Elon Musk đã biết sợ ô tô Trung Quốc chưa?

Tesla, Ford, GM tốt nhất nên dè chừng: Ô tô điện Trung Quốc đang nhắm đến thị trường Mỹ.

Elon Musk đã biết sợ ô tô Trung Quốc chưa?

Khi được hỏi về BYD vào năm 2011, Giám đốc điều hành của Tesla, Elon Musk chỉ cười trừ: “Anh có thấy xe của họ không”, ông cười khúc khích với Bloomberg TV, nhấn mạnh thêm rằng BYD “không có một sản phẩm tuyệt vời” và “công nghệ không mạnh lắm”.

Biểu hiện của Musk rõ ràng là đại diện cho nhiều nhà sản xuất ô tô thời điểm đó. Họ không tin các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc sẽ là mối đe dọa đối với họ.

Nhiều điều đã thay đổi sau 13 năm. BYD vượt qua Tesla vào năm 2023 để trở thành nhà sản xuất xe điện bán chạy nhất thế giới. Cứ 3 chiếc xe điện bán ra thì có 1 chiếc do họ sản xuất, tăng từ mức 15% năm 2020.

Thay vì tiếp tục cười nhạo, Musk đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về mối đe dọa từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Trong một hội nghị đầu tư hồi tháng 1, ông cho biết xe điện Trung Quốc sẽ “hủy diệt” nhiều nhà sản xuất ô tô Mỹ nếu được phép vào Mỹ. Các hãng xe lớn của Mỹ cũng nhận ra họ phải làm cho xe điện rẻ hơn càng sớm càng tốt nếu không muốn bị loại bỏ.

Trong khi các hãng như Tesla, Ford, GM tung ra một số mẫu xe điện hạng sang giá cao thì các hãng Trung Quốc cung cấp hàng loạt tùy chọn ở nhiều mức giá: xe điện bình dân, xe điện cao cấp, thậm chí xe điện chỉ đủ để đi từ điểm A đến điểm B. Và trong khi các nhà sản xuất ô tô Mỹ vẫn đang cố gắng thu phục người tiêu dùng ngay tại đất nước của mình thì Trung Quốc đã lên kế hoạch vượt qua các rào cản thương mại để bán những chiếc xe này khắp nơi trên thế giới, kể cả Mỹ.

“Suy nghĩ rằng kỹ thuật và thiết kế của Trung Quốc không có chất lượng cao như các nhà sản xuất ô tô truyền thống – điều đó nên được loại bỏ ngay”, Tu Le – người sáng lập Sino Auto Insights, một công ty tư vấn tập trung vào thị trường xe điện Trung Quốc nói. “Ngay bây giờ, các tượng đài làng xe đang thiếu sản phẩm cạnh tranh. Có một khoảng trống ở đó. Nếu xe điện Trung Quốc được phép vào Mỹ ngay năm nay hoặc năm tới, các tượng đài này sẽ cảm thấy nhức nhối”.

Quảng cáo

Người dùng đang chứng kiến một cú sốc chưa từng thấy với trật tự ô tô toàn cầu kể từ khi Nhật Bản gia nhập thị trường Mỹ những năm 1970. Sự trỗi dậy của xe điện Trung Quốc đã tạo ra một cuộc chiến, buộc các công ty phải mở rộng giới hạn về năng lực công nghệ và các nhà hoạch định chính sách phải hình dung lại nền tảng tư tưởng của chiến lược thương mại trong nhiều thập kỷ. Thứ bị đe dọa không gì khác là một ngành công nghiệp trị giá 104 tỷ USD của Mỹ, tương đương với GDP của Angola và 3 triệu việc làm đi kèm. “Đó đã là một trò chơi toàn cầu. Chỉ là nhiều người chưa chú ý đến mà thôi”, Tu Le nói.

Nắm 2023, 1 triệu xe điện được bán ra lần đầu tiên tại Mỹ, tăng từ mức 918.000 chiếc vào năm 2022. Tuy nhiên, đã xuất hiện những dự báo về việc tăng trưởng doanh số trong các năm tới có thể giảm xuống. Để khắc phục, các hãng ô tô nhận ra họ phải thu hút khách hàng bằng các mẫu xe rẻ hơn.

Đầu tháng này, CEO của Ford là Jim Farley cho biết công ty đang tập trung toàn diện vào việc phát triển một mẫu xe giá rẻ hơn. Tesla thì hứa hẹn về một mẫu xe giá rẻ từ nhiều năm qua.

Trong khi người Mỹ mới bắt đầu tìm cách làm hài lòng nhiều đối tượng khách hàng khác nhau thì các thương hiệu Trung Quốc đã cho ra đời mọi loại xe điện mà bạn có thể tưởng tượng. Bạn muốn mọt chiếc xe điện giá 10.000 USD, hãy thử chiếc BYD Seagull. Bạn muốn một chiếc SUV sang trọng có thể nổi trên mặt nước, đó là BYD U8 Premium Edition. Muốn một thứ gì đó sang trọng hơn nữa, Chery đã tung một chiếc xe thể thao mang tên iCar, có giá 21.800 USD-58.000 USD.

