Dư địa dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam và Đông Nam Á còn rất lớn

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á có tỷ lệ người dân chưa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng rất lớn, vì vậy tiềm năng phát triển còn nhiều.

Hoạt động chuyển đổi số hiện đang là một trong những mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp trên toàn cầu hướng đến. Lĩnh vực tài chính châu Á cũng không nằm ngoài xu thế này.

Một ví dụ điển hình cho thấy tiềm năng phát triển của ngân hàng số tại châu Á chính là đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của ngân hàng Rakuten của Nhật với giá trị cao nhất tại đất nước mặt trời mọc tính từ năm 2018, theo CNN.

Số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) vào năm 2018 cho thấy ước tính khoảng 70% người trưởng thành tại châu Á không có tài khoản ngân hàng, trong khi đó khoảng 65% các doanh nghiệp không được tiếp cận với bất kỳ hình thức tín dụng nào. Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á có tỷ lệ người dân chưa được sử dụng tài khoản ngân hàng cao nhất.

Theo Chương trình Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc, tăng cường phát triển dịch vụ tài chính là một trong những ưu tiên quan trọng. Các ngân hàng số tại châu Á hiện đang nổi lên như trụ cột giúp đạt được mục tiêu này trong khu vực.

Còn theo một nghiên cứu thực hiện mới đây bởi MasterCard, so với các khu vực khác trên thế giới, người tiêu dùng khu vực châu Á – Thái Bình Dương có mức độ chấp nhận cao nhất với các dịch vụ thanh toán số, ước tính đến 88% trong số họ đã từng sử dụng tối thiểu một loại công nghệ nào đó trong thương mại. Đại dịch COVID-19 dù gây ra nhiều tác động kinh tế nhưng lại được coi như cú huých quan trọng cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng số.

Ước tính khoảng 20% trong tổng số các ngân hàng số của thế giới hiện đang ở châu Á, phần đông được thành lập trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020. Tuy nhiên, mối lo chính của nhóm các ngân hàng này chính là lợi nhuận, vốn mới có chưa nhiều ngân hàng có được lợi nhuận. Không chỉ vậy, nhóm các ngân hàng số mới chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng thị phần liên quan đến giá trị tiền gửi và tín dụng.

Tuy nhiên, châu Á – Thái Bình Dương cho đến nay lại là điểm sáng của lợi nhuận ngân hàng số toàn cầu khi mà có đến 10/13 ngân hàng số đã có lãi tập trung ở khu vực này. Trung Quốc, Nhật và Singapore hiện đang sở hữu các ngân hàng số quy mô lớn nhất.

Báo cáo năm 2021 của McKinsey nhấn mạnh: “Trong khi các ngân hàng số ở nhiều khu vực địa lý khác chủ yếu là doanh nghiệp khởi nghiệp. Ngân hàng số châu Á đã có thâm niên và kinh nghiệm hoạt động khá vững vàng. Dù rằng đang đương đầu với nhiều thách thức, các ngân hàng số châu Á – Thái Bình Dương vẫn có nhiều lợi thế phát triển về quy mô”.

Các ngân hàng số tại châu Á cũng phải đương đầu với không ít thách thức. Trung Quốc là nước đầu tiên cấp phép ngân hàng số, sau đó đến Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia cũng đưa ra chính sách tương tự.

Trong khu vực, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam có phần nào chậm hơn trong phát triển dịch vụ ngân hàng số tuy nhiên tiềm năng phát triển còn rất lớn bởi tỷ lệ người dân còn chưa tiếp cận với dịch vụ ngân hàng còn rất cao.

Tuy nhiên, tiềm năng phát triển của dịch vụ ngân hàng số tại châu Á Thái Bình Dương còn rất lớn. Bởi theo nghiên cứu của PwC Strategy & Global Payments Model 2021, giá trị giao dịch thanh toán không tiền mặt của châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng rất nhanh và có thể sớm chiếm khoảng 50% tổng giá trị của toàn cầu.

Trong xu thế này, để mang đến cơ hội trao đổi kinh nghiệm và học hỏi về phát triển dịch vụ ngân hàng số cho các đối tác đến từ hàng chục quốc gia trên thế giới và Việt Nam, Diễn đàn ngân hàng số Temenos Regional Forum 2023: ASEAN sẽ được Tập đoàn Temenos tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 23 và 24/8/2023 tại khách sạn Marriot - Hà Nội.

Chương trình dự kiến quy tụ hơn 300 chuyên gia trong nước và quốc tế tiên phong trong chuyển đổi số ngân hàng đến từ Temenos và các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như AWS, Aspire, HID, Redhat,...

Năm 2023 đánh dấu mốc lần đầu tiên Diễn đàn Temenos Regional Forum cấp khu vực Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam, đây là một tín hiệu tích cực, thể hiện vị thế và tầm quan trọng của thị trường Việt Nam tại Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động như hiện nay.

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, năm 2022, kinh tế Việt Nam đã phục hồi và được coi là một điểm sáng của khu vực với mức tăng trưởng ấn tượng 8,02%, đồng thời ghi nhận quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ của hơn 95% tổ chức tín dụng trên toàn quốc.

Diễn đàn có sự góp mặt của Ông Craig Bennett - Giám đốc Điều hành Temenos APAC, ông Nick Edwards - Phó Giám đốc Vùng kiêm Tổng Giám đốc ASEAN Temenos APAC cùng hơn 50 chuyên gia Quốc tế khác đến từ Châu Á - Thái Bình Dương sẽ đưa ra các định hướng và dự báo giúp các ngân hàng nhanh chóng thích nghi với tình hình thực tế, cùng với đó mở ra các cơ hội tăng trưởng trong tương lai. Không chỉ mang đến các nhận định và xu hướng nổi bật, diễn đàn cũng giới thiệu các giải pháp công nghệ có tính đột phá, đã được chứng thực tại nhiều thị trường quốc tế.

Theo Lao động & Công đoàn

Đọc tiếp

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Đến ngày 30/11/2023, tín dụng đối với nền kinh tế đạt khoảng 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022 thấp hơn so với cùng kỳ các năm.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay và không có chuyện phải xin room tín dụng

Trong thời gian tới, dứt khoát không có chuyện ngân hàng phải xin room tín dụng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chủ động triển khai phân bổ hạn mức tín dụng một cách hợp lý nhất dựa trên nhiều yếu tố, đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, cắt giảm các loại phí không cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

BAC A BANK tiếp tục giảm lãi vay, đồng hành cùng doanh nghiệp

BAC A BANK tiếp tục giảm lãi vay, đồng hành cùng doanh nghiệp

Với nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp hiện thực hóa các cơ hội kinh doanh trong ngắn hạn, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) gia hạn Gói tín dụng “Vay ưu đãi - Lãi tri ân” và nâng tổng hạn mức Chương trình lên tới 5.000 tỷ đồng, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay hấp dẫn, cải thiện hiệu quả hoạt động để hướng tới chiến lược phát triển dài hạn.

Nhịp cầu doanh nghiệp

TS. Nguyễn Quốc Hùng: Phong toả khoản đặt cọc để tránh sử dụng tiền sai mục đích, dẫn đến vi phạm pháp luật

TS. Nguyễn Quốc Hùng: Phong toả khoản đặt cọc để tránh sử dụng tiền sai mục đích, dẫn đến vi phạm pháp luật

Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng, đã là các khoản “đặt cọc, thế chấp, bảo lãnh” cho bất kỳ nghĩa vụ nợ nào, về nguyên tắc đều phải “phong tỏa”, để tránh trường hợp dùng số tiền đó sử dụng sai mục đích, dẫn tới vi phạm pháp luật.

Hoàn thiện quy định pháp lý về chi trả tiền gửi được bảo hiểm

Hoàn thiện quy định pháp lý về chi trả tiền gửi được bảo hiểm

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi đang được Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề, trong đó, có đại biểu đặt vấn đề xem xét bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) để thực hiện tốt vai trò trong quá trình tái cơ cấu các TCTD; nhất là trong việc chi trả cho người gửi tiền được bảo hiểm khi ngân hàng phá sản.

Thanh toán mã QR lên ngôi, ngân hàng đưa "công cuộc quét mã" ra cả nước ngoài

Thanh toán mã QR lên ngôi, ngân hàng đưa "công cuộc quét mã" ra cả nước ngoài

Hiện nay, thanh toán bằng mã QR đã trở nên phổ biến tại Việt Nam. Không dừng lại liên kết với các điểm bán hàng tại Việt Nam, các ngân hàng cũng đang tăng cường triển khai phương thức thanh toán bằng mã QR xuyên biên giới. Ngân hàng số Digimi của Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) là một trong số ít các ngân hàng có tiện ích này và BVBank không tính phí chuyển đổi ngoại tệ.

Chat với BizLIVE