từ nay đến vụ Đông Xuân 2025 là giá gạo thơm các loại sẽ được giữ vững, hay giảm.

“Giằng co” giá gạo xuất khẩu giữa doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân Philippines Philippines dự kiến giảm lượng gạo nhập khẩu trong quý IV