Tất nhiên, vẫn có những vấn đề nhất định với chiến lược này. Trung Quốc đang có quá nhiều xe điện, quá nhiều nhà sản xuất. Họ cần mở rộng sang tác thị trường mới và “chìa khóa” ở chỗ họ có thể sớm làm điều đó trước khi phần còn lại của thế giới có thể bắt kịp hay không.

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc hiện phải đối mặt với nhu cầu nội địa chậm lại. Trung Quốc dự kiến đạt công suất 5 triệu xe (hầu hết là xe điện) vào năm 2025. Trong khi đó, doanh số trong nước dự kiến chỉ đạt 3,7 triệu xe.

Lượng xe sản xuất dư thừa đó cần một – hoặc một vài nơi nào đó để đi. Lựa chọn hợp lý nhất là đến phương Tây – đầu tiên là châu ÂU, nơi các rào cản thương mại hiện tại dễ dàng hơn, cuối cùng là Mỹ. Đó là lý do các thương hiệu như BYD, Chery và SAIC đều thảo luận với chính phủ Mexico để mở rộng hoạt động tại đó. Họ cần chỗ đứng tại Bắc Mỹ để bắt đầu chinh phục thị trường Mỹ.

Xe điện sản xuất ở Trung Quốc không đủ điều kiện được giảm thuế 7.500 USD theo Đạo luật Giảm phát. Tuy nhiên, chúng sẽ đủ điều kiện nếu được sản xuất ở Mexico và đáp ứng các yêu cầu cụ thể về nguồn cung cấp pin.

Không quốc gia nào muốn đánh mất ngành sản xuất ô tô của mình. Tại Brussels và Washington, sự trỗi dậy của ô tô Trung Quốc đã trở thành chủ đề đối thoại gai góc.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Ô tô bị cây đè trúng do bão Yagi được đền bù ra sao?

Bão Yagi dẫn đến nhiều cây xanh trên các tuyến phố bị gãy đổ, đè trúng xe ô tô đỗ dưới lòng đường gây hư hỏng nghiêm trọng. Nếu mua bảo hiểm vật chất, chủ xe sẽ được bồi thường trong tình huống này.

Đóng cửa 4 sân bay phòng siêu bão Yagi: Cập nhật ngay chuyến bay Vietjet Air, Bamboo Airways bị huỷ Không để chính quyền, người dân mất liên lạc: Nhà mạng “liên thông” sóng di động, ứng phó bão Yagi

BXH thương hiệu ô tô tại Việt Nam: VinFast mạnh nhất miền Bắc, Mercedes-Benz và Toyota có sức hút trên toàn quốc

Theo bảng xếp hạng do Decision Lab công bố, Toyota sở hữu sức khoẻ thương hiệu mạnh nhất trong ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Nếu chỉ tính riêng miền Bắc, VinFast là thương hiệu dẫn đầu.

Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô, doanh nghiệp nào hưởng lợi nhất? Một doanh nghiệp phân phối ô tô điện tại Việt Nam báo lỗ kỷ lục

Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP ngày 29/8/2024 quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi sơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính đề xuất mức lệ phí trước bạ ô tô trong nước vào tháng 7/2024 Thống nhất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng, ban hành trước 18/8

Xanh hóa ngành ô tô: Thách thức lớn nhất là nguồn vốn

"Để phát triển được ô tô điện, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn, cần phải có khối lượng tín dụng lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ thậm chí hàng tỷ đô la Mỹ với lãi vay thấp và kỳ hạn vay dài cho một lần đầu tư. Đây có thể coi là một trong những thách thức lớn của các doanh nghiệp ô tô ở Việt Nam", TS. Lê Xuân Nghĩa nhìn nhận.

Doanh số bán xe liên tục “cài số lùi”, Honda giảm giá mạnh loạt ô tô trong tháng 8 Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô, doanh nghiệp nào hưởng lợi nhất?

Vì sao các hãng ô tô lớn thay đổi kế hoạch sản xuất xe điện?

Doanh số bán xe điện ở Bắc Mỹ đang phải đối mặt với thực tế mới trên thị trường và các nhà sản xuất ô tô đang phải chuyển hướng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thực tế thay vì nhu cầu dự kiến.

Thống nhất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng, ban hành trước 18/8 Vay mua ô tô trong tháng 8/2024 ngân hàng nào để có lãi suất thấp nhất?

"Ông lớn" công nghệ Mỹ đẩy mạnh kế hoạch phục hồi

Tại triển lãm thương mại ngành công nghiệp trò chơi điện tử Gamescom đang diễn ra ở thành phố Cologne, Đức, Microsoft tổ chức gian hàng trò chơi điện tử lớn nhất từ trước đến nay để hu hút người chơi.

Đặt cược tất cả vào AI, 2024 sẽ là một năm "được ăn cả, ngã về không" của Microsoft Sự cố máy tính toàn cầu Microsoft gây tê liệt hoạt động ở nhiều lĩnh vực