Giá dầu tăng vọt bởi đồn đoán Trung Quốc sớm thay đổi chính sách kiểm soát COVID

Thị trường dầu sẽ có thể chứng kiến nhiều thay đổi bước ngoặt chỉ cần Trung Quốc nới lỏng kiểm soát COVID-19.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Giá dầu tăng hơn 5% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu trong bối cảnh những bất ổn liên quan đến các đợt nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lên, cùng lúc đó việc EU cấm dầu Nga và khả năng Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát COVID-19 cũng hỗ trợ cho thị trường.

Dù rằng nỗi sợ suy thoái kinh tế hạn chế đà tăng của giá dầu, trên thị trường London, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 3,99USD/thùng lên 98,57USD/thùng, trong tuần qua tăng 2,9%.

Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tương lai tăng 2,96USD/thùng tương đương 5% lên 92,61USD/thùng và như vậy ghi nhận mức tăng 4,7%.

Trung Quốc vẫn duy trì biện pháp kiểm soát đại dịch COVID-19, trong ngày thứ Năm, số lượng ca nhiễm mới COVID-19 tăng lên ngưỡng cao nhất tính từ tháng 8/2022, tuy nhiên một cựu quan chức chịu trách nhiệm kiểm soát bệnh tật Trung Quốc cho biết những thay đổi đáng kể đối với chính sách kiểm soát COVID-19 sẽ sớm diễn ra.

Trong tuần này, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã ảnh hưởng bởi tin đồn Trung Quốc sẽ ngừng phong tỏa chặt chẽ dù rằng chưa chắc có thông báo nào về thay đổi bước ngoặt.

Dù vậy, dấu hiệu cho thấy Fed sẽ vẫn nâng lãi suất khiến cho giá dầu phần nào mất đà tăng.

Thị trường lao động Mỹ vẫn vững vàng, tuy nhiên hiện giờ đang xuất hiện thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường và kinh tế Mỹ hạ nhiệt sau chiến dịch nâng lãi suất cơ bản đồng USD mạnh tay của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong bối cảnh lạm phát leo thang.

Theo Wall Street Journal, giới chủ Mỹ tuyển dụng ước tính 261.000 việc làm trong tháng 10/2022, một con số khá ấn tượng nhưng tuy nhiên đây là số lượng việc làm mới phi nông nghiệp thấp nhất tính từ tháng 12/2020, tỷ lệ thất nghiệp hiện tại ở mức 3,7%. Tăng trưởng mức lương trong tháng 10/2022 tăng lên so với tháng liền trước. Còn nếu tính theo năm, tăng trưởng mức lương đã hạ nhiệt, dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang giảm tốc tăng trưởng.

Báo cáo về thị trường việc làm cho thấy kinh tế Mỹ đang mất đà sau khoảng thời gian tăng trưởng đầy ấn tượng trong năm ngoái và đầu năm nay. 3 tháng gần nhất, giới chủ Mỹ tuyển mới trung bình 289.000 việc làm/tháng, giảm đáng kể so với mức 539.000 cùng kỳ năm trước. Tuy nnhiên, con số này vẫn cao hơn rất nhiều so với thời kỳ trước đại dịch COVID-19. Năm 2019, số lượng việc làm mới tăng trung bình 164.000/tháng.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong ngày thứ Sáu tuy nhiên tính cả tuần vẫn giảm điểm. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm tăng.

Thị trường lao động Mỹ hiện đang chịu áp lực bởi hai yếu tố, theo phân tích của chuyên gia kinh tế trưởng tại Pantheon Macroeconomics – ông Ian Shepherdson.

Nhìn từ góc độ kinh tế Mỹ, nỗi sợ suy thoái kinh tế Mỹ đang lớn dần. Mỹ hiện đang là thị trường tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Những nỗi sợ này tăng lên trong ngày thứ Năm sau khi chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng hiện vẫn còn quá sớm để có thể tính đến việc hãm đà nâng lãi suất.

“Khả năng nâng lãi suất hơn nữa làm giảm đi hy vọng về khả năng nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên”, chuyên gia phân tích thuộc ANZ Research chỉ ra.

Vào ngày thứ Năm, Ngân hàng Trung ương Anh cảnh báo họ tin rằng kinh tế Anh đã suy thoái và có thể kinh tế Anh sẽ không tăng trưởng thêm 2 năm nữa.

Nhìn từ phía nhu cầu, Saudi Arabia đã hạ dự báo giá bán chính thức loại dầu ngọt nhẹ Arab sang châu Á khoảng 40 cent xuống còn chênh lệch khoảng 5,45USD/thùng so với dầu Oman/Dubai.

Trong tuần tới, nhà đầu tư đang chờ đợi thông tin về triển vọng nhu cầu dầu do Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố cũng như diễn biến chỉ số giá tiêu dùng trong ngắn hạn và chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ tháng 11/2022 để biết tốc độ diễn biến của lạm phát.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Lãi suất trên thế giới đang mỗi nơi một đường

Lãi suất trên thế giới đang mỗi nơi một đường

Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã từng sát cánh hợp tác cùng nhau chống lạm phát. Nhưng đến nay, họ bắt đầu có xu hướng phân tán. Trong khi các cơ quan hoạch định chính sách ở châu Âu trở nên ôn hòa hơn thì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vẫn thận trọng về việc cắt giảm quá sớm.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE