Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm đối với VietinBank

Theo kết quả xếp hạng tín nhiệm thường niên năm 2022 của Fitch Ratings công bố ngày 17/11, bậc tín nhiệm của VietinBank được nâng từ mức “BB-” lên “BB” và giữ triển vọng Tích cực.

Theo đó, việc nâng xếp hạng tín nhiệm của VietinBank được cân nhắc trên tổng thể các yếu tố: VietinBank là ngân hàng thương mại lớn, có thị phần trọng yếu trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Theo Fitch Ratings, Chính phủ Việt Nam thuộc nhóm tích cực và sẵn sàng hỗ trợ hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các Ngân hàng TMCP Nhà nước lớn như VietinBank. Bởi vậy, Fitch đã nâng định hạng hỗ trợ của Chính phủ đối với VietinBank (Government Support Rating - GSR) ngang với định hạng Quốc gia.

Cùng với đó Fitch đã điều chỉnh triển vọng về môi trường hoạt động (Operating environment) của VietinBank từ ổn định thành tích cực.

Triển vọng thu nhập và khả năng sinh lời của VietinBank đều được cải thiện trong thời gian qua, đệm dự phòng rủi ro cao, hiệu quả hoạt động dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng bền vững. Do đó, Fitch đã điều chỉnh triển vọng về thu nhập và khả năng sinh lời (Earnings & Profitability) của VietinBank từ ổn định lên tích cực.

Quảng cáo

Nguồn vốn và thanh khoản của Ngân hàng ổn định. VietinBank đã linh hoạt sử dụng cả nguồn tiền gửi từ tổ chức kinh tế, dân cư và tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng, đảm bảo an toàn thanh khoản.

Có thể thấy, việc Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm đối với VietinBank góp phần khẳng định hoạt động hiệu quả, bền vững cũng như uy tín, vị thế của VietinBank trên thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam.

Thời gian qua, VietinBank đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp kinh doanh, chủ động tối ưu hiệu quả sử dụng chi phí, quản lý tốt chất lượng tài sản và cải thiện mạnh mẽ các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao.

Theo đó, kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022 của VietinBank đạt những kết quả tích cực về cả quy mô và hiệu quả. Tổng tài sản đạt 1.751 nghìn tỷ đồng, tăng 14,3% so với cuối năm 2021. Tiền gửi của khách hàng tăng 2,4% so với cuối năm 2021. Cho vay khách hàng tăng 10,1% so với cuối năm 2021, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hồi phục sau dịch, phù hợp với diễn biến chung toàn Ngành và tối ưu hạn mức tín dụng được NHNN phê duyệt. Chi phí dự phòng 9 tháng 2022 tăng 33% so với cùng kỳ năm 2021; tỷ lệ bao phủ nợ xấu là 222,4%, tăng 42% so với cuối năm 2021. Theo đó, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt 15,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua

SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu