Giá cổ phiếu lao dốc, hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp mua vào để “đỡ giá”

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp từ nhóm bất động sản, ngân hàng đến nhóm thủy sản, thép, điện… đều đồng loạt bỏ ra hàng chục, hàng trăm tỷ đồng để mua cổ phiếu nhằm “đỡ giá” trong bối cảnh thị giá cổ phiếu giảm sâu.

Mặc dù hai phiên gần đây chỉ số VN-Index đã có sự hồi phục tuy nhiên so với mức đỉnh hồi đầu năm, thị giá nhiều cổ phiếu đã sụt giảm hàng chục, thậm chí 70-80%. Trước làn sóng giảm sâu của cổ phiếu, một loạt lãnh đạo doanh nghiệp lớn đã đăng ký mua vào hàng triệu cổ phiếu.

Thống kê cho thấy, tổng cộng số tiền mà các lãnh đạo doanh nghiệp dự kiến chi ra để mua vào cổ phiếu của chính công ty mình đã vượt con số 1.000 tỷ đồng.

TỪ ĐĂNG KÝ MUA HÀNG TRIỆU CỔ PHIẾU TRONG VÒNG 1 THÁNG TỚI…

Gần đây nhất, trong ngày 16/11, ông Doãn Tới, Tổng giám đốc CTCP Nam Việt (mã ANV) đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu ANV để nâng tỷ lệ sở hữu lên 57,86%, tương ứng 73,8 triệu cổ phiếu. Giao dịch thực hiện theo phương thức lệnh và thỏa thuận trong thời gian dự kiến từ 21/11-20/12/2022.

Động thái đăng ký mua vào của Tổng giám đốc Nam Việt diễn ra sau khi cổ phiếu ANV đã có 8 phiên giảm mạnh, trong đó có 7 phiên giảm sàn, rơi xuống mức thấp nhất trong vòng gần 23 tháng kể từ cuối tháng 1/2021. Mặc dù chốt phiên 16/11, cổ phiếu ANV tăng trần lên 17.200 đồng/cổ phiếu, tuy nhiên sang phiên 17/11, mã này lại quay đầu giảm 1,7% về 16.900 đồng/cổ phiếu. Như vậy, so với đỉnh hồi giữa tháng 6, thị giá cổ phiếu ANV đã giảm hơn 72% chỉ trong chưa đầy 5 tháng. Tạm tính với mức giá này, ông Doãn Tới sẽ phải chi khoảng 34 tỷ đồng để mua số cổ phiếu trên.

gia-co-phieu-lao-doc-mot-loat-lanh-dao-doanh-nghiep-mua-vao-de-do-gia-20221117222929-1860.png Giá cổ phiếu ANV đã giảm hơn 72% chỉ trong chưa đầy 5 tháng qua

Cũng trong ngày 16/11, ông Bùi Minh Hải, Chủ tịch HĐQT Nhựa Hà Nội (mã NHH) thông báo sẽ mua vào 1 triệu cổ phiếu NHH trong thời gian dự kiến từ 22/11-21/12 để đầu tư tài chính cá nhân. Trước giao dịch, ông Hải không sở hữu cổ phiếu NHH, nếu giao dịch thành công, ông Hải sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại Nhựa Hà Nội lên 1,37%.

Trên thị trường, cổ phiếu NHH đã có hai phiên hồi tích cực (16 và 17/11) lên 12.300 đồng/cổ phiếu, tuy nhiên, so với đầu năm, cổ phiếu này đã “bốc hơi” gần 60%. Tạm tính theo mức giá này, ông Hải sẽ phải chi trên 12 tỷ đồng để mua vào 1 triệu cổ phiếu đăng ký.

Trước đó, ngày 15/11, Chủ tịch HĐQT và Phó tổng giám đốc CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, mã HPX) cũng đã đăng ký mua vào tổng cộng 10 triệu cổ phiếu HPX.

Trong đó, ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch Hải Phát Invest đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu HPX theo phương thức giao dịch khớp lệnh trên sàn và/hoặc giao dịch thỏa thuận nhằm cơ cấu danh mục đầu tư. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 18/11 đến ngày 16/12.

Cũng từ 18/11-16/12, ông Đỗ Quý Thành, Phó tổng giám đốc Hải Phát Invest đồng thời là em trai ông Đỗ Quý Hải đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu HPX theo phương thức giao dịch khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận.

Nếu giao dịch thành công, số lượng cổ phiếu nắm giữ của ông Hải nâng lên từ 121,8 triệu đơn vị lên 126,8 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu thay đổi từ 40,04% lên 41,68% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Trong khi, số lượng cổ phiếu nắm giữ của ông Thành nâng từ 1,7 triệu đơn vị lên 6,7 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu thay đổi từ 0,38% lên 2% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Tạm tính theo giá kết phiên 15/11 là 17.300 đồng/cổ phiếu, ước tính ông Hải và ông Thành mỗi người phải chi khoảng 86,5 tỷ đồng để mua hết số cổ phiếu đã đăng ký.

Hai anh em Chủ tịch Hải Phát Invest đăng ký mua vào cổ phiếu HPX khi mã này đã có 4 trên 5 phiên giao dịch gần đó (9/11 - 15/11) giảm sàn và tiếp tục nối dài chuỗi giảm sàn trong hai phiên 16/11 và 17/11. Hiện thị giá cổ phiếu HPX xuống còn 15.000 đồng/cổ phiếu, giảm tới 40% chỉ trong 8 phiên gần đây. Với việc giá cổ phiếu giảm mạnh trong thời gian ngắn, mới đây Chứng khoán Maybank thông báo bán giải chấp 2,3 triệu cổ phiếu HPX của Chủ tịch Hải Phát Invest kể từ ngày 16/11.

Trong ngày 15/11, nhiều lãnh đạo CTCP Đầu tư Nam Long (mã NLG) cũng thông báo đăng ký mua vào hàng triệu cổ phiếu NLG. Theo đó, trong thời gian từ 18/11-17/12, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT Nam Long cùng 2 con trai tiếp tục đăng ký mua thêm 4,4 triệu cổ phiếu NLG sau khi chưa mua được hết số cổ phiếu như mong muốn.

gia-co-phieu-lao-doc-mot-loat-lanh-dao-doanh-nghiep-mua-vao-de-do-gia-20221117222934-6036.png Cổ phiếu NLG đã mất gần 69% giá trị so với đỉnh hồi đầu năm 2022
Quảng cáo

Cụ thể, ông Quang đăng ký mua 1 triệu cp NLG nhằm mục đích đầu tư. Nếu mua thành công, sở hữu của Chủ tịch NLG sẽ tăng lên mức gần 47,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ tương đương 12,35%. Hai con trai ông Quang là Nguyễn Hiệp và Nguyễn Nam mỗi người đăng ký mua 1,7 triệu cổ phiếu. Dự kiến sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Hiệp và ông Nam sẽ tăng lần lượt lên mức 0,79% (hơn 3 triệu cổ phiếu) và 0,63% (hơn 2 triệu cổ phiếu).

Cùng thời gian này, hai lãnh đạo của Nam Long là ông Trần Xuân Ngọc, Tổng giám đốc và ông Nguyễn Huy Đức, Giám đốc Tài chính cũng lần lượt đăng ký mua 250.000 cổ phiếu NLG và 100.000 cổ phiếu nhằm mục đích đầu tư.

Cùng với sự hồi phục của thị trường trong hai phiên gần đây, cổ phiếu NLG cũng có hai phiên tăng trần liên tiếp lên 20.150 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 17/11), song so với mức đỉnh 64.200 đồng/cổ phiếu (phiên 5/1/2022), cổ phiếu NLG đã mất gần 69% giá trị. Với mức giá này, các lãnh đạo Nam Long sẽ phải chi ra gần 96 tỷ đồng để hoàn tất mua vào cổ phiếu đăng ký.

Trước đó, một loạt lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản khác cũng dự định chi hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ để “cứu giá” cổ phiếu. Cụ thể, Chủ tịch Kinh Bắc City Đặng Thành Tâm dự kiến chi hơn 370 tỷ để mua 25 triệu cổ phiếu KBC từ ngày 15/11 đến ngày 14/12 theo hình thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Ở nhóm ngân hàng, ngày 15/11, ông Trần Nhất Minh - Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Dịch vụ Công nghệ Ngân hàng VIB (mã VIB) đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu với mục đích đầu tư dài hạn. Trước đó một ngày, một Phó tổng giám đốc khác kiêm Giám đốc tài chính của ngân hàng này là ông Hồ Vân Long cũng vừa đăng ký mua vào 1,5 triệu cổ phiếu. Các giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 21/11 đến hết 20/12/2022 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Trong hai ngày 14 và 15/11 cổ phiếu VIB giao dịch quanh vùng 17.000 đồng/cổ phiếu, như vậy để mua đủ số cổ phiếu đăng ký hai lãnh đạo VIB sẽ phải chi ra gần 60 tỷ đồng. Sau khi thông tin lãnh đạo đăng ký mua hàng triệu đơn vị, cổ phiếu VIB đã bật tăng trần trong phiên 16/11 và tiếp tục tăng 2,5% phiên 17/11 và đang ở mức 18.450 đồng/cổ phiếu (song vẫn giảm gần một nửa so với đầu năm 2022).

ĐẾN HOÀN TẤT MUA VÀO TRONG THỜI GIAN NGẮN

Trong khi nhiều lãnh đạo doanh nghiệp vẫn đang chờ mua vào cổ phiếu thì một số “ông chủ” doanh nghiệp khác đã hoàn tất mua lượng lớn cổ phiếu chỉ trong thời gian ngắn sau khi công bố thông tin đăng ký mua.

Chẳng hạn, ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG) báo cáo đã hoàn tất mua vào 10 triệu cổ phiếu trong vòng từ ngày 27/10 đến 25/11, qua đó nắm giữ gần 125 triệu cổ phiếu DXG. Tạm tính theo bình quân giá đóng cửa của cổ phiếu DXG trong khoảng ông Thìn mua vào cổ phần, vị chủ tịch này đã chi khoảng 130 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch trên. Động thái này diễn ra khi cổ phiếu DXG đã về vùng đáy giá 2 năm xuống còn 8.530 đồng/cổ phiếu phiên 15/11.

Hay ông Bùi Cao Nhật Quân - con trai ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Novaland cũng đã mua vào thành công 2 triệu cổ phiếu NVL từ ngày 14/10 đến ngày 3/11/2022. Tạm tính theo giá chốt phiên 3/11 của cổ phiếu NVL là 64.400 đồng/cổ phiếu, ông Quân đã chi khoảng 129 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch trên. Tuy nhiên, việc mua vào cổ phiếu của ông Quân dường như đã không thể “cứu” được cổ phiếu NVL khi từ phiên 4/11 đến nay mã này đã giảm sàn liên tiếp 10 phiên còn 31.400 đồng/cổ phiếu.

Bên cạnh bất động sản, ở nhóm bán lẻ làn sóng mua vào cổ phiếu của các lãnh đạo doanh nghiệp cũng đang diễn ra. Mới đây, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế giới Di động (mã MWG) thông báo đã hoàn tất mua vào 1 triệu cổ phiếu MWG từ ngày 14/11 đến ngày 16/11. Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu nắm giữ của ông Tài nâng lên hơn 35 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu 2,4% vốn điều lệ. Tạm tính theo giá đóng cửa trung bình 3 phiên giao dịch trên, ông Tài đã chi gần 40 tỷ đồng để hoàn tất sở hữu.

Cùng chiều mua, ông Trần Huy Thanh Tùng, Tổng giám đốc Thế giới Di Động mua vào thành công 500.000 cổ phiếu MWG đã đăng ký trước đó, nâng tỷ lệ sở hữu lên 0,76% cổ phần MWG.

gia-co-phieu-lao-doc-mot-loat-lanh-dao-doanh-nghiep-mua-vao-de-do-gia-20221117222932-4046.png Giá cổ phiếu MWG "bốc hơi" hơn 47% so với đỉnh đạt được vào giữa tháng 4/2022

Một số lãnh đạo khác của Thế giới Di động như ông Đoàn Văn Hiểu Em- Thành viên HĐQT cũng đăng ký mua vào 500 nghìn cổ phiếu MWG theo phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn. Cùng thời điểm, ông Đặng Minh Lượm - Thành viên HĐQT đăng ký mua 100.000 cổ phiếu MWG; ông Vũ Đăng Linh – Giám đốc Tài chính công ty đăng ký mua 60 nghìn cổ phiếu. Thời gian thực hiện 3 giao dịch dự kiến đều trong khoảng thời gian 15/11 - 14/12. Mục đích giao dịch đều là tăng tỷ lệ sở hữu.

Động thái mua gom cổ phiếu của lãnh đạo Thế giới Di động diễn ra trong bối cảnh MWG giảm mạnh xuống vùng giá thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Như vậy để “cứu” giá, loạt lãnh đạo Thế giới Di động có thể phải chi ra số tiền cả trăm tỷ đồng.

Tương tự, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn PC1 (mã PC1) đã mua xong 1 triệu cổ phiếu PC1 trong phiên giao dịch ngày 15/11, chỉ 1 tuần sau khi công bố thông tin đăng ký mua.

Sau giao dịch tỷ lệ sở hữu của ông Tuấn tại PC1 tăng từ 21% vốn điều lệ (tương đương 56,8 triệu cổ phiếu) lên 21,38% vốn điều lệ (tương đương 57,8 triệu cổ phiếu). Tạm tính theo giá kết phiên ngày 15/11 của cổ phiếu PC1 là 12.650 đồng/cổ phiếu, ông Tuấn đã chi khoảng 12,7 tỷ đồng để hoàn tất mua vào 1 triệu cổ phiếu PC1. Sau động thái mua vào cổ phiếu của ông Tuấn, cổ phiếu PC1 quay đầu tăng trần hai phiên liên tiếp vào ngày 16 - 17/11 và kết phiên ngày 17/11 ở mức 14.400 đồng/cổ phiếu.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Lợi nhuận ngành ngân hàng cao nhất lịch sử nhờ đâu?

