Đứccho biết nước này có kế hoạch áp giới hạn giá năng lượng từ đầu năm 2023, một động thái quan trọng nằm trong kế hoạch ngân sách khổng lồ trị giá 200 tỷ euro (198 tỷ USD) nhằm giúp giảm bớt áp lực lạm phát cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Theo báo cáo của chính phủ, động thái can thiệp vào thị trường năng lượng trên sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2023 đối với ngành công nghiệp, còn đối với các hộ gia đình chậm nhất là ngày 1/3/2023.
Các nhà hoạch định chính sách sẽ "tìm cách" áp dụng mức giảm giá cho các hộ gia đình từ tháng 2/2023. Trong khi đó, theo kế hoạch, mức trần giá điện sẽ được áp dụng từ tháng 1/2023.
Chính phủ cũng sẽ thanh toán một lần để trang trải chi phí sưởi ấm cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào tháng 12/2022. Giới hạn giá sẽ được áp dụng đến hết tháng 4/2024.
Thủ tướng Olaf Scholz sẽ gặp thống đốc các bang vào cuối ngày 2/11 (theo giờ địa phương) để hoàn thiện các chi tiết của thỏa thuận.
Trước cuộc họp, người đứng đầu mỗi bang đã thúc giục chính phủ liên bang áp dụng giới hạn khí đốt cho các hộ gia đình sớm hơn.
Hendrik Wuest, người đứng đầu bang North Rhine-Westphalia, nói với tạp chí Der Spiegel rằng mọi người cần được bảo vệ trước tình trạng chi phí năng lượng tăng cao, đặc biệt là trong những tháng lạnh giá của tháng Một và tháng 2/2023, thời điểm hệ thống sưởi được sử dụng nhiều hơn.
Mức giá trần được đưa ra nhằm tiếp tục khuyến khích người dân tiết kiệm năng lượng dù cho việc giảm giá này là để hỗ trợ người tiêu dùng.
Kế hoạch “đơn thương độc mã” này của Đức, nhằm bảo vệ nền kinh tế trước việc giá năng lượng tăng cao, đã khiến các nước châu Âu lo lắng, những người thích có một giải pháp chung.
Trước đó ngày 31/10, Hiệp hội công nghiệp Đức BBI cho hay các kế hoạch này nên "tạo ra sự đảm bảo và giảm bớt lo lắng" cho doanh nghiệp và người dân.