Theo giới phân tích, động lực chính thúc đẩy lợi nhuận phục hồi đến từ sự cải thiện đồng thời của cả thu nhập lãi thuần và các nguồn thu nhập phi tín dụng, trong khi chi phí dự phòng rủi ro tăng chậm.

Thống đốc yêu cầu đảm bảo an ninh, đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng Lĩnh vực bất động sản được ngân hàng bơm thêm gần 600.000 tỷ đồng Cạnh tranh với ngân hàng của bầu Hiển, còn nhà băng nào đang cho vay mua nhà lãi suất 3,99%?

Cạnh tranh với ngân hàng của bầu Hiển, còn nhà băng nào đang cho vay mua nhà lãi suất 3,99%?

Trước nhu cầu cao của thị trường, các nhà băng liên tục tung ra các gói vay ưu đãi lãi suất thấp với khách hàng vay mua nhà, "phả hơi nóng" vào cuộc đua lãi suất trên thị trường.

Ngân hàng Mỹ "đuối sức" tại Trung Quốc VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

Thống đốc yêu cầu đảm bảo an ninh, đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng

Tại Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 20/01/2025, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng năm 2025.

Giá vàng trong nước và USD ngân hàng đồng loạt tăng VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn Giá vàng SJC tiếp tục tăng, USD ngân hàng giảm mạnh

Techcombank muốn thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ

Động thái thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ của Techcombank diễn ra sau khi nhà băng này và hãng bảo hiểm Manulife quyết định ngừng hợp tác kinh doanh phân phối bảo hiểm độc quyền qua ngân hàng hồi cuối năm ngoái.

Techcombank chuẩn bị giải tỏa hơn 5,1 triệu cổ phiếu ESOP năm 2023 Cổ đông ngoại muốn bán 8 - 9% vốn Techcombank Techcombank báo lãi hơn 27,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới 231 nghìn tỷ

Hội nghị Nhà đầu tư HDBank: Bứt phá kinh doanh số cho mục tiêu trên 20.000 tỷ lợi nhuận

Ngày 18/02/2025, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) vừa tổ chức thành công Hội nghị Nhà đầu tư cập nhật kết quả kinh doanh năm 2024 và triển vọng năm 2025.

TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki

VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

Các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng lớn đã được hưởng lợi từ sự phục hồi vay mua nhà, trong khi ngân hàng nhỏ vẫn chịu áp lực nợ xấu và chi phí tín dụng cao. Năm 2025, triển vọng ngành được kỳ vọng tích cực hơn.

Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng Các ngân hàng trung ương châu Á có thể gặp rủi ro khi bảo vệ đồng nội tệ Thực hư chuyện ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất chỉ 4-5%/năm?

Thực hư chuyện ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất chỉ 4-5%/năm?

Gần đây, một số ngân hàng tại Việt Nam triển khai các gói vay mua nhà với lãi suất ưu đãi thấp, thậm chí dưới 4%/năm. Tuy nhiên, liệu đây là lãi suất cố định toàn bộ thời gian hay chỉ trong một thời gian ngắn ban đầu?

Tín hiệu thúc đẩy BoJ tăng lãi suất mạnh tay hơn Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng

VietinBank dự kiến dùng hơn 12.500 tỷ đồng lợi nhuận để chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) dự kiến dùng toàn bộ số lợi nhuận còn lại năm 2023 để tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu, tuy nhiên, kế hoạch này vẫn cần sự phê duyệt cơ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

VietinBank báo tăng trưởng tín dụng gần 17% năm 2024 VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên Phía sau pha bứt tốc của VietinBank

Eximbank lên kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 33%

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Eximbank vừa thông qua đề xuất của Quyền Tổng giám đốc về kế hoạch kinh doanh năm 2025 để trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ).

Eximbank sắp tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần hai Eximbank miễn nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên

Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng

Trong bối cảnh lãi suất huy động tăng nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại nhiều ngân hàng lại có xu hướng sụt giảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí vốn mà còn đặt ra bài toán khó trong chiến lược cạnh tranh lãi suất và tối ưu lợi nhuận của các nhà băng.

Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trong năm 2025 DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 38 nghìn tỷ đồng tuần qua

Khách hàng tấp nập giao dịch tại các điểm kinh doanh ngân hàng số Vikki

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 2025 – Vikki Digital Bank đồng loạt mở cửa chào đón khách hàng tới giao dịch tại tất cả các điểm kinh doanh trên toàn quốc với diện mạo mới. Khách hàng tấp nập trong không gian giao dịch thân thiện, với những trải nghiệm các dịch vụ tài chính tiện lợi.

HDBank công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ROE cao trên 25,7% Đón Xuân 2025 đủ đầy - Thẻ HDBank trao tay lộc thắm